Phật Học Phổ Thông.V.52.3.2 Thiền Tông

A- MỞ ĐỀ:

IV.- Ðại Thừa Thiền

Ðại thừa Thiền thuộc Đại chúng bộ phái Bắc Truyền, ngày nay gọi là Bắc Tông thiền, thuộc Phật giáo phát triển. Danh xưng Đại thừa sẽ không còn nữa, kể từ 1950. Xem sử Phật giáo thới giới. Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những người lợi căn tu. Những bực Bồ Tát đã nhiều đời nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền nảo thô trược, chỉ còn vi-tế vô-minh, nếu kiếp này gặp được minh-sư chỉ giáo, thì sẽ được tỏ ngộ. Cũng như cành hoa sắp nở, chỉ thêm chút ít công phu vun tưới, thì hoa sẽ trổ ngay. Yếu-tố căn bản của thiền là trí huệ. Thiền giả phải lấy trí-huệ để tự quan sát tâm tánh.

Các pháp thiền-định rất nhiều như:

Pháp-hoa tam-muội, niệm Phật tam-muội, Ban châu tam-muội, Giác ý tam-muội, Thủ-tăng-nghiên tam-muội, Tứ-tánh-thiền, Nhứt-thế-thiền, Nhứt thế môn thiền, Thiện nhơn thiền, Nhứt tế hạnh thiền, Trừ phiền-não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh-tịnh tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như lai tối thượng thừa thiền, Ðat-ma sư-tổ thiền .v.v.

Dưới đây chúng ta hãy nghiên cứu qua một số pháp thiền-định.

1.- Sao gọi là Pháp hoa tam-muội ?

Phương pháp này dựa theo kinh Ðại phẩm Bát-nhã. Hành-giả tu pháp này, tâm ý giác-ngộ tất cả các pháp và được vô-sanh-nhẫn (độc giả nào muốn rỏ thêm, hảy xem lời bình luận của Ngài Trí-Giả-Ðại-Sư).

4.- Sao gọi là Thủ nghiêm tam muội ?

Phương-pháp này căn cứ theo kinh Thủ-lăng-nghiêm. Hành-giả phải nhận chân rằng các pháp đều từ thực-thể như là Như-Lai-Tạng tâm mà tùy duyên biến-hiện, như huyễn, như hóa. Hiểu rỏ các pháp đều như huyễn như hóa, rồi dựa theo lý ấy mà tham-thiền nhập-định, nên cũng gọi là như hiển tam-muội.

5.- Sao gọi là Tự-tánh thiền, Nhứt thế thiền, nan thiền .v.v..?

Các món thiền như Tự tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nan thiền, Nhứt thế môn thiền. Thiện nhơn thiền, Nhứt thế hạnh thiền, Trừ phiền não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh- tịnh tịnh thiền .

Sở dĩ, gọi các món thiền này, vì các vị Bồ Tát nhờ y theo các môn thiền này mà tấn tu làm nên được công-hạnh rộng lớn, thâm sâu không thể lường được (độc giả nào muốn hiểu rỏ thêm, hảy đọc quyễn Pháp giới thứ đệ sang môn do Ngài Trí-Giả Ðại-Sư soạn).

————————————————————————————

6.- Sao gọi là Trực-chỉ thiền ?

Trực-chỉ thiền là pháp thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, không dùng phương-tiện tu quán và cũng không cần kinh giáo.

7.- Sao gọi là Như-lai thanh-tịnh thiền?

Như-lai thanh-tịnh thiền là pháp thiền thanh-tịnh của Như-lai. Như chúng ta đã biết, Ðức-Phật Thích-Ca trước khi chưa thành đạo, 6 năm tu khổ hạnh và đã ngồi tham-thiền 49 ngày đêm dưới gốc cây Bồ- đề. Sau khi phá trừ hết vô minh phiền-não, tâm được thanh tịnh, Ngài chứng được đạo Bồ-đề. Do đó, phép thiền này được gọi là Như-lai thanh-tịnh thiền.

8.- Sao gọi là Như-lai Tối-thượng-thừa thiền ?

Ðây là phép thiền cao-siêu hơn tất cả các phép thiền mà đức Như-lai đã ứng-dụng.

9.- Sao gọi là Ðạt-Ma Tổ-Sư thiền ?

Như chúng ta nghe, Ngài Ðạt-Ma sau khi từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa truyền đạo, đã ngồi xây mặt vào tường chín năm, tại chùa Thiếu-Lâm để tham-thiền. Ðat-Ma Tổ-sư thiền tức là phép thiền mà Ngài tu luyện ở chùa Thiếu-Lâm vậy.

Các phép thiền của Bắc Tông, như quý độc-giả đã thấy ở phần trên, tuy nhiều không kể xiết, tựu-trung có thể chia làm hai loại lớn:

1.- Một loại thường gọi là tam-muội, căn cứ theo kinh sách của Phật Tổ truyền dạy mà tu tập, có tu có quán, có phương-pháp nhất định, như Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Ban-châu tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm tam-muội v.v...Các loại tam-muội này vì có quy củ, có phương pháp nhất định và được phổ biến bằng văn tự, tương đối ít khó khăn và bí hiểm hơn loại thứ hai mà chúng tôi sắp nói dưới đây, nên được nhiều người tu luyện và số người thành tựu cũng nhiều.

2.- Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn-cứ theo kinh-giáo, không có văn tự, tức là loại thiền giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn-tự , như các pháp Trực-chỉ thiền, Như-lai thanh-tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như-lai tối-thượng thừa thiền, Ðạt-Ma Tổ-sư thiền v.v...Với loại thiền này là người ngộ trước dùng tâm giác-ngộ của mình để ấn-chứng cho người sau giác ngộ.

Ðó tức là loại thiền Dĩ tâm ấn tâm, trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật : Vị minh-sư dùng tâm mình đễ tiếp xúc với tâm đệ tử, truyền thẳng sự giác ngộ của mình qua tâm của đệ-tử; như dùng ngọn đèn sáng chói mà tâm mình mã bừng phát ra để chiếu vào tâm đệ-tử; và tâm này cũng lại nhờ ảnh hưởng trực-tiếp của sự giác-ngộ của thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ thầy đến trò, từ đời này sang đời khác.

Loại thiền này tức là loại thiền đã xây dựng truyền nối từ Ðức Phật Thích Ca xuống cho đến Ngài Lục tổ. Ðây là một lối truyền đạo hay truyền đăng trực tiếp linh động chính thống, nhưng không phổ biến như lối trên, vì mỗi đời chỉ truyền cho mỗi người, chứ không thể truyền cho nhiều người trong một lúc được. Và người được ấn chứng phải là một vị có trí-huệ xuất chúng, siêu phàm không ai sánh kịp.

——————————————————————————————————————-

Cách truyền dạy pháp thiền này có hai lối

a). Tham cứu một câu thoại đầu. Thoại đầu là một câu nói thiền hay công án, nghĩa là một đề án hay luận án gồm một câu rất ngắn, nhưng y-nghĩa sâu-xa, đối với người thường không hiểu được.

Khi một vị Tổ của phái Thiền-Tông này nhận thấy trong hàng đệ-tử của mình có một vị xuất chúng, có thể giữ giềng mối đạo tiếp nối sự nghiệp của Thiền-tông và tỏ ngộ đạo mầu được, thì vị Tổ trao cho vị đệ-tử ấy một câu thoại đầu (một luận-án, như bây giờ, các vị bác sĩ hay tiến sĩ, trước khi ra trường, phải nạp cho ban giám khảo). Vị đệ-tử này, đêm ngày tham cứu câu thoại-đầu ấy, có nhiều khi trải qua một thời gian mười năm hoặc mười lăm năm mới tỏ ngộ được. Sau khi xét thấy đệ-tử của mình đã tỏ ngộ đạo mầu rồi, vị Tổ-sư mới ấn chứng cho.

b). Nhưng nhiều khi vị Tổ-sư lại không trao cho đệ-tử của mình một câu thoại-đầu để tham cứu, mà lại dùng những hình thức rất lạ-lùng, người thường khó có thể hiểu được như : đánh, hét, ra dấu, mời ăn cơm, uống nước trà v.v...chẳng hạn; như có một vị đệ-tử đến cầu đạo với một vị Tổ-sư, vị này không nói gì cả, chỉ dùng Thiền trượng, hay phất trần(roi thiền) đánh đập vị đệ-tử kia, để xem sự phản ứng ấy như thế nào. Do sự phản ứng mà vị Tổ-sư biết được vị đệ-tử kia đã giác ngộ hay chưa.

( Xem Pháp Bảo Ðàn Kinh).

Tóm lại, pháp thiền này rất là mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được, cho nên người xưa có nói: Thiền cơ huyền diệu ( máy thiền mầu-nhiệm). Các vị Tổ-sư trong khi truyền đạo, không dựa theo một nguyên tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời cơ mà ứng-biến, nghĩa là quan sát căn cơ của người cầu đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ-tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài tùy cơ lập pháp. Tất nhiên phương-pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó, mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương-pháp gì để truyền thọ.

Về sau cũng có người bắt chước những phương-pháp như đánh, hét v.v...nhưng vì không biết quán thời cơ, nên chỉ làm cho người đau và sợ mà thôi, chứ không có hiệu quả gì. (Tác giả cố HT Thích Thiện Hoa)

Xem tiếp: Phật Học Phổ Thông.V.52.3.3 Thiền Tông (Phật giáo Trung Hoa)