Thế nào là phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học theo hướng trải nghiệm?

phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học

Các phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học hiện đại có rất nhiều thể loại và ngày càng được nhiều trường Tiểu học tại Việt Nam nghiên cứu áp dụng. Trong số đó, học tập dựa trên trải nghiệm (Experiential learning) nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho thầy cô các thông tin cơ bản về phương pháp này.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học chú trọng trải nghiệm: Khái niệm, lợi ích và cách thức

Ở phần đầu, chúng ta sẽ cùng làm quen với định nghĩa học tập dựa trên trải nghiệm và mô hình vận hành của nó. Tiếp đến, bài viết sẽ chỉ ra các lý do vì sao cách dạy và học này nên được phổ biến rộng khắp. Cuối cùng sẽ là một số cách thức gợi ý giúp giáo viên từng bước ứng dụng phương pháp này.

phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học dựa trên trải nghiệm được định nghĩa như thế nào?

Học tập dựa trên trải nghiệm (Experiential learning - EL) là lý thuyết được phát triển bởi nhà giáo dục người Mỹ David A. Kolb. Đây là quá trình học tập thông qua thực hành, trải nghiệm. Bằng cách tham gia vào các trải nghiệm thực tế, các em học sinh có thể kết nối tốt hơn các lý thuyết và kiến ​​thức đã học trong lớp với các tình huống bên ngoài sách vở.


Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học dựa trên trải nghiệm bao gồm 2 phần là Chu trình học trải nghiệm (Experiential learning cycle) và phong cách học trải nghiệm (Experiential learning styles).

Experiential learning cycle
  1. Chu trình học trải nghiệm

Experiential learning cycle là một quy trình học tập gồm 4 bước xoay vòng: Trải nghiệm thực tế (Experiencing) - Phản ánh (Reflecting) - Suy nghĩ (Thinking) - Hành động (Acting).


Đầu tiên, các em học sinh sẽ được trải nghiệm thực tế (ví dụ: Tiến hành thí nghiệm minh họa, dùng thử, tham quan, thực hành), sau đó đưa ra các phản hồi và thắc mắc về những gì mình vừa thử qua khi đối sánh với kiến thức được học. Tiếp đến, các em sẽ suy ngẫm về điều đã học, dẫn đến bước hành động, rồi lại tiếp tục thử nghiệm cái mới dựa trên tiền đề là cái cũ.

Experiential learning cycle

2. Phong cách học tập trải nghiệm

Tuy phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học EL chỉ có 1 chu trình 4 bước cốt lõi, nhưng nó lại có đến 9 cách tiếp cận khác nhau, bao gồm:


  • Trải nghiệm (Experiencing): Học sinh có thiên hướng học tập cộng tác và làm việc nhóm tốt;

  • Tưởng tượng (Imagining): Học sinh có sự sáng tạo cao, đồng thời thể hiện sự đồng cảm cho người khác;

  • Phản ánh (Reflecting): Học sinh có sự kiên nhẫn, cẩn thận. Các em lắng nghe với tinh thần cởi mở và biết xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh;

  • Phân tích (Analyzing): Học sinh có tư duy phản biện cao và thích đào sâu chi tiết;

  • Tư duy (Thinking): Học sinh suy nghĩ logic và biết cách diễn đạt ý tưởng hiệu quả;

  • Quyết đoán (Deciding): Học sinh suy nghĩ thực tế và trực diện vấn đề;

  • Hành động (Acting): Học sinh luôn chủ động bắt tay vào thực nghiệm và có tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ;

  • Khởi xướng (Initiating): Học sinh năng động, có tinh thần thi đấu cao và hào hứng trước mọi thử thách;

  • Cân bằng (Balancing): Học sinh có khả năng quan sát tốt và có khả năng kết nối các thành viên trong nhóm. Các em khá tháo vát và thích ứng tốt.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học dựa trên trải nghiệm mang lại những lợi ích nào?

Được xem là một trong những sáng kiến khá nổi bật trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học tập trung trải nghiệm giúp ích khá nhiều cho quá trình học hỏi của học sinh Tiểu học, cụ thể là 5 lợi ích sau:


  1. Tiếp thu kiến thức tốt: Qua việc vận dụng, học sinh sẽ thực tế hóa các lý thuyết trong sách vở, từ đó hiểu rõ hơn và nhớ lâu hơn.

  2. Có thêm hiểu biết về thế giới và cộng đồng xung quanh: Trong quá trình trải nghiệm, học sinh không chỉ tìm hiểu bài học mà còn có dịp mở rộng kiến thức đời sống.

  3. Có cái nhìn rõ hơn về năng lực, kỹ năng và xu hướng học tập của bản thân. Từ đó, các em sẽ có các điều chỉnh và phát triển để luôn học tập tốt.

  4. Làm việc nhóm nhiều hơn. Các dự án trải nghiệm thường được tổ chức theo nhóm, tạo điều kiện cho các em cùng học, cùng tiến bộ.

  5. Phát triển đa dạng kỹ năng:

  • Kỹ năng làm việc nhóm;

  • Kỹ năng lãnh đạo;

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề;

  • Tư duy phản biện;

  • Tư duy sáng tạo.


>> Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục STEAM là gì?

4 gợi ý giúp thầy cô bắt đầu phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học theo kiểu trải nghiệm

Khi mới bắt đầu đưa phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học này, thầy cô có thể bắt đầu với 4 việc sau đây:

Lên kế hoạch cụ thể
  1. Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng

Giáo viên cần xác định rõ đâu là mục tiêu tổng quát, chủ đề chung, ý tưởng cụ thể, thời gian và địa điểm thực hành. Mục tiêu ở đây có thể là bài học, nhưng cũng có thể là rèn luyện kỹ năng hoặc hướng về cộng đồng.

cảm hứng, ý tưởng

2. “Truy tìm” cảm hứng, ý tưởng

Giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học này bằng cách chia học sinh thành nhóm nhỏ và tổ chức một buổi lên ý tưởng thực hiện. Giáo viên nên khuyến khích các em lấy chất liệu từ cuộc sống hằng ngày.

bạn đồng hành

3. Thầy cô là bạn đồng hành, không phải chỉ huy

Để trải nghiệm của các em được “cá nhân hóa”, thầy cô nên trao quyền cho các em tự mình xây dựng dự án. Thầy cô sẽ đi bên cạnh quan sát và hỗ trợ khi cần.

Sự phản ánh

4. Sự phản ánh là chìa khóa thành công

Phản ánh ở đây chỉ việc học sinh trình bày những gì mà các em đã trải nghiệm/tìm ra/hiểu ra được trong suốt quá trình vận dụng hay thử nghiệm. Bên cạnh những gì học được, các em còn cũng có thể đưa ra các phản biện, thắc mắc hoặc các ngoại lệ/mâu thuẫn của một lý thuyết nào đó khi đưa vào thực tế.

>> Cần chuẩn bị gì khi trẻ vào lớp 1 không bị bỡ ngỡ và hòa nhập tốt hơn?

Tóm lại, Experiential learning là cách làm khuyến khích học tập chủ động và học tập trọn đời, giúp các em tìm thấy nguồn cảm hứng học hỏi từ vạn vật xung quanh. Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học này nên được phát triển và nhân rộng ở mọi cấp học và mọi lĩnh vực học tập.