Phật Học Phổ Thông.V.52.3.7 Thiền Tông (Phật giáo Trung Hoa)

A- MỞ ĐỀ:

[Sửa] 2. Phái Vô-Ngôn-Thông

a). Vị Sư-tổ của Pháp Thiền-tông thứ hai ở Việt-Nam:

Ngài họ Tịnh, quê ở Quảng-châu, xuất gia ở chùa Song-Lâm (Triết-giang bây giờ). Tính Ngài điềm đạm ít nói, nhưng sự lý gì cũng thông hiểu, nên người đời đặt danh hiệu Ngài là Vô Ngôn Thông. Ngài là đệ tử của Bách Trượng thiền sư (đệ tử của Mã Tổ).

Khi Ngài mới đến yết kiến Bách Trượng Thiền sư gặp lúc thiền sư đang dạy chúng tăng học. Một vị tăng hỏi Bách Trượng thiền sư rằng:

Thế nào là pháp môn đốn ngộ của phái Ðại thừa? Bách Trượng thiền sư dạy rằng:

-Tâm địa nhược thông, huệ nhật tự chiếu (nêu tâm địa được thông thì mặt trời huệ tự nhiên chiếu sáng). Nghe được câu ấy, tự nhiên Ngài Vô Ngôn Thông ngộ đạo.

Năm 820, Ngài qua Việt-Nam tu tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng (Bắc Ninh), Ngài ngồi vây mặt vào vách trọn ngày tham thiền nhập định. Ngài tu như thế mấy năm không ai biết, chỉ trừ vị sư ở chùa ấy là Cảm Thành thiền sư, biết Ngài là bậc cao tăng trong Thiền tông, nên tôn thờ Ngài làm Thầy.

Trước khi tịch gọi Cảm Thành thiền sư mà bảo: - Ngày xưa tổ sư Nam Nhạc, khi sắp tịch có dặn lại bài kệ rằng: Nhất thế chư pháp, giai tùng tâm sanh; Tâm vô sở sanh, pháp vô sở trú; Nhược đạt tâm địa, sở trú vô ngại; Phi ngộ thượng căn, thận vật kinh hứa.

Ðó là lời dặn của người xưa nay ta cũng dặn lại câu ấy. Nói xong Ngài chắp tay mà tịch.

[Sửa] b) Vị Nhị tổ của phái Vô Ngôn Thông:

'Cảm Thành thiền sư': Thiền sư quê ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh) trụ trì tại chùa Kiến Sơn (Bắc Ninh).

Khi Ngài Vô Ngôn Thông vân du qua đấy, thấy Ngài có đủ tư cách để truyền mối đạo, nên ở lại. Và Ngài Cảm Thành cũng nhận thấy ở Ngài Vô Ngôn Thông một vị thiền sư đắc đạo, nên tôn làm thầy, sớm tối hầu hạ không hề trễ nải. Hai thầy trò rất mến nhau, do đó Ngài Vô Ngôn Thông mới đặt cho Ngài đạo hiệu là Ngài Cảm Thành thật xứng đáng là người nối chí của Ngài Vô Ngôn Thông. Một hôm có đệ tử hỏi Ngài : - Thế nào là Phật? Ngài trả lời: - Chổ nào cũng là Phật cả. Vị đệ tử lại hỏi: - Thế nào là tâm của Phật? Ngài trả lời: - Không hề che đậy chổ nào.

Ðây cũng là một câu chuyện nhỏ, nhưng nói lên được cái truyền thọ tâm pháp đặc biệt, tuy giản dị mà bao hàm nhiều ý nghĩa vô cùng. Ngài Cảm Thành không bệnh mà tịch, và truyền tâm pháp cho Thiện Hội thiền sư.

[Sửa] c) Vị tam tổ của phái Vô Ngôn Thông

Ngài Thiện Hội thiền sư: Ngài Thiện Hội quê ở Siêu Loại (Bắc Ninh). Ngài là đệ tử của Cảm Thành thiền sư, hầu thầy đã hơn 10 năm, một hôm Ngài vào phòng hỏi thầy:

Trong kinh Phật có dạy: Ðức Thích Ca Như Lai từng tu hành trải vô số kiếp mới thành Phật, thế mà nay thầy cứ dạy rằng tâm tức là Phật, Phật tức là tâm là nghĩa làm sao? Thật đệ tử không hiểu xin thầy dạy rỏ cho.

Cảm Thành thiền sư nói: -Ngươi nói trong kinh Phật nói thế là ai nói đó? -Vậy lời ấy không phải là Phật thuyết sao? - Lời ấy phải đâu là Phật thuyết.

Kinh Văn Thù Phật có dạy: Ta trú ở thế gian để dạy chúng sanh 49 năm, chưa đặt ra một câu bằng văn tự để nói với ai bao giờ ! Vì theo chánh đạo, nếu ta lấy văn tự để làm bằng chứng để cầu đạo, ấy là nệ; lấy sự khổ hạnh để cầu Phật, ấy là mê; lìa tâm ra mà cầu Phật, ấy là ngoại đạo; mà cố chấp cái tâm ấy là Phật, củng lại là ma vậy.

- Nếu bảo tâm ấy tức là Phật, thì trong tâm ấy cái gì là Phật, cái gì không phải là Phật?

-Ngày xưa có người hỏi mã tổ rằng: Nếu bảo tâm ấy tức là Phật, thì trong tâm ấy cái gì là Phật?

Mã Tổ trả lời: Thế ông ngờ trong tâm ấy, cái gì không phải là Phật, hãy chỉ vào ấy cho ta xem !. người ấy không chỉ được . Mã Tổ lại tiếp: Ðạt được thì khắp mọi nơi chổ nào cũng là Phật, mà không đạt được thì cứ sai lầm đi mãi mãi. Thế là chỉ một lời nói nó che đi, mà thành ra sai lầm đó thôi. Người hiểu chưa?

Ngài Thiện Hội trả lời: -Nếu như vậy đệ tử hiểu rồi. -Người hiểu thế nào?

-Ðệ tử hiểu rằng khắp hết mọi nơi, chổ nào củng là tâm Phật cả. Nói xong Thiện Hội thiền sư sụp xuống lạy.

Ngài Cảm Thành nói: -Thế là người hiểu tới nơi rồi đó.

Do sự lãnh hội mau chóng đó ma Ngài Cảm Thành mới đặt cho đệ tử mình đạo hiệu Thiện Hội, nghĩa là khéo hiểu. Trên đây là một vài câu chuyện đến đốn ngộ mà chúng ta thường thấy trong các vị thuộc phái Thiền tôn. Sứ truyền pháp từ thầy đến trò trong phái Vô Ngôn Thông diễn ra như thế được 15 đời. Ðến đời cư sỉ Ứng Thuận(1221) là cuối cùng.

[Sửa] 3. Phái Thảo Ðường

Năm kỷ dậu (1069) vua Lý Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành về, có bắt được vua nước ấy là Chế Cũ và rất nhiều thường dân và binh lính. Số binh lính và thường dân này được phân phát cho các quan trong triều đình để làm quân hầu. Trong số quan triều có một vị Tăng Lục. Một hôm vị này đi vắng về thấy bản Ngữ lục của mình bị một tù binh sữa lại cả. Hỏi ra thì mới biết đó là một vị thiền sư người Trung Hoa, theo thầy qua Chiêm Thành, chẳng may bị bắt làm tù binh. Vị thiền sư ấy là Ngài Thảo Ðường, đệ tử của Ngài Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Hoa.

Khi biết tung tích của Thảo Ðường thiền sư, vua Thánh Tôn liền sắc phong cho Ngài làm Quốc sư. Ngài Thảo Ðường lập đàn khai giảng ở chùa Khai Quốc trong thành Thăng Long. Ðệ tử đến học rất đông. Ngài Thảo Ðường lập ra một phái Thiền Tông thứ ba ở Việt-Nam. Phái Thảo Ðường truyền xuống được năm đời, đắc đạo cả thầy được mười chín vị.

[Sửa] 4. Phái Trúc Lâm

Ðệ nhất tổ của phái Trúc Lâm tức là vua Trần Nhân Tông (1278-1308). Ngài mộ đạo khi còn nhỏ. Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng Thái tử, Ngài cố nhường lại cho em nhưng không được, nên trèo thành trốn đi, định vào tu ở núi Yên Tử. Nhưng Ngài mới đi nữa đường thì bại lộ tung tích, bị vua cha sai quan đi bắt về. Ngài phải miễn cưỡng trở về.

Sau Ngài lên làm vua, trở thành một vị anh quân và giử vững nền độc lập nước nhà trước sự xâm lăng ồ ạt, nhưng vô hiệu quả của quân Nguyên. Sau khi đuổi được giặc nguyên, Ngài truyền ngôi lại cho con là Anh Tôn, và vào tu ở núi Yên Tử, thực hiện chí nguyện thuở thiếu thời của mình. Ngài lấy hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu Ðà lập trường giảng pháp, môn đồ tìm đến tu học kể có hàng vạn người. Ngài thường đi khắp nơi để giảng đạo và phát thuốc. Ngài tịch một cách rất bình tĩnh vào lúc 51 tuổi.

Trong các phái Thiền tông ở Việt-Nam, chỉ có phái Trúc Lâm là phát tích tại đất nước Việt. Trong phái này, cũng có nhiều vị thiền sư có tiếng tăm như Ngài Pháp Loa tôn sư, Ngài Huyền Quang tôn sư ...

[Sửa] 5. Phái Lâm Tế

Phái Lâm Tế do Ngài Nguyên Thiều khai sáng tại Trung Việt. Ngài họ Tạ, quê ở Quảng Châu (Trung Hoa). Ngài đi theo tàu buôn qua An Nam, trú ở phủ Qui Ninh (Bình Ðịnh) lập chùa Thập Tháp Di Ðà, Mở trường dạy học. Sau Ngài ra thuận hóa lập chùa Hà Trung, rồi lên Xuân Kinh (Huế) lập chùa Quốc Ân và dựng tháp Phổ Ðồng.

Sau Ngài phụng mạng đức Anh Tôn ( Nguyễn Phúc Tráng 1687-1691) trở về Trung Quốc, tìm mời các vị danh tăng và cung thỉnh pháp tượng, pháp khí. Ngài về Quảng Ðông mời được Hòa Thượng Thạch Liêm và các danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng, pháp khí trở về Nam. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ. Sau đó, chúa Nguyễn sắc ban Ngài chức trụ trì chùa Hà Trung. Năm Bảo Thái thứ 10 nhà Lê, Ngài tịch tại chùa Hà Trung, sau khi dặn dò đệ tử và truyền bài kệ sau đây:

Tịch tịch, kính vô ảnh; Minh minh, châu bát dụng; Dường đường, vật phi vật; Liểu liểu, không vật không

Ðại ý: Thể pháp thân thanh tịnh sáng suốt như mãnh gương sạch không bụi, như ngọc minh châu, trong sáng bóng ngời. Tuy hiện tiền sự sự, vật vật sai khác, nhưng đều là thể pháp thân biểu hiện. Thể pháp thân thường vắng lặng mà không phải là không, tức là lý chân không diệu hữu.

Xét trong Lịch truyền tổ đồ thì Ngài đứng về đời 69, xét về chánh thống phái Lâm Tế thì Ngài đứng về đời 33, còn xét riêng về phái Lâm Tế ở Trung Việt, thì Ngài là sơ tổ.

[Sửa] 6. Phái Liễu Quán

Phái Liểu quán xuất phát từ Liểu-Quán-Hòa-Thượng. Ngài Liểu-quán quê ở Phú-yên (Song-cầu). Ngài ra Thuận Hóa thọ giới Sa Di với Ngài Thạch-Liêm Hòa-Thượng. Năm 1702, Ngài đến Long-Sơn cầu học pháp tham-thiền với Ngài Tử-Dung Hòa-Thượng (Tổ khai sơn chùa Từ Ðàm Huế, người Trung Hoa).

Tổ Tử-Dung dạy Ngài tham-cứu câu: Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ , (muôn pháp về một, một pháp về đâu?) . Ngài tham cứu mấy năm, đến khi xem bộ Truyền Ðăng Lục, thấy có câu: Chỉ vật truyền tâm, nhơn bất hội xứ . Ngài liền tỏ ngộ. Năm 1742, cuối mùa thu, Ngài thọ bịnh. Trước khi lâm chung, Ngài gọi môn đồ đến dạy rằng: nhơn duyên đã hết, ta sắp chết đây .

Thấy môn đệ khóc, Ngài dạy rằng: các người khóc làm gì? các Ðức-Phật ra đời còn nhập niết-bàn. Ta nay đi đến rỏ ràng, về có chổ. Các người không nên khóc và đừng buồn thảm . Rồi Ngài viết bài kệ từ biệt sau đây :

Viết xong, Ngài bảo môn đồ. Sau khi ta đi, các ngươi phải nghĩ cơn vô thường nhanh chóng, cần phải siêng năng tu học. Các người hãy cố gắng chớ bỏ qua lời ta. Ngài tịch vào ngày 22 tháng 11 năm Nhâm-Tuất (1742) vào giờ Mùi, sau khi dùng nước trà xong và vui vẻ từ biệt môn đồ.

Ðến đây chúng ta cũng nên nhận định cho rỏ ràng điểm này: Thiền Tông do người Việt sáng lập chỉ có một Phái duy nhất do vua Trần Nhân Tông làm Sơ tổ là phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhưng đến nay, chúng ta lại thấy xuất phát một phái nữa là phái Liểu quán, do Ngài Liểu-quán một danh tăng Việt-Nam chủ xướng, như vậy có mâu thuẩn với sự nhận xét ở trên không? Thật ra, so với các phái Thiền-Tông khác ở Việt-Nam, thì phái Liểu-quán chỉ một phái nhỏ, chỉ nằm trong phạm vi mấy tỉnh miền Trung-Việt.

Vả lại, Ngài Liểu-quán cũng là đệ-tử của Ngài Tử-Dung, một vị sư Trung Hoa thuộc phái Lâm-Tế. Do đó, pháp Liểu-quán, nếu chúng ta đi tìm nguồn góc xa hơn một chút nữa, thì cũng chỉ là một chi nhánh của phái Lâm-tế mà thôi.

[Sửa] Các Kinh Sách Nói Về Thiền

Khi kinh sách nói về Thiền không thể kể xiết được. Tuy thế, đễ quý độc-giả khỏi bỡ-ngỡ trong khi nghiên cứu, học hỏi, chúng tôi xin dẫn một số sách thiết yếu sau đây:

Xem tiếp: Phật Học Phổ Thông.V.52.3.8 Thiền Tông (Phật giáo Trung Hoa)