Kinh Pháp-Cú

 

Kinh

Pháp-Cú

I.- Phẩm Song-yếu 001-020

II.- Phẩm Không Phóng-dật 021-032

III.- Phẩm Tâm 033-043

IV.Phẩm Hoa 044-059

V.- Phẩm Ngu 060-075 VI.- Phẩm Hiền-trí 076-089

VII.- Phẩm A-la-hán090-099  

VIII.Phẩm Ngàn 100-115

IX.- Phẩm Ác 116-128 X.- Phẩm Hình-phạt129-145

XI.- Phẩm Già 146-156 XII.- Phẩm Tự-ngã 157-166

XIII.- Phẩm Thế-gian 167-178   XIV.-

Phẩm Phật-đà 179-196

XV.- Phẩm An-lạc 197-208  XVI.- Phẩm Thân-ái 209-220

XVII.- Phẩm Sân-hận 221-234  XVIII.- Phẩm Ô-uế 235-255

XIX.- Phẩm Pháp-trụ 256-272  XX.- Phẩm Đạo 273-289

XXI.- Phẩm Tạp-lục 290-305  XXII.- Phẩm Địa-ngục 306-319

XXIII.- Phẩm Voi 320-333  XXIV.- Phẩm Tham-ái 334-359

XXV.- Phẩm Tỳ-kheo 360-382 

XXVI.- Phẩm Bà-la-môn 383-423

xem tệp đính kèm dưới đây.

 

 

 

 

 

 

 

I. Lời mở đầu:

 

          Kinh điển nam tông nhiều, mà kinh điển bắc tông Phật-giáo cũng nhiều. Nếu chúng ta tìm đọc cũng phải mất dài ba năm. Còn như muốn học hết chưa chắc cã đời sẽ hết. Chớ đừng nói là y pháp phụng hành. Trong khi chúng ta còn đầy ấp thấp tình, lục dục, Còn tham sân si ngã mạn, ác kiến rất nhiều. Tự mình cũng thấy đều đó.

Nếu chạy theo hình bóng của tướng ngã thì bao giờ mới tu sửa thân tâm!

 

          Trong Phật học. Chữ khổ là do ái sanh, Nếu đoạn khổ, thì tìm gốc của ái mà nhổ bỏ đi. Là tu sửa. (Gốc của ái chính là sự sinh hoạt hàng ngày ta sống đây.) Vì vậy…

          Tìm một quyển kinh để học thật không dể dàng như ta tưởng. Cho vừa với trình độ kiến thức, và phương tiện trong cuộc sống hàng ngày.

 

II. Mở đề.

 

Ngài Lục Tổ xưa kia nghe Đức Ngũ Tổ Giảng Kinh Kim Cang.

Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác đọc Kinh Duy Ma Cật.

Tổ Trí Khải Đại Sư ngộ Kinh Pháp Hoa.

Chư Tổ Tịnh Độ từ Sơ Tổ là Ngài Huệ Viễn cho đến Ngài Ấn Quang thì không ai không trì tụng Kinh A Di Đà cả.

Trong Mật Giáo Tây Tạng thì Chư Tăng 6 thời Trì Tụng Kinh Luận. Mà ngộ chơn tánh.

           Kinh Luật Luận chỉ là Phương Tiện để giúp tu hành tìm ra chơn ngã tánh.

Nhưng mà khi nào hành giả còn Chưa Chứng Ngộ Bản Tánh thì vẫn phải nương nơi Kinh Luật Luận để làm thước đo cho việc tu hành.

III. Nhập đề:

 

           Nhưng ngày nay muốn học theo các chư tổ Thiền, cần học kinh Kim Cang, hay tổ Tịnh độ phải là kinh A Di Đà. Nếu chúng ta không đủ phương tiện và trình độ thì sau! - Các bạn đọc nên suy ngẫm lại xem. Rồi hãy tìm hướng đi cho mình.

 

           Riêng kinh Pháp Cú thì không cần phải phương tiện, kiến thức, mà là đạo đời đi đôi. Thấy dể thì cũng dể, còn thấy khó cũng rất là khó. Tùy vào sự nhận xét của học giả. Tự mình minh tâm, kiến tánh. Là tất cã trong tâm kinh này.

 

           Người tri thức chỉ cần ngộ được một bài kệ cũng đủ cả cuộc đời tu hành. Nên ở đây còn gọi là Chơn ngã Pháp Cú tâm kinh. Kinh lời vàng, Kinh Vi diệu Pháp...

  

            Kinh Pháp Cú là quyển thứ hai trong Tiểu bộ kinh, thuộc Tạng kinh trong hệ PaLi. Chính là lời nói từ nơi kim khẩu Ngài xuất phát, trong thời Ngài còn thị hiện ở cỏi trần.

 

IV. Chánh đề:           

 

             Có phải Pháp Cú kinh là Chơn ngã kinh không! Cái xã hội ngày xưa, có khác hơn ngày nay không!

 

Kinh Pháp Cú, thấy dể là sao!

-         Về Nghĩa thì ngắn gọn, bình dân. Xem sao, hiểu vậy.

-         Về Pháp thì sâu sắc, có khi một bài kệ chỉ hai câu, sáu chữ.

-         Về Từ (văn) đơn giản, hiểu ngay, đạo đời không khác. (Nếu như bạn không chấp về tướng.

-         Thuyết (lời giảng) rất thực tế.  

 

Kinh Pháp Cú, thấy khó thật là khó! 

 

            Khi chúng ta tìm hiểu qua cách thức để chọn kinh, và xem kinh Pháp Cú, học và đang áp dụng. Thì mới biết là khó, cái chân thật giá trị ngàn vàng của quyển kinh này. "" Dể là  dể học, dể nhớ. Nhưng khó là khó ở thực hành, nên gọi là khó."

                                    

V. Kết Luận:

 

            Bạn nên tự chọn cho mình một quyển kinh hợp với người dịch, người biên soạn. 

 

Nhận xét trong quyết nghi như sao!

 

             Giáo lý kinh điển không bao giờ sai, Lời Phật nói không bao giờ lầm, Nhưng con người theo đạo, thực hành đạo không đúng mới bị lầm. Đó là giữa sự trí học và tuệ học!

 

            Kiến thức của người là do người tự học mà thành. Nên có phân biệt cao thấp.

            Còn tuệ học là do sự chứng ngộ từ nơi thiền định. 

 

 

 

Nhơn

Quả

Tứ

Diệu

Đế

Pháp

Luận 

 

Link

 

Công Phu Lạy Phật

 

 

Kinh Pháp Cú

 

 

 Chơn ngã thập tiểu luận

 

 

Thiện Tri Thức

 

 

Tìm Cội Nguồn

 

 

Favorites

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết nghi:

 

Giữa người chấp kinh và người tinh tấn kinh điển!

 

          Người chấp kinh là người chỉ y theo lý thuyết và giáo lý học. Không dùng thêm phương tiện cho hợp với khế lý và thế cơ. Người tinh tấn thì dựa vào kinh lý huân tập lợi mình và lợi người.v.v. 

  

Sự sai biệt giữa người chấp và tinh tấn kinh điển!

 

1. Chấp kinh. 2. Bảo thủ kinh. 3. Sùng kính hay mê tính. 4. Làm mất lòng tin.

 

            1. Vú dụ về chấp kinh. Tôi theo Tịnh độ, học kinh Tịnh độ. Ai nói kinh Thiền hay mật cho là không hợp rồi tranh luận nên gọi là chấp.

            Lại nửa từ chấp kinh, rồi tới chấp soạn giả & người dịch kinh, nơi xuất xứ. Hoặc chấp luôn cã từ ngữ.v.v.

            Mê mờ càn thêm mê mờ. Nặng thêm nửa, xem kinh xong rồi, tưởng đâu là mình đã chứng ngộ. Gặp ai hỏi tới kinh mình học, thể như trúng tửu, thì nói rất là thông thạo đường lối. Sự thật chỉ biết học thuộc lòng, hoặc sao chép lại rồi đem ra dạy người khác. Cổ Đức nói "Tu mà không học là tu mù, học mà không hành là con mọt sách".

  

            2. Bảo thủ. Trong Phật học. Gọi là Si. Thí dụ người đã có tâm si, giống như bệnh nội khoa, hết thuốc chửa (Vô minh thức) Tức là họ đã nghĩ. Ý họ đúng, các hành động họ làm hoàn toàn đúng. 

             Thí dụ: Họ nghĩ pháp môn Thiền đang học là tối cao, kinh họ học là tối thượng. Nhưng căn cơ (trí thông minh) không có. Mà cố chấp theo học, 10 năm, 20,30 hoặc hết cuộc đời. Nặng thêm nửa, người việt không học kinh dịch chữ việt, mà theo kinh với từ ngữ nho, nôm, hán tự, Pali.v.v. Nên có thành công, thì cũng mất hết thời gian.   

             

            3. Sùng kính hay mê tính: Sùng kính Kinh là người biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh. Nên biết mà sùng kính.

 

            Mê tính kinh là người không biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh hoặc muốn học nhưng lại không hiểu. Mà vẩn thỉng về đầy nhà để thờ cúng. Có khi còn các ngôn ngữ khác không thể nào đọc được, học được. Thành mê tính vì không biết giá trị của kinh. Giống như nhà có vật quí mà không biết tận dụng vậy.

 

            4. Làm mất lòng tin! -Thí dụ: Về tiểu sử và nguồn gốc kinh, Viết không ràng rẽ, có khi còn sai, nơi thời gian, nơi phát nguồn. (Hoặc nhiều người phiên dịch cùng một kinh tất nhiên có chổ sai biệt. Hoặc không có sự thống nhất kinh nào từ lớp A tới Z hay từ dể tới khó.v.v.)

             

            Tóm lại lòng tin không phải là mê tín. Phải chứng minh bằng thực thể có thật, minh chứng, đem lại sự lợi ít cho đường tu, cho mình, và cho mọi người nói riêng.