Phật Học Phổ Thông.VII.71. kinh Lăng Nghiêm.12

I. Ngài A Nan hỏi Phật pháp tu viên thông

Ngài A Nan và đại chúng nhờ Phật khai thị trí tuệ sáng suốt, tâm hết nghi lầm, nên đồng lạy Phật, quỳ gối chắp tay và kính cẩn thưa rằng:

- Bạch Thế tôn, chúng con là kẻ phiêu linh nhiều kiếp bần cùng cô quạnh, không biết nhờ có hạnh phúc gì mà được làm em của Phật, cũng như đứa hài nhi mất sữa đã lâu, nay lại gặp được từ mẫu.

- Bạch Thế tôn, hôm nay chúng con thâm tâm đã được khai ngộ, hết những nghi ngờ, nghe Phật chỉ dạy hiểu được cái nghĩa “sáu gút mở thì cái tên một gút cũng không còn”. Nhưng chúng con còn chưa hiểu “Hỏi: Tu căn nào mới được viên thông”. Cúi xin đức Như Lai, duỗi lòng đại bi khai thị cho chúng con lần cuối cùng, may ra ở cơ hội này, con trở lại với bản tâm thanh tịnh, được thành đạo quả.

[Sửa] II. Phật hỏi hai mươi lăm vị Thánh, do tu pháp môn gì mà được chứng quả

Khi đó đức Phật hỏi toàn thể đại chúng: Các ông là người tu hành trong đạo của ta, vậy khi các ông mới phát tâm, đối với 18 giới (sáu căn, sáu trần sáu thức) do tu theo phương tiện nào mà được thành đạo quả?

LƯỢC GIẢI Tuy nói 18 giới, chớ tóm lại thì có 6 căn. Do sáu căn tu hành mà được thành đạo quả. Nên trước kia Phật nói: “Sanh tử luân hồi hay an vui giải thoát, cũng chỉ tại sáu căn của các ông” (vì muốn cho độc giả hiểu qua những pháp tu của 24 vị Thánh, nên lần tái bản quyền Ðại cương Lăng nghiêm này, chúng tôi có trích một đoạn (từ trang 166 đến 201) trong bản kinh Lăng nghiêm do ông Tâm Minh dịch in thêm vào đây, để giúp độc giả nghiên cứu)

 

III. Hai mươi lăm vị Thánh đều thuật lại pháp tu của mình được chứng đạo quả

[Sửa] Do Thanh trần chứng A La Hán

Ngài Kiều Trần Na trong hàng năm vị Tỳ kheo, liền từ chỗ ngồi đứng dạy bạch Phật rằng:

- Con ở nơi Lộc Uyển Kê Viên, gặp đức Như Lai khi mới thành đạo; nhân nghe âm thanh thuyết pháp của Phật mà tỏ ngộ lý Tứ đế. Phật hỏi các Tỳ kheo, thì con trước hết được gọi là “hiểu”; Như Lai ấn chứng cho con tên là A Nhã Ða. Con do nơi âm thanh vi diệu viên mãn mà thành bực A La Hán. Nay Phật hỏi pháp tu viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, âm thanh là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Viên dung thông nhập Như lai tạng diệu chơn như tánh của các pháp nên gọi là viên thông. Bất cứ tu pháp nào mà chứng được chơn như của tất cả Pháp thì đều gọi pháp đó là viên thông. Trong các đoạn trước, Phật đã chỉ rõ cho chúng ta thấy: sanh tử luân hồi do nơi sáu căn, mà được an vui diệu thường cũng do nơi sáu căn; sáu căn tuy vọng, nhưng không thể ngoài sáu căn mà tìm cái chơn được, vì rằng trong khi đang mê, chúng ta đem sáu căn này mà thấy nghe cảm xúc; đến khi giác ngộ, chúng ta cũng chỉ đem sáu căn này mà tiếp xúc với trần cảnh.

Vậy mà khi mê thì các căn bị ràng buộc nên gọi là gút (kiết); đến khi ngộ thì sáu căn được viên thoát nên gọi là mở.

sao mà thành ra cột gút, và làm sao để mở gút thì trước Phật đã dùng phương tiện cột khăn mở khăn để chỉ dạy rõ ràng. Ðồng một tánh Như Lai tạng mà vì nguyên do mê lầm nên hiện ra sáu căn ràng buộc.

Bởi thế nên nếu nói rằng vọng, thì căn nào cũng vọng; mà nói rằng chơn, thì căn nào cũng chơn. Nếu một căn được chơn thì tất cả các căn đều chơn. Lúc bấy giờ các căn tự tại không còn bị bó buộc trong phạm vi: mắt chỉ thấy sắc, tai chỉ nghe tiếng, mũi chỉ ngưởi mùi v.v... mà trái lại sáu căn tự tại thọ dụng.

Vậy nên tu nhãn căn, không phải là tiệt, tu nhĩ căn không phải là thắng v.v... cho đến bất luận tu một căn nào hay một món đại nào cũng như nhau cả, không gì hơn chẳng gì kém, miễn làm sao thấy rõ thật tánh của một pháp thì được viên ngộ viên thoát.

Ngài A Nan tuy đã thâm ngộ cái ý nghĩa viên ngộ viên tu ấy, nhưng hiện tiền chưa rõ sáu căn, căn nào thích hợp với trình độ của mình và chúng sanh ở cõi Ta bà này, nên cầu Phật chỉ bày. Phật liền gạn hỏi trong đại chúng, các vị Bồ tát và các vị A La Hán đã chứng quả vô học, để xem mỗi người, khi ban sơ phát tâm, tu theo phương tiện gì mà đặng ngộ đạo. Một điều mà chúng ta nên chú ý là Phật gạn hỏi chỗ ngộ đạo của các bậc Thánh hiền tăng, đây không phải để so sánh chỗ hơn kém, mà cốt để chứng minh lời Phật đã dạy trước, để chỉ rõ lối tu viên đốn, và để cho ngài A Nan nhân đó, tự lựa căn nào viên thông thích hợp với trình độ của mình mà tu để được giải thoát. Không riêng Ngài A Nan, nếu chúng ta sau khi nghe hiểu và biết lựa lấy một pháp thích hợp để tu hành, thì sẽ đặng ngộ nhập viên thông tam muội.

Ngài Kiều Trần Như cùng bốn thầy Tỳ kheo (5 ông này theo Phật tu khổ hạnh và được Phật hóa độ trước nhứt) nhân âm thanh của Phật thuyết pháp mà ngộ lý Tứ đế, chứng viên thông; nên đối với pháp môn thích hợp làm cho Ngài chứng ngộ, thì thanh trần là hơn cả. Thứ nhứt nhờ âm thanh của Phật giảng về Tứ đế mà ngộ được lý Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo).

Xưa nay chúng ta chỉ phân biệt theo giả ảnh của thanh trần sanh diệt đối đãi với ta, nên bị thống khổ theo khi có tiếng, hay khi không có tiếng, chứ chưa hề lắng lòng định trí rời vọng trần để quán thật tánh của những tiếng động tịnh là từ đâu, nên cũng chưa hề liễu nhập tánh âm thanh vốn là tánh diệu chơn như của Như Lai tạng. Thật tướng âm thanh đã như vậy, thì thật tướng trí do âm thanh thuyết minh cũng vậy.

[Sửa] Do sắc trần chứng A La Hán

Ngài Ưu Ba Ni Sa Ðà liền từ chỗ ngồi đứng dây đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng:

- Con gặp Phật lúc mới thành đạo, nhơn quán tướng bất tịnh, sanh tâm rất nhàm chán xa lìa; từ tướng bất tịnh đến tướng xương trắng, vi trần rồi tan về hư không, sắc không, không hai, ngộ thật tánh các sắc, thành vô học đạo. Ðức Như lai ấn chứng cho con tên Ni Sa Ðà, sắc phù trần tiêu hết, sắc diệu tánh châu mật viên dung. Con từ sắc tướng kia mà thành bực A La Hán. Nay Phật hỏi viên thông thì như chỗ sở chứng của con, quán sắc làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Ngài Ư Ba Ni sa Ðà (Tàu dịch là Trần Tánh, theo chỗ ngộ mà đặt tên), nhơn quán sắc tướng mà chứng quả.

Ngài Ưu Ba Ni Sa Ðà tu theo pháp quán đó, tịnh tâm nhiếp ý, quán sát thân phần của chúng sanh, chỉ toàn là một vật nhơ nhớp thối tha, cả từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài, và rõ ràng nhứt khi thân ấy đã thành một tử thi phình trướng bầm xanh, bại hoại, máu mủ chảy ra, gân thịt úa rửa, cầm thú rúc ăn, xương gân ly tán, chỉ còn nắm xương khô, lần lần tiêu ra tro bụi, biến vào hư không. Các sắc thân đã tan về hư không, đâu có phân biệt chia rẽ sai khác; chỉ vì đem tâm phân biệt, tương đối với sắc mà gọi là không, tương đối với không mà gọi là sắc, vậy nên sắc, không đều không tự tánh.

[Sửa] Do hương trần chứng A la Hán

Ngài Hương Nghiêm Ðồng tử liền từ chỗ ngồi, đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng:

- Con nghe đức Như Lai dạy con chín chắn quán các tướng hữu vi. Con liền từ tạ Phật lui về nhà thanh trai yên tịnh, trông thấy các thầy Tỳ kheo đốt hương trầm thủy, mùi hương lặng lẽ bay vào trong mũi; con quan sát mùi hương đó: chẳng phải khói, chẳng phải lửa, đi không chỗ tới, đến không chỗ bắt đầu, do đó vọng ý thức con tiêu diệt, phát minh tánh vô lậu. Ðức Như lai ấn chứng cho con hiệu là Hương Nghiêm, hơi hương phù trần thoạt diệt, hơi hương hiệu tánh được mật viên. Con do nơi hương trần kia mà thành bực A La Hán. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, hương nghiêm là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Ngài Hương Nghiêm Ðồng tử (theo chỗ ngộ mà đặt tên) nhân quan sát cái tướng hữu vi là hương trần mà chứng được viên thông. Thường thường chúng ta chỉ tưởng mùi hương là một thứ sẵn có của gỗ trầm v.v... Hễ có gỗ trầm là có hương; nhưng xét kỹ thì mùi hương ấy đâu phải chỉ do gỗ trầm mà có được; còn do không khí, do lửa đốt và do tỷ căn của ta tiếp xúc, tỷ thức giác xúc, ý thức phân biệt thì không thành mùi hương được. Vậy thật ra tánh chơn thật hương trần không phải là năng tri sở tri, cũng không phải là ly năng tri sở tri mà nó có ra, chỉ tùy theo nghiệp của mỗi chúng sanh mà phát hiện.

[Sửa] Do Vị trần chứng Bồ tát

Hai vị Pháp vương tử Dược Vương Dược Thượng cùng năm trăm Phạm thiên trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch rằng:

- Con từ vô thỉ kiếp làm lương y trong đời, miệng con từng nếm các vị cỏ, cây, vàng, đá của thế giới Ta bà này, số đến mười vạn tám nghìn thứ; như vậy đều biết hết thảy vị của: đắng, cay, chua, ngọt, mặn, lạt, các vị hòa hiệp, câu xanh, biến dị, cho đến nào là lạnh, là nóng, có độc, không độc, đều biết khắp cả. Sau con lại nhân thừa sự đức Như lai mà hiểu rõ vị tánh, chẳng phải không, chẳng phải có, chẳng phải tức thân tâm, chẳng phải ly thân tâm, phân biệt vị trần, mà đặng khai ngộ. Do đó, Phật ấn chứng cho anh em con hiệu là Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát và làm pháp vương tử ở trong hội này; chúng con nhơn vị trần mà đặng giác ngộ lên hàng Bồ tát. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, quán vị trần làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Vị trần là các vị cay, chua, đắng, ngọt; vị hòa hiệp như các món ăn do nhiều thức hiệp lại; vị câu sanh như ớt sẵn cay, bồ hòn sẵn đắng; vị biến dị là do thay đổi mà ra, như mật ông để lâu hóa chua, rượu để lâu thì lạt...

Ngài Dược Vương, Dược thượng Bồ tát do phân biệt quán sát bốn nhân của vị trần mà chứng đạo. Quán sát nguyên nhân của vị, như thế nào? Nếu nói vị cho hư không thì sao nếm hư không, không biết ngọt, đắng; nói rằng vị thiệt có, thì vị vốn vô hình; nói rằng vị tức là thân tâm, thành ra nó có tánh biết; còn nói vị ly thân tâm thì cái gì phân biệt mà biết vị. Hai vị Bồ tát quan sát như vậy, ngộ nhập cái tánh phi tức, phi ly, phi không, phi hữu của vị trần, nên vọng ý tiêu tan, mà giác tánh được tỏ bày vậy.

chân Phật mà bạch rằng:

- Kiếp trước, lúc đức Phật Oai Âm Vương ra đời, chúng con nhân đặng gặp Phật, nghe pháp mà xuất gia, trong ngày chúng Tăng tắm gội, con theo thứ tự vào nhà tắm, thì thoạt nhiên ngộ biết thủy trần vốn không rửa bụi trần hay không rửa bụi trần, tâm giác thường vắng lặng, không có tướng gì ... do tập quán cũ ấy mà được thành bậc vô học. Ðức Oai âm vương gọi tên con là Bạt Ðà Bà La, nhân diệu xúc tỏ bày sáng suốt. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, quán xúc trần làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Ngài Bạt Ðà Bà La (Tàu dịch là Thiên Thủ hay Hiền Hộ) nhân quán xúc trần mà ngộ nhập viên thông. Xúc là đụng chạm, tiếp xúc. Cảnh bị biết của thân căn, hay nói cách khác là cảnh ứng hợp thân căn phát sanh, nhận biết có lạnh, nóng, trơn, nhám v.v... đều là xúc trần. Như vậy, xúc trần được phát hiện là bởi có thân căn với sắc cảnh, thiếu một không thành, xúc trần hư dối.

Vả lại như khi đối trước một lò lửa, nếu kẻ rét thì có cảm xúc ấm, còn kẻ ấm thì lại có cảm xúc nóng thêm. Vậy thì chỉ tùy chúng sanh mà thành lạnh hay nóng, không có thật thể nhất định.

Ðối với nước cũng vậy, khi chúng ta dùng nước tắm gội thân thể, nước chảy trên mình mà sinh ra cảm giác thế này thế khác, gọi là xúc trần. Nhưng xét nghiệm kỹ thì khi ta gọi là tắm rửa, ấy là rửa thân thể hay rửa bụi trần?

Nếu nói là rửa thân thể, thì như không bụi trần lấy gì để rửa, nếu nói là rửa bụi trần, thì như nước chảy trên đất cũng gọi là tắm rửa đặng sao? Thế thì nước, bụi trần, thân thể vốn thật an nhiên, nước không phải hay rửa (năng), mà bụi trần và thân thể không phải bị rửa (sở), cho nên xúc trần chỉ là tướng giả dối, đối đãi theo vọng nghiệp chúng sanh không xúc mà hiện xúc, nên xúc trần đều là như huyễn: phi hữu, phi vô. Ngộ được như vậy mà tu hành, tức thành bực vô học. ( Năng là sự vật, năng lượng...Kích hoạt vào vật thể, hữu tình thể thì gọi là sở )

[Sửa] Do pháp trần chứng A La Hán

Ngài Ma Ha Ca Diếp và Tỳ kheo ni Tử Kim Quang, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật và bạch rằng:

- Con nhớ kiếp trước, trong thế giới này có nhiều đức Phật ra đời hiệu Nhựt Nguyệt Ðăng, con được thân cận nghe pháp tu học, sau khi Phật diệt độ thì cúng dường xá lợi, đốt đèn nối ánh sáng, lại dùng vàng tử kim sáng chói mà thếp hình tượng của Phật. Từ đó đến nay đời đời thân con thường được đầy đặn, ánh sáng như đồng vàng tử kim, còn Tỳ kheo ni Tử Kim Quang này chính là quyến thuộc của con, từng đã cùng phát tâm một lúc với con. Con xem thấy thế gian sáu trần biến hoại, nên chỉ đem tâm không tịch tu hành, thành diệt tận định. Thân tâm tự tại hay vượt qua trăm ngàn kiếp, dường như khảy móng tay. Con do quán sát pháp không tịch mà thành bậc A La Hán; đức Thế tôn cho con là người tu hạnh đầu đà bậc nhứt. Diệu pháp mở sáng, các lậu tiêu trừ. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, quán pháp trần làm nhơn là hơn cả.

LƯỢC GIẢI Ngài Ma Ha Ca Diếp nhân quán pháp trần mà ngộ nhập viên thông. Pháp trần là tất cả ấn tượng của tiền trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, lưu lại trong tâm ý mà làm cảnh sở duyên cho ý thức.

Tất cả cảnh giới thế gian tóm lại không ngoài sáu trần; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ấy. Những pháp đó luôn luôn biến chuyển hoặc âm thầm kín đáo, hoặc rõ rệt phô bày, chứ không niệm nào yên lặng dừng nghỉ. Vừa vị lai đã thành hiện tại, vừa hiện tại đã thành quá khứ; như vậy hãy chỉ vào đâu mà cho là có pháp thiệt. Chỉ vào vị lai ư? Hay chỉ vào quá khứ, hiện tại? Thiệt không thể chỉ vào đâu được. Pháp trần đã không thiệt, pháp trần là chơn không, thì các món thọ tưởng, hư vọng phiền não, nương pháp trần sanh ra cũng liền tiêu diệt, phá trừ ý thức, chứng diệt tận định. Khi ấy thân tâm tự tại, đối với không gian cũng như đối với thời gian: không rời chỗ ngồi mà ở khắp mười phương, vượt trăm ngàn kiếp mà dường như trong giây phút khảy móng tay, thoát ngoài vòng chướng ngại của những sự lâu, mau, xa, gần, hạn cuộc.

Sáu vị trên đây do tu sáu trần mà được chứng quả.( Còn thiếu một ý trần!)

Xem tiếp: Phật Học Phổ Thông.VII.71. kinh Lăng Nghiêm.13

LƯỢC GIẢI Ðây là lần thứ bảy, Phật chỉ rất rõ ràng các giác quan: thấy, nghe v.v... là tâm và thường còn. (Phật dạy tới nữa ra sao chưa biết, nhưng tới đây người chép lại bài này, cảm thấy bất an. Là vì chưa có nói chổ nào! nơi nào Hành giả hành trì. Vì là Thinh văn đi nữa cũng phải tu. Ví dụ: Khi Hành giả còn mang sắc thân nhục thể, có đói thì phải ăn vào mới no. Vậy...)