Phật Học Phổ Thông.V.53 Duy Thức Tông (Phật giáo Trung Hoa)

A- MỞ ĐỀ:

I.- Duyên Khởi Lập Tông

Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi.

Nếu con người hiểu rõ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi.

Ðể phá trừ hai món chấp thật ngã thật pháp, Ðức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tông hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.

———————————————————————————————————

II.- Ðịnh Nghĩa

Tôn này thuộc về Bắc Tông, phân-tách vũ-trụ, vạn hữu đều do thức biến hiện.

Duy thức tông, hay Pháp tướng tông, như danh từ đã chỉ định, không nói về tâm tánh chơn như, mà chỉ nói về tướng của thức, tức cũng là tướng của pháp. Biết rằng từ chơn vọng hòa hiệp biến thành hình tướng thức A-Lại-Da, rồi tư thức A-Lại-Da sanh ra các tướng tâm-pháp .v.v...tôn này quán-sát hành tướng của các pháp ấy, nên gọi là Pháp-tướng tông .

Ðứng về phương diện nguyên nhân mà nghiên cứu, tôn này chủ trương rằng vũ trụ vạn hữu, hay là tất cả các pháp đều do duy thức biến hiện, ngoài thức không còn một yếu tố nào khác nữa nên gọi là Duy thức tông .

Vậy Pháp-tướng tông hay Duy thức tông cũng đều để gọi pháp-môn mà tôn-chỉ chỉ là nghiên cứu, quan-sát hành-tướng và nguyên nhân sanh-khởi của vạn pháp. Nguyên nhân sanh-khởi ấy là Thức .

——————————————————————————————————————

III.- Căn Cứ các kinh sách Sau Ðây Lập Ra Duy Thức Tông

Như tất cả các tông phái khác, Duy-thức tông cũng căn cứ vào căn luận của Phật mà được thành lập ra. Ðó là 6 bộ kinh và 11 bộ luận sau đây:

Hai vị có công lớn trong việc phát-triển tôn này ở Ấn Ðộ là hai anh em nhà Vô-trước và Ngài Thế-thân. Ngài Vô-trước dựa theo bộ Du-già Sư-địa làm ra bộ luận Hiển-dương Thánh-giáo , và Nhiếp Ðại-thừa . Ngài Thế-thân lại có công đức lớn lao hơn nữa, tóm tắc lại nghĩa lý Duy-thức, thành bộ luận Duy thức tam thập tụng . Về sau, có mười vị Ðại Luận-sư, sớ giải bộ Duy-thức tam-thập tụng, làm thành mười bộ luận chính về Duy-thức .

Ðến đời Ðường, Ngài Huyền-trang từ Trung Hoa sang Ấn Ðộ thỉnh kinh và tham-cứu về Phật Giáo. Môn học sở trường của Ngài là Duy-thức. Sau khi trở về Trung Hoa, Ngài lượm-lặt tinh-hoa của 10 bộ đại luận nói trên, dịch thành Hán-văn, dưới nhan đề là: Thành Duy thức Luận , gồm cả thảy 10 quyển. Ngài Khuy cơ là đệ-tử lớn của Ngài Huyền-trang sớ-giải thêm rỏ nghĩa-lý bộ Thành Duy-thức Luận làm ra thành 60 quyển, dưới nhan đề là Thành Duy thức thuật ký .

Tóm lại, ở Ấn Ðộ, vị có công lớn nhất trong sự phát huy Duy-thức tông là Ngài Thế-thân. Còn ở Trung Hoa, vị có công lớn nhất trong việc truyền bá Duy-thức tôn là Ngài Huyền-trang.

————————————————————————————————-

Về phương diện sách vở dạy về Duy-thức, từ xưa đến nay được các học giả xem là chánh-tông Duy-thức, thì có ba bộ sau đây:

1.- Ðại thừa Bá pháp minh môn luận (tác giả là Ngài Thế-thân). Nội dung bộ luận này giải-thích các danh từ chuyên-môn của Duy-thức, nói rỏ 100 pháp và hai món vô-ngã. Người học Duy-thức nếu không học bộ luận này trước, thì không dễ gì hiếu được Duy-thức (bộ luận này đã được dịch ra tiếng Việt và chúng tôi lấy nhan đề là: Duy thức nhập môn).

2.- Duy-thức tam thập tụng (cũng do Ngài Thế-Thân tạo ra). Trong bộ luận này Ngài Thế-Thân dùng 30 bài tụng để giải thích về nghĩa lý chánh của Duy-thức, luận này chia làm bốn phần:

a). Phần thứ nhất nói về ba chức năng-biến:

-Thức năng-biến thứ nhất là thức A-lai-da (thức tứ tám).

-Thức năng-biến thứ hai là thức Mạt-na (thức thứ bảy).

-Thức năng-biến thứ ba là sáu thức năng trước.

b). Phần thứ hai nói về các tâm-sở:

-Biến-hành (5 món)

-Biệt-cảnh (5 món)

-Thiện (11 món)

-Căn-bổn phiền-não (6 món)

-Tùy phiền-não (20 món)

-Bất-định (4 món).

c). Phần thứ ba giải-đáp các nghi vấn:

-Làm sao biết được phận-vi sanh-khởi của các thức?

-Nếu không có ngoại cảnh, thì sao có sanh tử và các sự phân biệt?

-Nếu không có ngoại cảnh, thì sao có chúng hữu-tình sanh-tử?

-Nếu chỉ thức tạo sao Phật lại nói có ba tánh?

-Nếu có ba tánh, tại sao Phật nói ba món vô-tánh?

d).Phần thứ tư nói về đệ tứ Duy-thức:

Từ khi phát tâm tu Duy-thức cho đến khi chứng được Duy-thức tánh thành Phật, hành-giả phải trải qua năm địa vị, thứ lớp như sau đây:

-Vị Tư-lương (như lương thực cửa người đi đường).

-Vị gia hạnh (gia công tấn hàng).

-Vị thông-đạt (thấu suốt đường lối).

-Vị tu-tập (tu-hành tập-luyện).

-Vị cứu cánh (đến cùng tột địa vị tu chứng).

3.- Bát thức qui cũ tụng (tác giả là Ngài Huyền-trang). Nội dung của quyển này, Ngài Huyền-trang dùng 12 bài tụng để toát yếu lại nghĩa-lý Duy-thức, gồm có bốn phần:

a). Phần thứ nhất nói về năm thức đầu

b). Phần thứ hai nói về thức thứ sáu .

c). Phần thứ ba nói về thức thứ bảy

d). Phần thứ tư nói về thức thứ tám.

Mỗi một phần có ba bài tụng, hai bài tụng đầu nói hành-tướng các thức, khi hành-giả còn ở địa vị phàm-phu; bài tụng thứ ba nói hành-tướng các thức, khi lên quả-vị Thánh.

Tóm lại, ba bộ luận trên này, người muốn học Duy-thức, không thể bỏ qua được.

————————————————————————————————————

IV.- Chủ Trương Của Duy Thức Tông

Chủ-trương của Duy-thức tông là phá trừ vọng chấp ngã, pháp (biến kế sở chấp), bằng cách chỉ cho chúng sanh thấy tất cả các pháp đều nương nơi thức hiện ra (y-tha khởi), và mục dích cuối cùng là đưa chúng sanh trở về với tánh chân thật (viên-thành thật). Thế-giới hiện-tượng này, vì mê-mờ, chúng ta tưởng là chắc thật, nhưng theo chủ trương của Duy-thức học, thì vũ-trụ vạn-hữu đều là Duy-thức biến-hiện. Cũng như sơn hà, đại địa trong cảnh chiêm bao, không có cảnh vật ấy.

Vậy, nếu chỉ cho chúng sanh thấy được một cách rõ ràng, vũ-trụ vạn-hữu do thức biến-hiện ra như thế nào, thì chắc chắn chúng sanh sẽ không còn chấp thật ngã, thật pháp nữa. Cũng như khi biết cảnh vật trong chiêm bao là do tâm mà ra thì không còn mê muội nơi cảnh chiêm-bao nữa. Mà không còn chiêm-bao tức đã thức-tỉnh. Cũng thế, khi không còn chấp thật ngã, thật pháp nữa, tất sẽ thấy được cảnh chân-thật của vũ-trụ vạn-hữu, (tánh viên thành-thật) . đó là chủ trương của Duy-thức tôn.

Nói một cách vắn tắt, chủ trương của Duy-thức tôn là quy vũ-trụ vạn-hữu trở về Duy-thức tướng, rồi từ Duy thức tướng trở về Duy thức tánh (tâm chơn-như hay tánh viên-giác).

———————————————————————————————-

V.- Thành Phần Của Hiện Tượng Giới

(vũ-trụ vạn-hữu gồm cả tâm và pháp ).

Phân Loại Theo Duy Thức Tông

Hiện tượng giới, tức là vạn sự vạn vật trong vũ-trụ (gồm cả tâm lẫn vật), tuy nhiên không thể kể xiết được, nhưng dưới nhãn-quan của nhà Duy-thức học, có thể phân ra thành năm loại; năm loại này lại chia thành 100 thành phần hay 100 pháp.

Năm loại lớn ấy là:

1.- Tâm vương tức là tướng của thức, thuộc về tâm-giới.

2.- Tâm sở tức là dụng của thức, cũng thuộc về tâm-giới.

3,- Sắc pháp tức là cảnh-tượng của thức, thuộc về sắc-giới.

4.- Bất tương ứng hành tức là phận-vị sai khác của thức, không phải thuộc hẳn về tâm mà cũng không thuộc về sắc-giới, nhưng gồm cả hai phần mà thành.

5.-Vô vi tức là tánh của thức, cũng gọi là chơn như

Bốn loại trên: tâm-vương, tâm-sở, sắc-pháp, bất tương ưng hành đều thuộc về " hữu vi",tức là " tướng ,có sanh diệt. Loại thứ năm, là pháp "vô vi", không sanh diệt, không tạo tác, tức là " tánh " của các pháp, hay chơn như. Năm loại trên đây, mỗi loại lại chia làm nhiều thành phần, có những tác dụng hành tướng riêng biệt, mà chúng ta cần nghiên cứu kỷ sau đây:

—————————————————————————————————

1.-Tâm vương

Tâm vương gồm có tám món, mỗi món có những đặc tánh, khả năng và nhiệm vụ riêng biệt, như mỗi ông vua làm chủ mỗi nước, nên gọi là tâm vương. Tám phần của tâm vương là:

a) Nhãn thức b) Nhĩ thức c) Tỹ thức d) Nhận thức đ)Thân thức e)Ý thức h)A-lại da thức

Chúng ta có năm giác quan, mỗi giác quan có một sỡ năng, một cái biết riêng: khi ta nhìn một cái hoa, biết cái hoa ấy màu vàng hay đỏ v.v...cái biết ấy thuộc về con mắt, nên gọi là nhãn thức. Khi chúng ta nghe đàn, biết tiếng đàn ấy cao hay thấp, to hay nhỏ v.v...cái biết ấy thuộc về tai, nên gọ là nhĩ thức. Khi ta ngữi một mùi gì, biết được mùi ấy thơm hay hôi, cái biết ấy thuộc về mũi, nên gọi là tỷ thức. Khi chúng ta nếm một món ăn gì, biết được món ăn ấy mặn hạy lạt, chua hay ngọt, cái biết ấy thuộc về lưỡi, nên gọi là thiệt thức. Khi chúng ta đụng vào một vật gì, biết vật ấy cứng hay mềm, nóng hay lạnh, cái biết ấy thuộc về thân thể, nên gọi là thân thức. Năm cái biết trên này: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt và Thân thức, thuộc về năm giác quan bên ngoài nên chúng ta dễ nhận.

Ba cái biết sau này: Ý thức, Mạt na thức, A lại được thức, thuộc về nội tâm, và theo thứ lớp, ẩn sâu vào trong, tế nhị hơn, nên khó nhận khó biết. Tuy thế, đối với nhà duy thức học, người ta cũng có thể nhận biết được rành rẽ hành tướng, phân biệt được phạm vi hoạt động, sở trường, sở đoản và công năng của mỗi thứ. Trước tiên, chúng ta nói đến thức thứ sáu hay "Ý thức".

——————————————————————————————————-

Ý thức có hai phạm vi hoạt động

Khi nào ý thức hiệp với năm thức trước, tiếp xúc với cảnh, thì gọi là " Ngủ của ý thức", hay là " Minh liễu ý thức". Trong lúc mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v...mà không có ý thức phụ vào (để ý) thì mặc dù mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, nhưng thấy nghe không được rõ ràng.

Sách nho chép: "Tâm bất tại diên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn" ( nếu không chú ý, thì dù xem cũng chẵng thấy, lắng cũng chẵng nghe). Trái lại, khi có ý thức phụ vào, thấy nghe v.v...đều minh bạch.

Khi nào ý thức làm việc một mình, không cùng hợp tác với năm thức trước, thì gọi là "Ðơn độc ý thứ" hay "Ðộc đầu ý thức".như trong lúc năm thức trước không tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị và xúc, mà trong tâm trí vẫn lưu lại bóng dáng (pháp trần) của năm trần. Khi chúng ta nhớ tưởng lại, thì cảnh ngũ trần in như hiện rõ ràng ở trước, đó là công dụng của " Ðộc đầu ý thức". Thức thứ sáu này, khi tính tóan, suy nghĩ việc gì, thiện hay ác, cũng đều lanh lợi đảm đang hơn các thức khác, nên trong duy thức nói:" Công vi thủ, tội vi khôi"( Công nó đứng đầu, mà có tội nó cũng đứng đầu).

Thức thứ sáu, tuy sở trường là khôn ngoan lanh lợi, nhưng lại có sở đỏan là bất thường, không phải lúc nào cũng hiện diện, mà lại có khi gián đoạn, ẩn phục, như trong lúc bị chụp thuốc mê, chết giả, ngủ say, hay nhập vô tưởng định v.v... Qua những giai đọan ấy, ý thức lại hiện trở lại. Vậy trong lúc ý thức không hiện, nó núp ở đâu?

Theo duy thức, khi đó, thức thứ sáu trở về gốc của nó là ý căn, tức là thức thứ bảy hay thức Mạt na. Theo tâm lý học thì cũng có thể gọi là tiềm thức. Thức thứ bảy này có hai công năng: Chấp ngã; Làm căn bản cho Ý thức thứ sáu.

có công là đem các pháp hiện hành bên ngoài truyền vào tạng thức và đem các pháp chủng tử bên trong tống ra ngoài nên nó có tên là truyền tống thức. Sự chấp ngã của thức này, có thô và tế khác nhau. Khi nào để ý bảo thủ bản ngã, như khi ra trận bắn nhau với địch quân, khi đánh lộn, hay tìm một kế gì để sanh nhai, thì sự chấp ngã ấy thuộc về thức thứ Sáu. Thực ra không có lúc nào chúng ta không chấp ngã, sự chấp ngã vẫn thường trực trong chúng ta .

Nhưng nó âm thầm, sâu kín, tiềm trực, nên chúng ta không nhận thấy được. Ðến lúc bất ngờ, đột nhiên xãy ra một sự việc gì đó có nguy hại đến tánh mạng ta, như bất thần có người rình rập, hay đi ra đường bị nhành cây gãy sắp rơi xuống đầu... Trong những lúc ấy, tuy thức thứ Sáu không kịp để ý can thiệp, đối phó mà ta vẫn tự tránh né, bảo thủ cái ngã. Ðó là tự chấp ngã của thức thứ bảy.

Ngoài bảy thức nói trên, còn có một thức thứ tám tế nhị, sâu kín mênh mông hơn nữa, đó là thức A lại da, Tàu dịch là tàng thức, nghĩa là thức Tích chứa.

Từ nhỏ đến lớn chúng ta đọc rất nhiều sách, tiếp xúc với nhiều sự vật, rồi thời gian cứ tuần tự trôi qua, chúng ta tưởng đã quên mất rồi. Thế mà không! Mỗi khi ngĩ dến thì danh từ, hình ảnh của những vật xưa củ hiện ra rỏ ràng như một cuốn phim quay lại ở trước mắt. Những danh từ hình ảnh ấy, vì sao mấy chục năm qua mà vẫn còn lại? Tất nhiên phải có một cái kho vô tận chứa lại, nên mới không mất vậy ! Kho vô tận này trong duy thức tôn gọi là tàng thức (thức chứa). Ðể cho dễ nhớ hành tướng và công năng của tám thức nói trên, cổ nhân có làm bài kệ rằng:

2.- Tâm sở (xem: Phật Học Phổ Thông.V.53.1 Duy thức Tông (Phật giáo Trung Hoa)