Cách chọn lựa kem ủ phù hợp với từng loại tóc

Ủ tóc là một bước cuối cùng nhưng cũng là quan trọng nhất trong số 3 bước chăm sóc cơ bản đó là gội, xả và ủ tóc. Thành phần của kem ủ chứa rất nhiều dưỡng chất nuôi dưỡng tóc cần thiết. Chúng có khả năng biến mái tóc hư tổn, xơ rối trở nên suôn mượt hơn bao giờ hết. Các nàng có thể thực hiện cách ủ tóc tại nhà từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để bảo vệ mái tóc của mình liên tục.

Cách chọn lựa kem ủ phù hợp với từng loại tóc

Tóc cũng như da, cơ địa tóc của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Do đó, có thể loại kem ủ tóc này thích hợp và có hiệu quả với ai đó, nhưng nó lại không mang lại kết quả tốt với bạn. Do đó, việc lựa chọn kem ủ phù hợp với trình trạng tóc hiện tại rất quan trọng. Nếu đang phân vân không biết nên lựa chọn kem ủ tóc như thế nào, hãy tham khảo thông tin bên dưới. 

Kem ủ cho tóc dầu

Tóc dầu là hiện tượng các tuyến dầu bên trong các chân tóc hoạt động mạnh mẽ khiến da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường. Tình trạng này khiến tóc bị bết dính, tạo ra cảm giác khó chịu khi chạm vào. Nhất là với những ai đang để tóc mái, dầu nhờn sẽ khiến các đốt mụn dễ dàng xuất hiện trên trán.

Với những đối tượng này tốt nhất nên chọn cách ủ tóc tại nhà bằng tre, gừng, hoa hồng... Tuyệt đối phải tránh xa các loại kem ủ có tinh chất dầu dừa, ô liu... bên trong thành phần.

Kem ủ cho chất tóc khô

Trái với loại tóc dầu, chất tóc khô bị thiếu lượng dầu tự nhiên trầm trọng. Nguyên nhân của loại tóc này thường là di truyền, bẩm sinh hoặc sau quá trình sử dụng nhiều hóa chất. Không chỉ thế, việc đi ngoài trời nắng quá nhiều, tiếp xúc với bụi bẩn cũng sẽ khiến tóc bị khô đi. Vì thế, kem ủ tóc với dầu dừa, ô liu hoặc các loại vitamin bên trong thành phần sẽ vô cùng phù hợp cho ai có chất tóc này.

Tóc đã trải qua phương pháp uốn

Tóc đã trải qua các kỹ thuật uốn cần được giữ đúng nếp để luôn đẹp. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với các loại hóa chất sẽ làm tóc bị yếu đi rất nhiều. Thế nên, các cần thực hiện cách ủ tóc tại nhà với những sản phẩm chứa đựng nhiều dưỡng chất cấp ẩm, giữ nếp và phục hồi tóc.

Tóc quá mỏng manh và yếu ớt

Với những đối tượng có mái tóc mỏng bẩm sinh, hãy chọn các loại kem ủ tóc có chứa thành phần kích thích mọc tóc như tinh dầu bưởi. Riêng những ai có tóc mỏng do tác động quá nhiều loại hóa chất gây hại, nên chọn những loại kem ủ có công dụng phục hồi. Như thế sẽ tái tạo lại kết cấu, giúp phục hồi từ sâu bên trong, để tóc chắc khỏe.

Tóc dày và khô cứng

Thông thường, mái tóc dày luôn đi kèm với chất tóc cứng cùng nhiều tầng tóc kết hợp lại. Các nàng nên chọn loại kem ủ tóc có chứa nhiều protein trong thành phần cấu tạo. Và nên thực hiện phương pháp ủ tóc nóng trong thời gian từ 5 đến 10 phút. Như thế sẽ giúp làm mềm, tạo cảm giác óng ả, suôn mượt cho mái tóc.

Có cần phải gội đầu trước và sau khi ủ tóc hay không? 

Gội đầu là việc giúp làm sạch tóc, loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn, dầu nhờn trên mái tóc. Trong khi đó ủ tóc là việc cung cấp dưỡng chất để tóc phục hồi những hư tổn cũng như cải thiện da đầu khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hơn. Nếu đã phân biệt được 2 hành động này, chúng ta cũng dễ dàng khẳng định được rằng việc gội đầu trước khi ủ tóc là hết sức cần thiết và quan trọng. 

Bởi lẽ, các dưỡng chất sẽ dễ dàng thẩm thấu vào tóc cũng như da đầu hơn khi mái tóc trở nên sạch sẽ, không bị cản trở bởi các yếu tố như dầu thừa, bụi hay vi khuẩn. Và dĩ nhiên sau khi ủ tóc, chúng ta cần loại bỏ những phần thừa của kem ủ sau khi tóc và da đầu đã hấp thụ một lượng vừa đủ. Không những thế, kem ủ có phần bết và dính, việc gội đầu sau khi ủ tóc là cần thiết. Tuy nhiên bạn không cần phải thực hiện quá kỹ, chỉ cần làm sạch phần kem ủ trên tóc với nước ấm, nước mát và khi chạm vào tóc không có cảm giác bết, dính là được. 

>>> Xem thêm: khoá học trang điểm cá nhân bao nhiêu tiền