7 bước skincare cho da nhạy cảm tại nhà
Chỉ cần tìm hiểu trên mạng, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra được rất nhiều cách chăm sóc da nhạy cảm tại nhà được khuyên nên thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, chính vì quá nhiều nên nhiều bạn không biết nên áp dụng phương pháp nào và phải bắt đầu từ đâu.
Có thể thấy, để có cách chăm sóc da nhạy cảm phù hợp nhất, trước tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân khiến làn da mình trở nên dễ kích ứng. Từ đó thay đổi thói quen cũng như cách chăm sóc của mình.
Nhìn chung, để chăm sóc da nhạy cảm, chúng ta cần lưu ý 3 vấn đề: Cách chăm sóc da nhạy cảm thông qua skincare, thay đổi thói quen hằng ngày và cách chăm sóc da nhạy cảm thông qua việc tăng sức đề kháng cho da.
Bước 1: Nắm rõ các thành phần không được dùng cho da nhạy cảm
Sản phẩm dưỡng da có rất nhiều. Tuy nhiên da nhạy cảm sẽ dễ kích ứng với một số thành phần có trong sản phẩm tẩy trang, sữa rửa mặt hay sản phẩm dưỡng da. Do đó, bước đầu tiên trong cách chăm sóc da nhạy cảm nàng không được bỏ qua chính là xây dựng cho mình một danh sách sản phẩm chăm sóc da dành cho da nhạy cảm, những thành phần khiến da dễ bị kích ứng và dựa vào bản thành phần này để lựa chọn các sản phẩm phù hợp với làn da hiện tại của mình.
Một số thành phần không nên có trong các mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm như:
Paraben: Chất dùng để bảo quản mỹ phẩm. Loại chất này rất hay gây nên các tác dụng phụ trên da. Thành phần phổ biến của chất này gồm Etyl Paraben và Methylisothiazolinone.
Alcohol (cồn): Trong tất cả các sản phẩm, đặc biệt là các dòng làm sạch da, tuyệt đối không nên lựa chọn sản phẩm có cồn, hoặc nhiều cồn.
Hydroquinone: Hợp chất làm trắng, nâng tone và loại bỏ tế bào chết trên da. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm lạm dụng chất này nhằm mục đích giúp da trắng sáng nên sẽ gây ra các hiện tượng kích ứng và làm mòn da.
Nhóm Silicone: Nhóm Silicon bao gồm các chất như Dimethicone, Cyclopentasiloxane, Phenyl Trimethicone… dễ gây kích ứng với da nhạy cảm.
Nhóm phẩm màu: Hầu hết da nhạy cảm dùng sản phẩm dưỡng da, làm sạch da nên loại bỏ các thành phần hương liệu và phẩm màu vì sẽ gây kích ứng mạnh đến sức khỏe của làn da.
Nhóm Parfum và essential oil: Tinh dầu có trong các sản phẩm dưỡng thường xuyên gây ra một số dị ứng bất thường trên da. Do đó nếu có tiền sử ích ứng với nguyên liệu nào, hãy lưu ý và loại bỏ chúng ra khỏi danh sách của mình.
Bước 2: Tẩy trang cho da
Tẩy trang là bước không thể thiếu trong cách chăm sóc da nhạy cảm. Da nhạy cảm cũng giống với các loại da khác, sẽ bị bám bụi, vi khuẩn và đào thải tế bào chết trên da. Để do có thể được thở và sạch lỗ chân lông, nàng cần thực hiện tẩy trang cho da với sản phẩm tẩy trang dành riêng cho da nhạy cảm. Có thể khẳng định rằng, đây là bước tiền đề cực kỳ quan trọng và quyết định tính hiệu quả của làn da trong việc hấp thụ các dưỡng chất có trong các sản phẩm dưỡng trong những bước skincare tiếp theo.
Đối với da nhạy cảm, nàng nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ cho da. Tốt nhất nên chọn các dòng không có hương liệu, không có thành phần tẩy rửa hay cồn gây mất cân bằng độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, nên lựa chọn sản phẩm dạng nước thay vì các dạng kem hay dầu tẩy trang.
Bước 3: Dùng sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Số lần lý tưởng để rửa mặt đối với da nhạy cảm là 2 lần/ ngày. Thời điểm lý tưởng là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, và buổi tối trước khi đi ngủ. Với tần suất này, bạn dễ dàng loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn sau một giấc ngủ sâu hay một ngày làm việc bên ngoài.
Lời khuyên cho da nhạy cảm là nên sử dụng 2 loại sữa rửa mặt khác nhau cho 2 thời điểm sáng và tối. Cụ thể:
Buổi sáng nên lựa chọn dòng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, lành tính, độ pH nằm trong khoảng 5-5,5.
Vào buổi tối, nên dùng sản phẩm rửa mặt có khả năng làm sạch sâu để loại bỏ hoàn toàn những lớp bụi bẩn, vi khuẩn bám sâu trong lỗ chân lông hay bám chặt vào trong da, giúp da được thông thoáng và sạch sẽ hoàn toàn.
Các thành phần nên tránh khi mua sữa rửa mặt như: Alpha Hydroxy Acid (AHA), Beta Hydroxy Acid (BHA) và Salicylic Acid. Vì đây là những thành phần giàu chất tẩy rửa, cồn, từ đó sẽ khiến da kích ứng, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, trong quá trình rửa mặt, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hạt. Vì vốn dĩ da nhạy cảm đã rất mỏng. Việc sử dụng các hạt làm sạch sẽ vô tình khiến da bị trầy xước, tổn thương.
Bước 4: Cân bằng cho da bằng toner cho da nhạy cảm
Một trong những cách chăm sóc da nhạy cảm tại nhà nàng nhất định không được bỏ qua chính là dùng toner cân bằng da sau khi làm sạch. Bởi lẽ, sau khi loại bỏ dầu nhờn, vi khuẩn cũng như bụi bẩn, da sẽ bị mất nước, và khô. Toner sẽ có chức năng cân bằng lại da, giúp da ẩm và ổn định độ pH.
Không những vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng, việc không sử dụng toner sau khi rửa mặt sẽ giảm đi 70% khả năng hấp thụ của làn da đối với các dưỡng chất có trong những sản phẩm dưỡng da tiếp theo. Vậy nên, để chăm sóc da tuyệt đối, với đạt 100% hiệu quả khi sử dụng các dòng sản phẩm dưỡng. Hãy dùng toner trước đó.
Đối với việc lựa chọn, hãy dùng các sản phẩm toner dành cho da nhạy cảm với thành phần không chứa cồn, không chứa hương liệu. Đặc biệt nên sử dụng các dòng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, có hiệu quả tốt cho da như trà xanh, thảo mộc…. Vì đây là những nguyên liệu lành với da nhạy cảm.
Bước 5: Serum dưỡng chất cho da nhạy cảm
Da nhạy cảm vốn dĩ là một làn da yếu. Vậy nên, trong cách chăm sóc cho da nhạy cảm, đừng tiếc túi tiền của mình. Nàng hãy đầu tư nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh thông qua việc dùng tinh chất dưỡng cho da nhạy cảm với các dòng serum chuyên biệt.
Serum là một dòng sản phẩm tinh chất cô đặc, dễ dàng được làn da hấp thụ sân vào các tầng da. Từ đó nuôi làn da từ sâu bên trong và hình thành nên lớp bảo vệ tự nhiên rất tốt để chống chọi lại với tác động bên ngoài.
Các thành phần có trong serum thường sẽ là những tinh chất từ nguyên liệu thiên nhiên như: tảo biển, lô hội, ceramide, trà xanh, …. Nếu có làn da rám nắng hay bị nám, tàn nhang, nàng cũng có thể sử dụng dòng serum Vitamin C để làm mờ các nốt thâm, đen trên da. Tuy nhiên, do tính chất acid nên khi sử dụng dòng serum này, da sẽ có cảm giác châm chích nhẹ. Nhưng nếu cảm giác châm chích đến khó chịu, tốt nhất nên ngừng sử dụng sản phẩm và đến tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Bước 6: Dùng kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm
Da nhạy cảm thường xuyên bị mất nước và dễ tác động bởi các yếu tố bên ngoài dù là nhỏ nhất. Vậy nên, da nhạy cảm luôn cần một lớp kem dưỡng ẩm bên ngoài. Lớp dưỡng ẩm này cấp ẩm cho da, và bảo vệ da khỏi tác động. Có thể nói, lớp dưỡng ẩm vừa là lớp bảo vệ da, vừa là lớp khóa các dưỡng chất có trong serum hay mặt nạ dưỡng da, giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất mà không bị bay hơi nhanh chóng.
Nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, cấu cấu không quá đặc vì sẽ khiến lỗng chân lông bị bít, tắc. Hãy ưu tiên các dòng sản phẩm gel hay lotion cho da dầu, vừa có thể cung cấp độ ẩm cần thiết, vừa rút ngắn thời gian hấp thụ của da đối với dưỡng chất.
Bước 7: Sử dụng kem chống nắng cho da nhạy cảm
Không chỉ da nhạy cảm, dù da có khỏe mạnh đến đâu, nàng cũng phải sử dụng kem chống nắng vào buổi sáng và dặm liên tục sau 6 tiếng/ lần. Kem chống nắng giúp bảo vệ làm da toàn diện trước tất cả các tác động bên ngoài môi trường. Đặc biệt là tia UV trong ánh nắng mặt trời, một trong những yếu tố khiến da bị đen, sạm, giảm đi sức đề kháng da và đồng thời làm mỏng lớp bảo vệ tự nhiên của da.
Đối với kem chống nắng cho da nhạy cảm, hãy lựa chọn các dòng sản phẩm chứa thành phần lành tính như kẽm oxit, titanium dioxide. Chỉ số SPF chống nắng dành cho da nhạy cảm nên từ 30 trở lên để bảo vệ làn da một cách tốt nhất.
Xem thêm: Địa chỉ học chăm sóc da uy tín nhất