CLIL - Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học cho bộ môn ngoại ngữ

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học đang được áp dụng ngày một nhiều tại các trường với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Một trong những bộ môn được thực hiện tích hợp sớm nhất phải kể đến Tiếng Anh, dưới hình thức tích hợp việc học ngoại ngữ vào ngữ cảnh cụ thể. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách dạy học này trong bài viết dưới đây nhé.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học môn ngoại ngữ là gì? Nó đem lại các lợi ích và thách thức nào?

Cách tích hợp tiếng Anh và một nội dung môn học cụ thể gọi là phương pháp CLIL. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về khái niệm, lợi ích, thách thức của phương pháp này, cũng như cách thức đưa nó vào giảng dạy thực tế.

Định nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học cho môn tiếng Anh là gì?

Phương pháp tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning - CLIL)

Phương pháp tích hợp Nội dung và Ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning - CLIL) là chỉ việc dạy học ngoại ngữ kèm thông qua một môn học nhất định. Ví dụ, học Toán bằng tiếng Anh, học STEAM bằng tiếng Anh… CLIL không phải là một phương pháp giúp đơn giản hóa nội dung bài học hay dạy lại những thứ mà học sinh đã biết bằng một ngôn ngữ mới. Các khóa học CLIL phải thực sự tích hợp ngôn ngữ và nội dung học thuật khác.

Vậy đâu là đối tượng thích hợp nhất cho phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học CLIL? Trên thực tế, nó có thể áp dụng cho học sinh ở mọi lứa tuổi, từ cấp Tiểu học đến Đại học và còn hơn thế nữa. Tuy nhiên, CLIL thường được áp dụng rộng rãi nhất ở cấp Tiểu học và Trung học.

Vậy đâu là đối tượng thích hợp nhất cho phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học CLIL? Trên thực tế, nó có thể áp dụng cho học sinh ở mọi lứa tuổi, từ cấp Tiểu học đến Đại học và còn hơn thế nữa. Tuy nhiên, CLIL thường được áp dụng rộng rãi nhất ở cấp Tiểu học và Trung học.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học cho môn tiếng Anh mang lại các hiệu quả và thách thức nào?

Nhiều giáo viên xem CLIL là một cách học ngôn ngữ tự nhiên và hiệu quả. Khi học sinh có bối cảnh thực tế để học ngôn ngữ, các em thường có nhiều động lực hơn để học, vì để có được kiến thức, các em buộc phải hiểu ngôn ngữ.

Ngoài ra, các lớp học CLIL sẽ thu hút học sinh chủ động tìm hiểu ngoại ngữ hơn, đặc biệt là khi các em yêu thích môn học đi cùng. Ví dụ, các học sinh say mê môn Toán sẽ có động lực học tiếng Anh hơn khi nó được dạy kèm với môn Toán.

Phương pháp này còn có khả năng giúp việc học ngôn ngữ trở về đúng bản chất của nó, chính là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp và học hỏi tốt hơn. Các em sẽ nhận thấy được tính ứng dụng của ngoại ngữ, không còn xem môn học này một bộ môn chỉ học để lấy điểm nữa.

Cuối cùng, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học này giúp học sinh mở rộng vốn từ về một lĩnh vực nhất định. Vì không phải từ ngữ chuyên ngành nào cũng phổ biến và dễ tiếp cận trong giao tiếp thường nhật.

Tuy nhiên, để đạt được các hiệu quả kể trên, đòi hỏi giáo viên phải đối mặt với một số khó khăn bước đầu sau đây:

  • Vì CLIL tập trung khai thác một chủ đề môn học nhất định nên giáo viên ngoại ngữ cũng cần trang bị cho mình các kiến ​​thức về các môn học đó để giảng dạy hiệu quả.

  • Giáo viên cũng cần bố trí lớp học một cách cẩn thận để học sinh hiểu được nội dung của bài học, cũng như ngôn ngữ.

  • Cuối cùng, tài liệu, giáo trình học tập cũng cần được lựa chọn, biên soạn kỹ càng sao cho dễ tiếp cận và gây được hứng thú với học sinh.

Ứng dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học cho môn tiếng Anh như thế nào?

Với các thách thức hiện hữu ở trên thì một chiến lược dạy học bài bản là rất cần thiết khi áp dụng CLIL. Theo giáo trình 4Cs của Coyle (1999), một lớp CLIL thành công cần bao gồm bốn yếu tố sau:

Nội dung (Content): Bao gồm các kiến ​​thức, kỹ năng và hiểu biết liên quan đến cả tiếng Anh và bộ môn đi kèm;


Giao tiếp (Communication): Ngôn ngữ vừa là công cụ để học hỏi kiến thức, vừa là nội dung chính của bài học;


Nhận thức (Cognition): Phát triển các kỹ năng tư duy liên kết trong tiếp thu kiến thức môn học và kỹ năng ngôn ngữ;

Văn hóa (Culture): Tìm hiểu các khía cạnh khác của môn học dưới góc độ của Anh ngữ.

Nếu 4Cs giúp giáo viên hình dung chất lượng cần có của một bài học phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học CLIL thì mô hình thang tư duy Bloom sẽ giúp thầy cô xây dựng được một lộ trình học đúng chuẩn cho các em. Mô hình Bloom’s Taxonomy phân loại các mục tiêu học tập và sắp xếp các kỹ năng theo thứ bậc, từ kỹ năng tư duy bậc thấp (LOTS) đến bậc cao (HOTS). 6 cấp bậc từ thấp đến cao của thang tư duy Bloom bao gồm:

  1. Ghi nhớ: Khả năng hồi tưởng các kiến thức và khái niệm cơ bản;

  2. Hiểu: Có khả năng phân loại, mô tả, thảo luận, định nghĩa, định vị, nhận biết, báo cáo, chọn lọc, dịch thuật một nội dung kiến thức nào đó;

  3. Áp dụng: Sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn;

  4. Phân tích: Phân biệt, tổ chức, liên hệ, so sánh đối chiếu, kiểm tra, thử nghiệm một nội dung kiến thức;

  5. Đánh giá: Đưa ra các nhận định đa chiều về một nội dung;

  6. Kiến tạo: Phát triển và tạo ra thành quả/sản phẩm từ cái đã học.

Bằng cách làm theo mô hình này, giáo viên có thể sắp xếp và bố trí nội dung giảng dạy và khung chương trình sao cho phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh, để đảm bảo các em đi từ bước cơ bản nhất là ghi nhớ, cho đến bước cao nhất là sáng tạo.