Chơn ngã bách khoa toàn thư.

Ái ngã luận (bài làm số 20) http://chonnga.blogspot.com/  

1. Dựa đề 1:

 

Phiền não là Bồ đề  

        Tất cả những sự lo nghĩ thuộc phạm vi lợi kỷ đều do tâm phát sanh ra việc nghĩ tưởng, những điều lợi ích riêng cho mình, cho thân tộc mình, cho cái ta bẩn thỉu, đó là PHIỀN NÃO. Vì thế nên những điều nghĩ tưởng của nhân loại, chúng sanh trên phạm vi tư lợi, tự giác, Đức Lục Tổ Huệ Năng cho đó là phiền não.

 

            Trái lại, cũng với trí huệ đó con người nghĩ tưởng những điều lợi ích cho toàn thể chúng sanh, vì chúng sanh mà hành động chớ không phải riêng cho cá nhân, thì họ ở trong cảnh trạng BỒ ĐỀ. Thế nên Lục Tổ nói phiền não tức Bồ đề.

 

            Nhập Bồ Đề Tâm tức là học làm Phật và có học Phật mới tiến được đến lãnh vực NHẬP PHẬT TRI KIẾN.

 

            Khi thể hiện Phật tánh liên tục tức là đã thành Phật như Phật. Đó là trạng thái Như Như. Người và chúng sanh đều có thể hiện Phật tánh, nhưng chỉ ở trong tình trạng vô ý thức, trong tình trạng bất ngờ, trong tình trạng vô tri, vô giác. Trạng thái ấy chỉ phát hiện trong lúc tâm tư con người được thanh tịnh và thư thái nhứt trong đời sống.... không bị quay cuồng theo giòng tư kỷ.

 

Bình luận.1: Sự thật phiền não tức là ngã tánh. Nếu không Thiền-định, thì không có trí huệ, Người đã thông suốt trí huệ, tất nhiên cũng thông suốt các phiền não. Thấy được phiền nào thì mới diệt phiền nảo, khi không còn phiền nảo, tâm thanh tịnh sẽ hiện thị.

 

            Con người thể hiện được Phật tánh là khi nào đã thoát ra ngoài vòng tư kỷ, tư lợi, xa lìa được cái ta bẩn thỉu, xa lìa tư dục.

Nếu con người chưa an trụ được trong cảnh giới Đại Định thì khó có thể hiểu được câu: “Phiền não tức Bồ Đề”.

 

Bình luận.2: Vậy người mới tu Thiền, thì không nên theo kinh thuyết, mà phá chấp bậy bạ, khi chưa quán triệt được sự phân biệt giữa kiến thức và tuệ thức.

 

Nếu chưa rõ tột lý câu Phiền não tức Bồ Đề thì chưa “NHẬP BỒ ĐỀ TRI KIẾN”.

Từ chỗ Tri kiến Bồ Đề Tâm đến chỗ “thể hiện Phật tánh” nó chỉ một liên quan mật thiết, mà Thiền gia an trụ trong ĐẠI ĐỊNH mới có thể đọc đuợc sự liên quan đó trong quyển kinh VÔ TỰ của Đạt Ma Sư Tổ mới có thể thấy được điều ấy nơi “Chánh pháp nhãn tạng” mà Phật đã phó chúc cho ông Đại Ca Diếp.

 

            Khi một niệm phát sanh duyên theo đời thì đó là phiền não và niệm niệm như thế liên tục mãi, thì con người cứ luân chuyển mãi theo bánh xe luân hồi. Khi bánh xe luân hồi cứ mãi quay thì con người không sao thoát ly ra được. Con người vì thế bị trói buộc vào bánh xe luân hồi, bằng những sợi dây vô hình. Những sợi dây đó tức là phiền não, là những tư tưởng, những niệm duyên theo ĐỜI.

Muốn dứt sự luân hồi thì phải dứt niệm duyên theo ĐỜI, và đồng thời xoay niệm đó theo ĐẠO.

 

Bình luận.3: Nếu đã dứt duyên theo đời, tức là không nói, không nghĩ thị phi và cách ly luôn với người. Còn ngược lại. Thì còn cái “Tình”. Nên tu mà không thấy mình tu, mới là tu. Hay “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”.

 

            Có nhiều sách viết vắn tắt “muốn dứt phiền não, muốn dứt luân hồi thì phải dứt niệm”. Đó là sai lầm! Nếu dứt niệm tức là xác thân đâu còn hoạt động lúc bấy giờ hành giả đã chết rồi.

            Nhiều Thiền gia sơ cơ tưởng dứt niệm là an trụ vào ĐẠI ĐỊNH. Thật ra cái nghĩa đó là chấm dứt tất cả mọi điều nghĩ tưởng tức là tập trung tư tưởng đến chỗ rốt ráo.

 

            Khi tất cả tư tưởng đều vắng lặng chỉ còn một tư tưởng duy nhất thánh thiện, gom nó về một mối gọi là “Nhứt tâm”. Đó là Đại Định. Thiền gia đến giai đoạn này thì sẽ nhận những hậu quả hoặc kết quả như thế này:

 

Hậu quả:

            ·   Nếu Thiền gia nhứt tâm theo các điều hung dữ, độc ác thì sẽ lọt vào vòng sa đọa muôn kiếp ngàn đời, không còn phương tiện thoát ly cái MÊ của chúng sanh...

            ·   Nếu hành giả nhứt tâm theo tư dục, ba nghiệp “Thân, Khẩu, Ý” không được thanh tịnh tức là nhứt tâm theo Đời thì hành giả sẽ luân chuyển mãi trong vòng luân hồi, trải qua muôn kiếp ngàn đời không làm sao tìm ra lối thoát và cứ thế luân hồi mãi trong biển Phiền Não.

 

Bình luận.4: Do vậy nếu không thực hành đúng Pháp, thì sẽ rơi vào hậu quả này.

 

Kết quả:

            ·   Nếu Thiền gia nhứt tâm theo Đạo... Nhứt tâm theo pháp lành như trong câu “Nhứt niệm A Di Đà” thì Thiền gia sẽ tự giải thoát khỏi mọi điều phiền não nơi cõi Ta Bà. Chớ không phải nhứt niệm theo lối hữu vi như nhứt niệm A Di Đà.

 

Bình luận.5: Lối hữu vi như nhứt niệm A Di Đà là chỉ biết niệm lục tự không có Thiền-định. Bạn là người mới thì theo lối đi hữu vi Niệm Phật rất tốt. Lâu dần, bạn sanh trí lực, từ trí lực đi vào Thiền-định là lối tu “Tiệm trước”. “Đốn sau”.

 

            ·   Nếu Thiền gia nhứt tâm với Bồ Đề, với Niết Bàn thì Thiền gia sẽ được tự do tự tại ra vào nơi cảnh giới ấy (mặc dầu đang sống trong trần gian). 

 

            Khi ra đi muốn đến cõi Ta Bà, hay đến cõi Diêm Phù để thể hiện Tâm Đại Bi, để cứu độ chúng sanh ra khỏi mọi sự khổ đau và tội lỗi (chớ không phải tội nghiệp vì luân hồi mà sanh ra nơi cõi tạm Ta Bà).

            Khi vào tức là trở về nơi Niết Bàn (lúc tịch diệt lìa bỏ thân xác) mà an hưởng “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”. Hay là nhập cảnh giới Bồ đề để thọ sự giáo hóa của chư Phật mười phương.

            Thế nên, Lục Tổ Huệ Năng nói một câu vắn tắt trong Pháp Bảo Đàn kinh là “Phiền não tức Bồ đề” đều do nơi Trí Bát Nhã mà ra vậy. Và nếu không phải là Thiền gia thì khó mà thể hiện cái Trí Bát Nhã này.

 (trích trong Thiền tông đông độ–

Lục Tổ Huệ Năng và Phái Lâm Tế)

---o0o---

Dựa đề 2:

 

Phiền não là Bồ đề

 

Chi 1.

            Tại sao lại có câu " Phiền não là Bồ đề " ? Nói như vậy chẳng phải là nghịch lý lắm sao ?

            Vì phiền não (kilesa), cũng như lậu hoặc (asava), là những điều làm vẩn đục tâm thức, đưa tới hành động bất thiện (akusala), là lý do của khổ đau (dukkha). Chúng trói buộc chúng ta đời đời kiếp kiếp trong vòng sanh tử luân hồi (samsara).

 

            Tu là tìm cách dứt bỏ các phiền não đó, từng cái một, như nhổ từng ngọn cỏ dại trong một khu vườn. Nhổ được ngọn này thì ngọn kia lại mọc ! cho đến khi... Cho đến khi không còn một mẩy may phiền não nữa, thì hành giả đã đạt được giác ngộ, hay Bồ đề (bodhi), tức là trở thành Phật, gọi là A La Hán theo truyền thống Nguyên thủy. Đồng thời tự giải thoát (moksha) ra khỏi sanh tử luân hồi, và đạt được Niết Bàn (nibbana).

 

            Như vậy " phiền não " đối ngược lại với " Bồ đề ", và  " luân hồi " đối ngược lại với " Niết Bàn ", cũng như " trắng " với " đen ", " thiện " với " ác ", v.v. ; khi có cái này thì không thể có cái kia.

           

            Nếu lấy hình ảnh làm tượng trưng, thì phiền não là bùn lầy, mà Bồ đề là hoa sen, bùn lầy bùn lầy, mà hoa sen hoa sen, không thể nào lẫn lộn vàng thau được. Nếu " phiền não là Bồ đề " thì chẳng còn lý do gì để tu Phật nữa : ăn chay, giữ giới, tụng kinh, ngồi thiền làm gì, khi mà phiền não đã tự nó là Bồ đề rồi, chẳng làm gì rồi cũng thành Phật !

            Vậy thì, tại sao lại có câu lạ lùng như vậy, đi ngược lại với lời dậy nguyên thủy của đức Phật ?

 

            Thật ra, chúng ta cũng thừa biết rằng ở đời không có gì trắng hoàn toàn, mà cũng không có gì đen hoàn toàn, thiệnác cũng chỉ là tương đối; tất cả đều là tương đối.

 

            Rồi tất cả đổi thay, từ trắng ra đen, từ tối ra sáng, từ đục ra trong. Sen trong đầm tàn tạ rồi cũng hóa thành bùn, bùn bổ dưỡng rễ rồi cũng hóa thành sen...

 

Bình luận.6: Lối chấp này, vì bạn chưa đốn ngộ và chưa có tuệ thức. Nếu bạn muốn là bùn (làm ác thì sẽ rơi ngay vào địa ngục thế gian. Muốn là Sen thì phải Tu (thực hành). Hạnh phúc hiện tại hay không chính là do bạn. Lối chấp thiền là dao hai lưỡi đó bạn. Tu theo Thiền Tông Việt-nam theo Trần thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ thì lưỡng toàn.

 

            Chắc các bạn hẳn còn nhớ câu chuyện một gã samourai thắc mắc không biết " thiên đường, địa ngục " là gì, nên mới tìm đến hỏi một vị thiền sư. Nghe xong, vị thiền sư lên tiếng mắng: " - Đồ ngu! Có thế mà cũng không biết ". Gã samourai nổi xung, mặt mày đỏ gay, rút kiếm đưa lên cao. " - Đó là địa ngục ", vị thiền sư thản nhiên nói. Giật mình và sượng sùng, gã samourai nét mặt dịu hiền trở lại, và từ từ hạ kiếm xuống. " - Đó là thiên đường ", vị thiền sư nheo mắt mỉm cười.

 

            Như vậy là chỉ trong một nháy mắt, gã samourai đã xuống địa ngục và lên thiên đường.

            Chỉ trong một nháy mắt, tâm thức hắn đã thay đổi, phiền não đã trở thành Bồ Đề. Thật ra, địa ngục hay thiên đường chỉ là ảo tưởng, là huyễn tượng, không hề có thật.

            Huyễn tượng là huyễn tượng, cho nên địa ngục cũng là thiên đường, và phiền não cũng là Bồ Đề.

 

Chi 2:

" Phiền não là Bồ đề " cũng không khác gì " luân hồi là Niết Bàn ". Đó chính là một tôn chỉ của Đại Thừa, một biểu hiện của tinh thần Bát Nhã. Ngài Long Thụ (Nagarjuna) (tk. 1-2), nhà luận sư Ấn Độ đã sáng lập trường phái Trung Quán (Madhyamaka), đã chứng minh điều đó.

 

            Theo ngài, nếu ta lấy khởi điểm là giáo lý căn bản của đức Phật, tức là vô ngã (anatta), duyên khởi (paticca-samuppada), thì ta sẽ đi tới tánh không (sunyata), rồi từ tánh không sẽ tới " luân hồi là Niết Bàn ".

 

Bình luận.7: Rất đúng! Nói về chơn lý vô ngã “Tánh Không”.

 

            Nếu ngừng ở giáo lý cổ điển (như Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, ngũ uẩn, lục căn, lục trần...), thì ta chỉ hiểu sự thật tương đối, qui ước (paramartha-satya), hay tục đế, trong khi sự thật tuyệt đối (samvriti-satya), hay chân đế, vì mang tánh không, không nắm bắt, không diễn tả được, cho nên vượt khỏi khái niệm, ngôn từ.

 

            Tuy nhiên, chỉ cần đọc lại ba câu 277, 278 và 279 của Kinh Pháp Cú (Dhammapada): " Các hành vô thường. Các hành khổ. Các pháp vô ngã " (Sabbe samkhara anicca. Sabbe samkhara dukkha. Sabbe dhamma anatta), là chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của các suy diễn theo sau.

 

            Nhà Phật học Walpola Rahula đã nói rõ tại sao hai câu trên dùng chữ " hành ", mà câu cuối lại dùng chữ " pháp ". " Hành " tức là các pháp hữu vi (conditionnés), tức là ngũ uẩn; trong khi đó " pháp " gồm tất cả các pháp, hữu vi và vô vi - Niết Bàn là pháp vô vi -. Như vậy, không phải chỉ có cái ta (ego) là vô ngã, mà Niết Bàn cũng là vô ngã.

 

Bình luận.8: Nếu ngã đi vào vô ngã tức là chết. Thì người tu đâu còn “Tình” biết suy nghĩ trắng đen. Nên phải chấp ngũ uẩn là thật, các pháp “Hữu vi” là thật. Từ Có mới đi vào Không là vậy.

 

            Vì tất cả các pháp (dhamma) đều hiện hữu do duyên khởi, cho nên mọi sự vật đều không có tự tánh, tức là không (sunya). Như vậy, mặc dù trong kinh điển nguyên thủy không có từ tánh không (sunyata), nhưng theo ngài Long Thụ, tánh không đã có mặt tiềm ẩn trong duyên khởi, và nói tới cái này tức là nói tới cái kia.

 

            Điều đó, ngài đã nói rõ trong Trung Quán luận tụng (Madhyamaka-karika): " Duyên khởi, ta gọi là không " (chương XXIV, câu 18).

            Và vì tất cả các pháp không có tự tánh, vì tất cả là không (" vạn pháp giai không "), cho nên tất cả đều như nhau, không khác gì nhau. Bởi vì luân hồi là không, Niết Bàn cũng là không, cho nên luân hồi là Niết Bàn, cũng như lời ngài đã nhắc đi nhắc lại trong Trung Quán luận tụng: " Không có một sự khác biệt nào giữa luân hồi và Niết Bàn " (chương XXV, câu 19). " Ranh giới của Niết Bàn là ranh giới của luân hồi. Giữa hai bên, không thể tìm thấy một sự khác biệt nào, dù vi tế nhất " (chương XXV, câu 20).

 

            Như vậy, " luân hồi là Niết Bàn " đương nhiên trở thành một điểm nòng cốt của giáo lý Đại Thừa, của tinh thần Bát Nhã. Theo ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti)(tk. 7), luận sư nổi tiếng thứ hai của phái Trung Quán, tánh không không phải chỉ là một lý thuyết suông, mà còn đóng một vai trò thực tiễn giúp con người tự giải phóng trên con đường giải thoát theo đạo Phật. " Mọi nhận thức về thế giới đều bị ngăn chận bởi tánh không, vì qua đó người ta nhìn thấy rõ cái không của mọi hiện hữu "(Minh Cú luận, Prasannapada).

 

            Thấy rõ cái không của chính mình, làm cho người ta thoát khỏi sự trói buộc. Tánh không làm tan biến đi tất cả các ý tưởng, lời nói, hành động và các điều bất tịnh gắn liền với chúng. " Từ đây, ta gọi không là Niết Bàn, vì nó mang lại sự ngưng nghỉ của tất cả mọi ưu tư ". Thế giới sanh tử (samsara) và Niết Bàn đều là không, cho nên hai bên không có khác gì nhau. Phiền não và Bồ Đề cũng vậy.

           

            Cuối cùng, theo Candrakirti, " bài học của đức Thế Tôn nhằm hướng dẫn chúng ta tới sự thật chân thật, an tịnh, không lệ thuộc vào một điều gì, không bị cản trở bởi ý tưởng, suy tư, không còn một mẩy may phân biệt ".

Nguyên Phước

(20/01/2010)

 

Bình luận.9: Tóm tắc lại các bài bình luận: Thuyết kinh Bát-nhã đại thừa, và Kinh kim-cang là pháp đốn ngộ. Trực chỉ kiến Tánh thành Phật. Còn Tứ diệu đế. Là Pháp Tiệm-ngộ (Từ chận, từ gốc của khổ mà diệt bằng dao trí tuệ (Đạo-đế).

 

            Kiến tánh thành Phật không dùng trí thế gian luận bàn chỉ là giả thuyết (Dù bạn là giản-sư hay nhà tâm lý học hoặc Triết học gia cũng không thấy được tánh “Không”. Bạn chỉ là người Thuyết-giả).

 

            Bạn là người Thuyết-giả hay Hành-giả thì hãy luận bàn vào cho tới tận gốc của nó trong sự phân biệt giữa Hành-giả và Thuyết-giả, thì mới hy vọng tìm được tánh “Không”. Tức là Hành-giả thật sự (Gọi là thực hành Thiền-định).

 

            Trong các xã hội nào trên thới giới này, Sự chứa đựng của bùn thì nhiều hơn Sen. Cho nên người đời khó phân biệt chánh tà, trắng đen. “Giống như câu: Sen tàn sẽ làm phân cho bùn, còn bùn sẽ nuôi sen”. Chính là “Phiền não là bồ đề” vậy. Nếu bạn muốn là Sen thì sẽ Tu, Tu tất phải sửa. Sửa trong xã hội hiện tại này. Nhân Phiền não ở đâu! – Là tất cã trong chữ “Tình” của ngôn từ ngày nay. Hãy suy nghĩ rồi hãy tiếp tục, thấy sai thì mới biết sửa đúng. Sửa đúng mới gọi là Tu.

 

Trong Pháp Cú:

Giữa hố rác dơ bên đại-lộ,

Hoa sen thơm nở, đẹp lòng người.

Cùng thế ấy, giữa chợ đời phàm-tục,

Kẻ mê-mù còn nhung-nhúc nơi nơi.

Nhô lên cao, với trí-huệ sáng ngời,

Người đệ-tử chơn-thành của Đức Phật.

(Kệ số 058 và 059.)

 

II. Lời mở đầu:

 

            Phiền não là bồ đề!- Giữa thiện và ác, Giữa chánh và tà. Hay giữa đời và đạo, hoặc sống về nội tâm (tu tâm) hay ngoại tâm (dục vọng). Tất cã đều do nguồn gốc của “Khổ” tạo ra. Biết là bồ đề, không biết thành phiền não.

 

            Vì thế tôi gởi lời chào thân ái đến, Các bạn trẻ thông minh muốn tìm được người yêu thương. Muốn có một mái ấm gia đình. Vợ hiền con thảo. Muốn cho họ hàng, xã hội, quê hương được hạnh phúc, vui tươi, hùng mạnh, giàu sang thì Chúng ta hãy cùng nhau giúp đở lẫn nhau.

            Cho người chưa hiểu rồi sẽ hiểu. Người đã hiểu thì áp dụng vào kinh nghiệm đời sống.

Người đã có kinh nghiệm thì nên giúp đở thêm. Vừa kinh nghiệm thêm cho mình, lại vừa đêm lại sự an vui cho người khác. Thì còn đều gì tốt hơn bằng.

III. Mở đề:

 

            Ái ngã: Chính là sự hiểu biết, suy đoán của nội tâm làm chủ, rồi từ nội tâm đó chuyển biến ra bằng ngôn ngữ, hành động. Mới sanh ra tất cã hành tướng ( Hỉ, Nộ, Ái, Ố.”Vui, buồn, giận , ghét” và Thịnh, Suy, Vinh, Nhục.) Xem lại dựa đề truyện Thiền (Tám gió thổi không động). http://diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?f=29&t=3037

  

            Rồi chạy theo Ngoại tâm, và sống theo ngoại tâm. Thí dụ: “Tánh tôi là vậy đó không sửa được.v.v.”. “Tôi không thể nào bỏ rượu, thuốc lá.v.v.”. Và còn rất nhiều thứ khác, các bạn tự tìm hiểu thêm trong tin tức, sách báo, tv. Internet. Thấy.

 

            Biết bao nhiêu tình cảm sai lầm, tình thương không đồng, tình nghĩa bằng vật chất, tình yêu cuồng loạn! Ôi thôi, đếm không hết, viết không xể. Trong giáo lý học thường nói là. Pháp ta chỉ có một vị mặn thôi “Là đoạn khổ, tìm vui. Thì tự tìm thấy Niết-bàn”. Vậy.

 

IV. Nhập đề:

 

            Ái ngã luận Là chủ đề cho tất cã mọi người không phân biệt tôn giáo, màu da. Cho những người thấy tại sao đời là một cuộc sống đầy vui sướng hay đau khổ.

 

            Ái ngã luận Cũng là chủ đề cho tất cã mọi người cảm nhận đời là gì? Hay đời là một cuộc sống hàng ngày hiểu biết trong. Hạnh Phúc hay đau khổ! Giàu sang hay nghèo nàn! Nạn hay Phước.v.v. Thì hãy nhìn vào nội tâm. Xét mình trước, sau mới xét được người.

 

            Ái ngã luận! – Đây không phải là chuyện đặc ra, hay do người văn hay giỏi chữ viết ra hoặc một nhà giảng sư đã thành lập. Thưa, tất cã đều không phải, vì nó không phải là của ai, cã cái tên cũng không có, chỉ là mượn văn từ để cố nói lên nghĩa này. Mà là nhìn vào xã hội xưa và nay. Lấy lối sống của người. Làm lối sống của mình. Là cái hay của Ái ngã luận này.

 

V. Chánh đề:

 

            Trong Phật Học. Khổ do lòng tham, sân, si phát sanh. Muốn đoạn khổ, thì phải lìa ái. Vậy ái là gì nhỉ? - Trong dân gian, chúng ta gọi chung lại là tình.

 

            Nếu không biết phân biệt chữ tình thì sao biết phân biệt khổ. Không biết phân biệt khổ do đâu phát sanh, thì làm sao lìa khổ!- Người đời tốt khoe, xấu che! Người đạo xấu khoe, tốt che. (Xin thưa. Xấu khoe ở đây là lúc nào cũng tự mình phải nhắc nhở cái sai của mình. Xấm hối trong tâm cũng chưa đủ, mà dám nói ra mới là người trí. Tốt che thì các bạn biết rồi).

 

            Học giáo lý là để phân biệt cái phải, cái sai mà sửa đối. Nhưng cái phải, sai đó không phải dùng để viển tả kiến thức của mình. (Viết sách, dịch kinh, Thuyết-pháp, Luận-bàn, Vấn-đáp) Thì bạn vẩn là một thuyết giả tài danh. Chưa thật sự là tu rốt ráo. Cho nên không vì thực tế bằng vừa tu Lý (là cái đã học”Lý Thuyết”) và vừa tu sự (là cái hiện tại “Thực hành”).

 

            Ái ngã tự luận người cư sĩ. Là để tìm hiểu và phân biệt tất cã các pháp tướng của chữ “Tình”  là Tình thương, tình cảm, hay tình nghĩa, tình yêu.

            Sưu tập lại các tài liệu tin tức cần thuyết có thực đã sẩy ra.

            Và đã đưa vào trang web “Tìm cội nguồn http://sites.google.com/site/layphat/tim-coi-nguon” của khổ. Và có những câu hỏi vấn đáp, bình luận.v.v. Của các nhà tham khảo giáo lý.

 

            Nhưng chánh đề dưới đây là tìm các Nhân tố nào mà người đời thường bị sai lầm. Hay 

 

 4. Nhân tố chính là:  

 

            1. Tâm lý y khoa, (Thời đại, tân tiến, văn minh sống theo hiện tại. Là lối sống “Ngoại tâm”)

            2. Tâm lý xã hội, (Cố chấp, bảo thủ trong gia đình, ngoài xã hội “Là luật lệ, chính sách. Cũng là lối sống “Ngoại tâm”).

            3. Tâm lý Duy thức, (Hiểu rõ các hành tướng. “Tám-gió, bốn chướng, năm thường” Và các căn, trần, thức của Mắt, mũi, miệng, tai, ý, thân. “Quán Nội tâm”).

            4. Nhơn ngã, chơn tâm, Thật tướng của Nhơn ngã là những vì hiểu biết của ta, khi làm thiện có, khi làm ác có. Nhưng bị “Tám gió” thì không còn tự chủ của nhơn ngã. “ Nội tâm”.

            Thật tướng của chơn tâm là Giác, hay tuệ giác. Biết chấp nhận trong “Tám gió, bốn chướng, năm thường”. Nhưng biết tỉnh giác trong chướng ngại. Là những người biết “Tu tâm dưỡng tánh, biết Tu tâm sửa tánh.v.v.” Là Nội tâm.

 

            Chú thích: Tám gió là vui, buồn, thương, ghét, thịnh, suy, vinh, nhục.

                              Bốn chướng của thân tâm là đất, nước, gió, lửa.

                              Năm thường: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

------------------------------------------------------------------------------------

I.Nhơn Quả đời thường!Chào các bạn,Muốn tìm hiểu về Nhơn quả đời thường, thì chúng ta phân biệt giữa Nhơn và quả. Nhơn là các nhân tố đã làm, “thiện hoặc ác” thì sẽ tạo ra hậu quả của việc làm đó mà nhận lấy. Nhân tố là việc làm của quá khứ, và tương lai tất ta phải nhận lấy hậu quả. Muốn chịu khổ hay sung sướng thì chính do ta làm, chính ta phải nhận lấy. Ðó chính là Nhơn quả.Nhơn thì có 4 nhân tố căn bản tạm đặt tên một là Tâm lý y khoa, 2. Tâm lý xã hội, 3. Tâm lý Duy thức. Và bốn là Nhơn ngã, chơn tâm.

Quả thì cũng có 4 quả căn bản tạm đặt tên một là Tình cảm, 2. Tình thương, 3. Tình nghĩa. Và bốn là Tình yêu.

Bốn Nhân tố phân biệt, về ngoại tâm có hai đường quán xét là “Tâm lý y khoa” và “Tâm lý Xã hội”. Về Nội tâm có “Tâm lý Duy thức” và “Nhơn ngã, Chơn tâm”.

Bốn Hậu quả phân biệt là Tình cảm thiện và ác, Tình thương giữa người thân, Tình nghĩa thầy trò, bạn bè, và Tình yêu giới tính, trai gái.

Tìm hiểu về Tâm lý y khoa?

Ðịnh nghĩa:

1. Tâm lý (Tâm lý hiện tại): Con người ngày nay rất thông minh, tiến bộ, sống theo kỷ nghệ, máy móc, chạy theo đà văn minh. Chủ nghĩa thực tế “Thấy mới tin”. Làm theo cái biết của cá nhân tốt thì tốt lắm, còn xấu thì xấu tệ. Nên ngày nay rất nhiều người bị trầm cảm, cô độc. Tóm lại họ sống cho cá nhân nhiều hơn là người khác. Là lối sống ngoại tâm.

Y khoa cũng tân tiến và đã dượt xa cã Nam và đông y. Biết phân biệt cã từng tế bào, và tìm hiểu cã cảm giác xuy đoán của bộ não. Giống như một công nghệ điện toán. Trong cơ thể con người ngày nay đều có thể lắp ráp, thay thế tất cã. Nhiều người thường nói có “tiền mua tiên củng được” và ngày nay sự thật đã xẩy ra trong xã hội này. Nên con người đã quên đi giữa ác và thiện. Cũng chính là lối sống ngoại tâm.

Sự lợi ích: Chủ nghĩa thực tế “Thấy mới tin” giúp cho con ngưòi chống lại mê tính vị đoạn, Chống lại cường hào ác bá, và dẹp bỏ đi những cổ hữu, phong kiến, tập quán và đem lại những mới, đẹp, vui, cho xã hội tiến bộ ngày nay.v.v.

Những bệnh về thân, xương, máu, thịch, và các bộ phận không còn làm khó cho y khoa ngày nay, và những bệnh nan y ngày xưa cũng vậy.v.v.

Nhân tố y khoa: Nhưng con người làm sao chống lại lão quá, thiên nhiên! - Tất cã phải vào con đường chết, và thiên tai bệnh dịch. “Thuốc càng hay, thì người bệnh cũng càng nhiều”. Do sự tiến bộ văn minh dượt bực. (thí dụ những chất dinh dưỡng cho con người về thịch, cá, rao quả, ngũ cốc.v.v. đều có sự thúc, ép hóa chất. Cho tới cã con người sanh sản cũng nhờ vào máy móc.v.v.)

Nhân tố tâm lý: con người chạy quá đà theo vật chất, dục vọng. Hướng ngoại theo mốt “Mode”, tiền bạc, cấp bực danh giá, phân biệt giàu nghèo.v.v.

Về hướng nội thì tìm món ăn vật lạ đấp dưỡng tấm thân, Dục vọng theo đó cũng tràn đầy. Tình dục khó kèm chế.v.v. Do đó có nhiều người sống phải cần nó, và cũng chính vì nó đã trở lại giết lại mình vậy.

Do đó có nhiều người tự giết mình bằng thị nhãn. Thí dụ: như xem bóng đá, chơi game quá độ.v.v.

Và cũng có người tự giết mình bằng miệng. Do lời nói thiếu quán xét, hoặc nói dối, nói thêm, nói bớt mà tự hại tấm thân. Hoặc tự giết mình bằng mũi, bằng lưỡi, bằng tai, bằng thân, bằng ý.

Tóm lại: Nếu chạy theo quá đà, không biết quan tâm tốt, xấu, phải quấy thì chắc chắn sẽ mang lấy hậu quả bệnh tật, nghèo nàn, tù tội, chết chóc. Nếu thật sự không thấy mình đi quá đà chỉ duy nhất là học “Biết đủ”. Trong các luận đề rèn luyện và tu tâm dưỡng tánh vậy.

Thân ái.

Thiện Nhân.

Ðọc lại tìm hiểu chữ “Tình” trong website: http://tinhcam.wordpress.com/

Xem tiếp tìm hiểu về “tâm lý xã hội”.

Binh đã viết? Bài lý luận này viết theo ý kiến của tác giả, chẳng phải là Phật pháp.

Kính gởi bác Bình,

Bác nói rất đúng ý của Thiện Nhân, bài viết này chẳng phải là Phật Pháp! - Trong bài Thiện Nhân đã cố tình tránh né tất cả danh từ đạo, cũng như lý luận theo Phật Pháp. Nhưng ý thì vẩn dựa theo Pháp.

Thưa "Quá đà" là nhân Bất thiện, Còn "Biết đủ" là Nhân hữu thiện. Còn đúng theo lý Nhơn Quả phải học thẳng trong PHPT. Thiện Nhân đã trích luận ở đây http://sites.google.com/site/layphat/nhan-qua

Và bài viết này với tính cách thực tế trong đời sống hiện nay.

Và cũng viết cho người chưa quy y Tam-bảo.

Nội dung bài viết nói về đa số tâm lý người thường chạy đua theo kỷ nghệ tân tiến.

Vì thế thường sống quá đà. Sẽ tự mình làm khổ mình.

Thân ái,

Thiện Nhân. Xin hỏi thêm đời sống của các bạn "Có biết mình đã sống quá đà không?".