Thiện Tri Thức

 Lạy Phật

Thiện hữu tri thức hay Thiện tri thức là một thuật ngữ Phật giáo. Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Thiện tri thức (Phạn ngữ Kalyàna-mitta) còn gọi là Tri thức, Thiện hữu, Thắng hữu, Thân hữu, là người chân chính ngay thẳng, có đức hạnh, có khả năng giáo hóa, dẫn dắt người khác theo chánh đạo. Ngược lại, người dẫn dắt người khác theo tà đạo gọi là ác tri thức.

Theo kinh Đại Phẩm Bát Nhã, quyển 27, người có khả năng giảng nói các pháp Không, Vô tướng, Vô tác, Vô sinh, Vô diệt và Nhất thiết chủng trí, khiến người khác vui mừng tin ưa được gọi là Thiện tri thức.

Kinh Hoa Nghiêm thuật chuyện Thiện Tài đồng tử cầu đạo các vị Thiện tri thức. Trên từ chư Phật, Bồ tát cho đến trời, người bất luận là ai, nếu người ấy có khả năng dẫn dắt chúng sanh bỏ ác làm lành, hướng về Phật đạo đều gọi là Thiện tri thức.

Luật Tứ Phần nói bậc Thiện tri thức phải hội đủ 7 điều kiện: Cho được những gì khó cho, làm được việc khó làm, nhẫn được việc khó nhẫn, việc kín nói cho nhau biết, bảo bọc cho nhau, gặp khổ không bỏ, gặp nghèo không khinh.

Ngài Trí Giả trong Ma Ha Chỉ Quán chia Thiện tri thức thành ba hạng: Ngoại hộ thiện tri thức - Giúp đỡ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi, an ổn cho hành giả tu tập. Đồng hạnh thiện tri thức - Cùng nhau tu tập, động viên khích lệ sách tấn lẫn nhau. Giáo thọ thiện tri thức - Khéo thuyết giảng Phật pháp, giúp hiểu biết sâu sắc giáo pháp, phương thức tu tập.

Kinh Bảy Pháp Thiện Tri Thức

Pháp thứ nhất: Tư cách của người biết rõ nhân.

- Gặp những gì trong hiện tại không phải ngẫu nhiên, mà có nguyên nhân của nó.

- Hiểu rõ sự vật nào mang đến hạnh phúc hay khổ đau.

- Không dính mắc vào nhân dù là nhân hạnh phúc hay nhân khổ đau.

- Tìm hiểu nhân nơi đâu mà có?

- Biết rõ cái nhân và diệt ngay cái nhân vừa mới chớm nở.

- Nhận thức được nhân sanh khổ đau và diệt bằng trí tuệ.

- Nhận thức được nhân hạnh phúc và không bị dính mắc bằng trí tuệ.

- Hạnh phúc mãi mãi trong các hoàn cảnh.

- Không chỉ biết rõ bộ mặt của khổ đau mà còn phải biết rõ gương mặt của hạnh phúc.

- Khi tâm khổ đau sanh lên, tâm này kéo theo tất cả các tâm khổ đau khác, khi tâm hạnh phúc sanh lên, tâm này kéo theo tất cả các tâm hạnh phúc khác.

- Các pháp sanh lên đều do nhân, khi nhân ấy bị diệt thì các pháp khác cũng diệt.

- Một đám rừng bị thiêu rụi không phải bởi một ngọn lửa khổng lồ mà do nơi một đốm lửa rất nhỏ.

- Thực tập chánh niệm để dập tắt đám lửa nhỏ, đề phòng đám lửa to.

Pháp thứ hai: Tư cách của người biết rõ quả.

- Việc làm của mình không bao giớ mất, quả sẽ trả lại cho mình tùy theo hành vi của mình.

- Tìm hiểu nhân của mình đã tạo để thấy rõ quả từ đâu đến.

- Kinh sợ quả hiện tại lấy đó làm gương mà tránh những nghiệp chẳng lành để khỏi quả vị lai.

- Dùng trí tuệ nhìn thấy nhân sanh oan trái và quả của sự gây oan trái, oán thù.

- Dùng nhẫn nại làm vũ khí để chuyển hoá oan trái oán thù, nhận chịu mọi hậu quả do người gây ra hay bản thân đã tạo.

- Sống vui trong đau khổ là giải thoát từng chi tiết đến giải thoát hoàn toàn.

- Biết nhân sanh và diệt ngay cái nhân ấy, đồng thời biết quả khổ của nhân nên kinh sợ quả ấy mà không dám tạo nghiệp gọi là biết quả.

Pháp thứ ba: Tư cách của người biết rõ mình.

- Biết mình là hạng người nào trong xã hội.

- Suy nghĩ thật chu đáo trước khi thực hành.

- Phải lượng sức và tài trí của mình, biết rõ luật lệ, trình độ tu học của mình, và phải nói năng có chánh niệm, như vậy mới an toàn được mọi nơi.

- Càng biết mình càng nhã nhặn lễ phép với người lớn, thương mến nể nang kẻ nhỏ, không vì sợ mà vì sự biết mình.

- Dẹp bớt và chuyển hoá lòng ngã mạn, chỉ một mực khiêm cung là người biết mình thực sự.

- Biết mình là một thành tựu, nên đời sống lúc nào cũng vui vẻ, vì không tạo oan trái, không tranh đua và biết thế nào là đủ sống, gọi là tri túc.

- Quan sát mình xem có đủ năm pháp căn bản không, đó là đức tin vững chắc, học nhiều hiểu rộng, thực tập giới, thực tập buông bỏ, và trau dồi trí tuệ.

- Luôn luôn hành động, nói năng, suy nghĩ theo những điều lành thiện, đem hạnh phúc cho bản thân và xã hội.

Pháp thứ tư: Tư cách của người biết điều độ.

- Biết điều độ trong việc sử dụng tiền bạc và thì giờ.

- Sử dụng tiền để làm các việc lành, phụng sự cha mẹ, giúp đỡ quyến thuộc và chia sẻ người thiếu thốn.

- Sử dụng thì giờ để học tu, học cách sống an vui, học cách làm thầy thuốc của chính mình.

Pháp thứ năm: Tư cách của người biết thì giờ.

- Sử dụng thì giờ của đời sống một cách hợp lý để mỗi giây phút đều tiếp xúc với sự sống.

- Nghe thuyết pháp, sửa chữa lỗi lầm và vun bồi hạnh phúc.

- Học chưa bao giờ là đủ nên cứ tiếp tục học, nhớ lại lời dạy của đức Phật và thực tập tâm yên lặng.

- Học mọi điều lành và vâng giữ hành theo, đồng thời khuyến khích người khác thực tập hạnh phúc như mình.

- Tham dự các buổi pháp đàm, thảo luận đạo, thân cận bậc thiện tri thức và mời người thực tập đánh giá phẩm chất tu học của bản thân.

- Dạy cho tâm mình an tịnh mọi lúc mọi nơi.

- Lấy trong sạch làm nền tảng; trì giới và tham thiền là hai phương pháp làm trong sạch tâm.

- Thực tập chánh niệm và thiền định, trau dồi trí nhớ và trí tuệ.

- Luôn luôn nhớ mọi việc đang xảy ra bên trong lẫn bên ngoài trong giây phút hiện tại, đồng thời sử dụng trí tuệ quán chiếu các sự việc đó.

Pháp thứ sáu: Tư cách của người biết hàng đại chúng.

- Biết công chúng có nhiều hạng người khác nhau, nên cách hành xử cũng tuỳ theo hạng người mà thay đổi.

- Làm vừa lòng người và đem hạnh phúc đến cho người, thiết tưởng đây là điều mà người tu thực hiện không ngừng nghĩ.

- Dù bị mắng nhiếc hay đánh đập, dù bị hàm oan hay tù đày, vẫn một mực từ bi thực tập nhẫn nhục, khiêm cung và hoá độ được người.

Pháp thứ bảy: Tư cách của người biết chọn người để thân cận (Bạn).

- Chọn bạn là điều quan trọng, nên chọn người biết điều hay lẽ phải mà thân cận.

- Chọn bạn là những người lành, dù là hạng nào, giai cấp nào trong xã hội, không cần chứng cấp bằng, chỉ cần hành động chân chính, lời nói chánh niệm, suy nghĩ và tư tưởng lành.

- Quan sát kỹ người gần bên mình để giao phó trách nhiệm.

48. Kinh Bảy Pháp Thiện Tri Thức – Thiền Môn Nhật Tụng (không rõ nguồn gốc người dịch! Thành thật xin cáo lỗi.)

 

Đi tu cầu học

Nhiều người Thái trong độ tuổi 20, 30 hiện nay cho biết họ đã sống ở chùa 3, 4 hay thậm chí là mười năm khi còn rất nhỏ. Hi sinh lớn nhất là phải chấp nhận không được quấn quýt bên mẹ như những thiếu niên khác.

Chuyện này có từ 20 năm trước, khi việc học là một gánh nặng tài chính với nhiều gia đình nông thôn. Lúc ấy, nếu trở thành chú tiểu họ không phải đóng học phí, được ăn ngày hai bữa miễn phí từ thực phẩm cúng dường và không phải mua đồng phục hay tập sách. Khi bệnh các chú tiểu cũng không phải trả tiền thuốc men và viện phí. Bằng cách này, nhiều thanh niên đã trưởng thành và học xong đại học.

Ngày nay, giáo dục ở Thái Lan được miễn phí đến hết lớp 12. Các học sinh được phát đồng phục, sách vở, giày dép và được ăn bữa trưa miễn phí ở trường.

Việc đi tu ở lứa tuổi thiếu niên tưởng đã giảm nhưng thực tế vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều bậc cha mẹ.

Với những gia đình rất nghèo, lý do chính vẫn là để đỡ tiền ăn hằng ngày.

Với các gia đình khá giả, các bậc cha mẹ gửi quý tử vào chùa để cậu ấm không bị game online, bia rượu, chất kích thích hay bạn bè xấu lôi kéo...

Chú tiểu Kittipit Singsorn, 13 tuổi, ở tỉnh Si Sa Ket, vùng đất đang diễn ra tranh chấp liên quan đến ngôi đền cổ với Campuchia, cho biết: “Ở quê em thường bị các anh lớn hơn ăn hiếp. Họ đưa tiền sai đi mua rượu và sau đó ép em cùng uống. Em rất sợ”.

Với Kittipit, cuộc sống ở chùa tất cả đều tốt hơn ở nhà. Kể đến đoạn cha dượng mất năm ngoái và mẹ phải bỏ ba anh em lên Bangkok làm việc trong nhà máy dệt, nước mắt em không ngừng rơi, liên tục đưa cà sa lau nước mắt: “Em nghĩ vì ba anh em mà mẹ phải đi làm xa cực khổ hơn, nên em và em trai em, khi đó 11 và 12 tuổi, xin được đến chùa tu để mẹ bớt khổ. Chúng em sẽ sống ở chùa cho đến khi học xong đại học”.

Với các chú tiểu tuổi 18, 20, việc tu tâm khó khăn hơn do liên quan đến chuyện... nhi nữ. Tiểu sư phụ Khamphing Phimmakong, người Lào đang tu học ở Thái Lan, cho biết: “Tôi có nhắn với bạn bè đừng liên lạc để không bị xao nhãng việc tu hành”.

Ở Thái sẽ là rất sai trái nếu một người nữ rủ rê một thầy tu trở về đời. Dù vậy, các sư và các tiểu sư phụ kể rằng: có cô gái lặng lẽ dâng cơm đều đặn mỗi sáng khi nhà sư đi bát, như một tín hiệu nếu có ngày thầy về đời chúng ta thành đôi lứa. Sư Utara kể có người còn đặt cả hoa hồng vào bát của nhà sư.

----------------------------------------------------

Ở Thái Lan, nam công chức được rời nhiệm sở ba tháng để vào chùa mà vẫn được trả lương. Theo truyền thống, người con trai vào chùa là để đáp đền công đức của cha mẹ đã đẻ đau, dưỡng dục họ.

HỒNG VÂN - Tuổi Trẻ

 

Lành thay, mừng gặp Thánh-nhơn!

Được Ngài ấn ký là chơn hạnh-phước.

Người hiền, nhận được, mừng thay!

Mừng thay! Được học, lâu dài hưởng vui.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Lời Tự Thú Của Sư Cô Thích Nữ Tuệ Nhi.

http://niemphatthanhphat.blogspot.com/search/label/BB%9Di%20T%E1%BB%B1%20Th%C3%BA%20C%E1%BB%A7a%20M%E1%BB%99t%20S%C6%B0%20C%C3%B4