Văn Thân Hữu

- TỰA THƠ CŨNG LÀ NGƯỜI - Hoàng Anh Dũng

- XUÂN TƯƠNG TƯ - Tuyết Mai

- TẢN MẠN THƯ XUÂN - Tuyết Mai

- XA VÀ NHỚ - Tuyết Mai

- NGÀY THÁNG PHÔI PHA - Tuyết Mai

- CHUYỆN BÀ MAI - Nguyễn Thị Minh Thủy

- NHƯ NHỮNG GIỌT MƯA - Nguyên Nhung

TỰA THƠ CŨNG LÀ NGƯỜI?

Hình: NTYên (Thuyền mơ)

Phiếm đàm

TỰA THƠ CŨNG LÀ NGƯỜI?

Trần Mộng Tú – Trần Phước An- Tưởng Dung – Kiên Giang qua các tựa thơ, tựa bài

Tôi nhớ năm xưa, thầy tôi là Duy Sơn Lão Sư, trong một buổi trà, đã dạy tôi rằng: không chỉ Thơ là người, mà ngay mỗi câu thơ cũng là người. Lão Sư còn nói thêm: ngay cả Tựa Thơ cũng là người. Tôi cho là người chỉ nói cho vui.

Mấy chục năm đã trôi qua. Thầy tôi đã ra đi cũng lâu rồi. Lời nói năm xưa tưởng chừng tôi cũng quên mất rồi. Cho đến một ngày, khi tôi thử ghép những câu thơ trong những bài thơ khác nhau của Ngô Tịnh Yên thành những bài thơ lạ - mà tôi đã có dịp trình bày cùng quý vị trong bài "Tản Mạn NTY" – thì tôi chợt nhận ra rằng người thầy xưa của tôi đã nói đúng: mỗi câu thơ cũng là người. Để đỡ mất thời gian của các bạn, tôi xin chép lại ra đây một bài Lục Bát và một bài Tự Do có nguồn gốc NTY:

Lục bát

Nước mắt khô

Con sông chẻ sóng bồi hồi

Nỗi buồn chẻ nhỏ, nỗi vui chẻ ngàn

Đi đâu giữa những con đường?

Cũng quay trở lại tâm hồn tuổi thơ

Đớn đau bằng nước mắt khô

Con tằm vẫn cứ nhả tơ dẫu buồn

Cho thơ, cho mộng, cho đàn

Nhận về một kiếp bẽ bàng thi nhân

Tự do

Em nở đóa vô vi

lặng lẽ hát trong cây

lũ dế mèn rung dây đàn cổ

lúc chợt nghe lại ca khúc cũ

những tình khúc của một đời thương nhớ

người yêu..

có thể là một mảnh sao cựa mình trong vũ trụ

dấu lặng bất ngờ của một mùa hạ chưa xa

khoảnh khắc đời như một sát na

em nở đóa vô vi tận duyên kiếp

Các bạn thấy đó, hai bài thơ mới hoàn toàn mang “chất” NTY. Từ đó tôi mới tự hỏi: vậy liệu các tựa thơ có cho thấy “chất” của người làm thơ, như lời thầy tôi nói không? Lẽ ra tôi sẽ thử nghiệm trên thơ của NTY. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy tôi cũng có mấy bài viết về thơ NTY rồi, vả lại còn rất nhiều thân hữu trên trang bạn của NTY Garden, mà tôi chưa có dịp chào xã giao, vậy sao tôi không thử chọn các tựa bài viết của các bạn văn thơ ấy như một dịp để làm quen? Và tôi đã chọn 4 thi văn hữu - xin mạn phép quý vị - cho tôi dùng các tựa bài của quý vị để ghép lại thành những bài thơ mới. Tựa các bài thơ do tôi đặt.

Bài 1: từ các tựa bài của Trần Mộng Tú

ảo ảnh

lệ

chiếc hồ huyền bí

ngụm cà phê tháng tư

cái chết ảo

lăn theo trái cam

hình như là thu phân

khi đợi ở phi trường

giấc mơ trong mùa đông

tôi là ai?

muối giao thừa

trái tim cong như

đuốc tình đêm ba mươi

Bài thơ có những ý nghĩa ẩn dụ rất lạ. Khổ đầu của bài thơ với hình ảnh rất đắt: nước mắt của chiếc hồ huyền bí như một ngụm cà phê tháng tư! Một hình ảnh cô độc: khi đợi ở phi trường, giấc mơ trong mùa đông, tôi là ai? Một hình ảnh cổ trang trong khổ cuối: người đốt đuốc tình đi trong đêm ba mươi, lúc gần giao thừa. Đọc xong tự dưng thấy ngậm ngùi lạ thường. Một bạn thơ của tôi nói vậy. Mà tôi cũng thấy vậy. Hay!

Bài 2: từ các tựa bài của Trần Phước An

thời gian

lệ sáng

một ngày

và một đời

gấp hạc giấy

vì giấc mơ của biển

chiều phai

nói với bạn

chữ vô

ngốc nghếch

nhưng là thật

bức họa thời gian

ngày tịnh yên nhớ mẹ

Một số thân hữu của tôi khi đọc bài này đều gật gù tấm tắc. Có một cái gì đó buồn buồn, nỗi buồn nhè nhẹ mà sâu lắng, câu chữ phảng phất hương vị thơ Nhật Bản. Các bạn tôi cho đây là một bài thơ hay và cảm động: gấp hạc giấy một đời vì giấc mơ của biển! Quá tuyệt!

Bài 3: từ những tựa bài của Tưởng Dung

nhớ và quên

xuân ca

không là trăm năm

lối xưa bỗng lại về

xin hãy đợi con

tháng tư nắng

bài thơ hạnh ngộ

tháng năm

và những con đường tím

những muộn phiền

rồi cũng phôi pha

Đây cũng lại là một bài thơ rất gợi, gợi về những mùa trong năm tháng cũ. Bài thơ đem đến một cảm giác buồn vui lẫn lộn: tháng năm và những con đường tím, muộn phiền rồi cũng phôi pha. Rồi một lời hứa hẹn với mẹ (cha) già: xin hãy đợi con, tháng tư nắng, bài thơ hạnh ngộ. Đối với riêng tôi, bài thơ này rất Tưởng Dung.

Và cuối cùng là Bài 4 từ những tựa thơ của Kiên Giang:

tím

khói trắng

xe trâu

theo chân ngoại lượm trái

mù u

màu áo tím

chậu nhỏ đựng đầy

hồn cố thổ

đồng xu giấy chặm

màu mực tím

chuyến tàu đời

hoa trắng

thôi cài

trên áo tím

Hình: Trịnh Kim Điền

Đối với bài thơ này thì nếu tôi không nói thì chắc quý vị cũng thấy được cái chất mộc mạc, những cảm xúc tinh tế, những hình ảnh rất Việt Nam, và những sắc tím mênh mông man mác của một miền quê, miền nhớ, đời học sinh trong một thuở hoa niên. Đó là chất của Kiên Giang, với nồng độ rất đậm: khói trắng, xe trâu, theo chân ngoại lượm trái mù u, màu mực tím. Một bạn thơ của tôi ở nước ngoài nói rằng, câu này làm ông nhớ Việt Nam quê nghèo của mình đến phát khóc. Chẳng là ngày xưa, sáng nào ông cũng đi lượm trái mù u. Và cái ông già đầu bạc trắng ấy khóc hu hu qua Skype. Mấy tụi tôi chỉ biết nắm tay nhau im lặng. Trong lòng ai cũng có một màu tím.

Tôi chưa từng quen biết các thi sĩ trên bao giờ, nhưng với các bài thơ ghép ở trên, tôi có cảm giác thật thân thuộc với họ, tôi như cảm nhận được cái phong thái – tâm tình của các vị đó. Tôi mường tượng như đó là “chất” của quý vị ấy. Nếu thật như vậy thì, tháng 8 âm lịch này, nhân giỗ lần thứ 25 của thầy tôi, tôi sẽ về bên mộ người, thắp nén nhang trầm và nói: Thưa Thầy, Thầy đã đúng!

Xin chúc quý vị thân hữu gần xa được nhiều sức khỏe. Hẹn gặp lại quý vị trong những bài sau.

Trân trọng.

Hoàng Anh Dũng – 04/7/2012

XUÂN TƯƠNG TƯ

Buổi chiều cuối tuần trôi qua thật vội. Tôi không có cuộc hẹn hò nào thế nhưng tôi vẫn chờ đợi, chờ đợi sự bất ngờ như lần tôi gặp anh. Một cuộc giao ước ngầm từ phía hai bên đã khiến cho tim tôi trăn trở, bất an…Chúng ta quen nhau như định mệnh sắp sẵn, mình tìm thấy nhau khi đôi bàn tay khẽ chạm. Đã bao nhiêu ngày… bao nhiêu tháng… bao nhiêu năm…bao nhiêu tuổi xuân của tôi? Vẫn mãi là sự chờ đợi lặng lẽ, âm thầm…

Sau mỗi lần gặp nhau anh lại đưa tôi về, khi tôi đạp xe một mình thì anh song song bên cạnh dù trời mưa hay không mưa. Lần hẹn khác anh chở tôi về, ngồi phía sau lưng anh, tôi không dám thở mạnh, cố giữ khoảng cách để anh không nghe được nhịp đập rộn ràng từ trái tim tôi. Vòng xe cứ quay đều, tròn trịa, nhịp nhàng… hạnh phúc của tôi thật mong manh, mơ hồ như sương khói. Trong những giấc mơ tôi, có anh và mùa Xuân đã xa. Tôi nhớ anh, nhớ vòng tay ôm siết nhẹ nhàng, ấm áp, đôi môi tôi như ngọt ngào hơn bởi nụ hôn cuống quít vội vàng..Mỗi lần nhớ về anh, tim tôi như muốn ngừng nhịp đập, chỉ muốn quay trở lại cái thế giới của riêng mình, nơi bắt đầu cho cuộc tình mà tôi và anh đã vô tư ngờ nghệch buông tay. Hạnh phúc như quả thủy tinh cầu bị rơi xuống làm vỡ tan thành những mảnh vụn. Có người nhặt được nhiều, có người nhặt được ít, có người lại không được một chút gì. Ai cũng cầu mong và hy vọng tay mình sẽ không bị những mảnh vụn thủy tinh cắt sâu làm chảy máu, để lại vết sẹo làm nhân chứng cho nỗi đau bất lực và sự thất bại thảm thương khi tình yêu cất cánh bay đi. Tôi cũng không ngoại lệ!

Tôi nằm im, nghe đêm trôi đi thật chậm, thật chậm. Tôi nằm nghiêng, những giọt nước mắt âm ấm chảy từ khóe mắt tràn qua sóng mũi rồi lan qua khóe mắt bên kia lành lạnh... Đã nhiều đêm như vậy, tôi quen rồi, nó như một thứ phản xạ tự nhiên, như thể màn đêm và sự trống trải cùng đồng tình với nỗi cô đơn tột cùng của tôi. Kỷ niệm giữa chúng mình ngắn ngủi lại không nhiều nhưng sao khắc sâu đậm nét như vậy?

Mùa Xuân đang về lại nơi đây, mang âm hưởng của mùa Đông chưa qua hết trọn. Màu trắng của tuyết vẫn còn đang trải rộng trên đồi núi chập chùng, tiếng gió suýt- soa vi vu, thì thầm vì lạnh làm tôi nhớ da diết mùa Xuân ở quê nhà, một chút se lạnh thôi cũng đủ làm cho người nhớ nhau, cần nhau đến choáng váng. Cuộc sống nơi đây luôn thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người để rồi đành phải làm quen và chấp nhận.

Có tình yêu nào bình an mãi mãi?

Có hạnh phúc nào đong đếm được nông sâu?

Tôi sẽ lại mĩm cười với những gì mình có

Dẫu không anh chia sớt những muộn phiền.

Bánh xe thời gian vẫn quay tròn đều đặn phía sau, đang cố đẩy tôi tiến về phía trước. Dòng đời cứ trôi, mỗi người lại loanh quanh với mảnh đời riêng của mình. Cuộc đời vẫn đáng yêu, những khổ đau chỉ là một phần của cuộc sống, hạnh phúc đôi khi không chỉ là sự ngọt ngào thuần túy, nếu thêm vào tách sữa một chút cà phê thì có phải hương vị sẽ tuyệt vời hơn và khiến mình lại nhơ nhớ, khát khao? Bỗng dưng tôi nghe thèm một tách cà phê sữa và tôi lại nhớ đến anh, một người rất xa mà luôn gần gũi, một người thân thương nhưng không thể gọi tên. Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!

Tuyết Mai Utah

Xuân Canh Dần 2010

TẢN MẠN THƯ XUÂN

Utah, ngày… tháng… năm…

Thật khó mà biện minh cho sự chậm trể hồi âm này. Thôi thì cứ trách, cứ mắng, cứ " dũa" em một trận cho đã đời đi, dù sao em cũng đâu có ở gần đâu mà nghe. Bên này đang là mùa đông, trời lạnh ghê lắm, chung quanh chỉ toàn là một màu trắng, nhìn lên trên núi sẽ thấy tuyết và mây cùng một màu trắng giống nhau, ở quê mình khó mà hình dung được khung cảnh như thế này. Sắp đến tết VN nữa rồi, nhắc đến tết, thèm thịt kho cuốn bánh tráng, dưa giá, củ kiệu... và nhiều thứ bánh mứt nữa, bên đây cũng có đủ nhưng vẫn không thấy ngon và đã thèm như ở quê mình. Chắc anh đang cười em tham ăn hả? Kệ! cho anh cười đã đi (hở mười cái răng ráng chịu). Anh biết không? Hương vị Tết bên này chỉ mới vừa phảng phất đôi chút chưa kịp đọng lại thì đã bay biến đi đâu mất rồi... nhanh đến độ mình chưa kịp cảm nhận được cái vui thì cái buồn lại lấn át tâm tư trở lại. Dù sao anh vẫn còn cái hạnh phúc mỗi ngày được đi ngang qua trường mình, con dốc Ngô Quyền chắc bây giờ thay đổi nhiều lắm? phố xá nhà cửa khang trang hơn, xe cộ và dòng người qua lại tấp nập, chắc hơn hẳn giờ tan trường khi xưa, anh nhỉ? Em thì nhớ nhiều thứ, nhất là mấy món ăn VN (đã biết em có tâm hồn ăn uống lắm mà), thèm một tô cháo tiều nóng hổi hay một tô bún gạo thơm nồng mùi tiêu, ớt… của quán đối diện với bệnh viện Đồng Nai những khi bị cảm… bên này hể thèm món gì thì cứ phải tự nấu lấy thôi, không có hàng quán bán lẻ tẻ ngoài đường như bên mình đâu, đi nhà hàng thì mất nhiều thời gian và đôi khi không vừa miệng lắm.

Hy vọng sẽ nhận được thư anh thường xuyên để được nghe anh kể chuyện ở quê mình. Chúc anh và gia đình luôn vui tươi, hạnh phúc...

Biên Hòa, ngày… tháng… năm…

Anh rất vui vì đã nhận được thư em, xúc động quá chừng bởi vì từ ngày mở hộp thư anh chi mong nhận thư của em và mong niềm vui này sẽ được mãi mãi. Hôm nay trên đường đi làm về, anh nhìn thấy những người buôn bán quanh chợ, ngày 29 tết rồi mà vẫn còn miệt mài cố gắng kiếm thêm vài đồng, cố vớt vát trong buổi chợ cuối năm, lòng anh buồn như chính mình đang đi tìm kiếm một điều gì thật mơ hồ khó diễn tả.

Xuân đến rồi đi, chúng ta tất bật trở lại với cuộc sống thường ngày, anh hiểu em cùng gia đình đón Xuân nơi xứ người dù đầy đủ vật chất nhưng vẫn thiếu tình quê hương, xóm giềng... Không sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ bình thường thôi, em đừng buồn. Bên đó, em đi làm và lái xe một mình? Tưởng tượng thôi anh đã thấy em “oai”ghê lắm, Biên Hòa mình bây giờ nữ lái xe trên đường phố cũng nhiều, cuộc sống xã hội mỗi ngày một đi lên (?) chỉ có mình là bị đứng lại. Con đường Phan Chu Trinh nhà em rất nhộn nhịp và sung túc, mỗi lần đi ngang qua, anh lại có thói quen nhìn vào, và tưởng tượng sẽ nhìn thấy em đang cặm cụi, loay hoay với chiếc áo dài cưới trên tay chuẩn bị giao cho khách hàng…

Bên ấy em có thời gian nghe nhạc không? bài hát "Bình thường thôi" của nhạc sĩ VŨ QUỐC VIỆT nghe xúc động lắm, em tìm trên mạng hoặc CD nghe thử nha.

Bé Chín, Mười cũng rất vui khi nghe em gửi lời thăm và hỏi khi nào em sẽ về lại Biên Hòa? Anh trả lời thay em rằng : “Em sẽ về khi mai vàng trước ngõ...”, có được không?

Thôi nhé cho anh hẹn thư sau. Chúc em và gia đình nhiều sức khỏe và luôn hạnh phúc, nhớ đừng quên kẻ “bất tài” này.

Rất mong thư.

Utah, ngày… tháng… năm…

Em cũng rất vui khi nhận được thư anh. Tâm trạng người viết không được hồi âm nhất là đối với kẻ phương xa này thì thật là vô cùng tệ lắm, anh biết không?

Bên này, mùa đông có thể kéo dài đến tháng tư, cho nên vừa thấy tuyết ngừng rơi, hoa tulip bắt đầu nở thì biết là mùa xuân đang đến. Lúc đó, bên anh chắc nắng ấm hơn rồi. Tết anh và gia đình có về Sa- Đéc không? Em nhớ hồi còn ở VN, Tết năm nào em cũng đi chùa Bà ở Châu Đốc và nhiều chùa ở nhiều nơi khác nhau. Công việc bận rộn quanh năm nhưng vẫn có thời gian làm những điều mình thích... Còn ở bên này, dù vật chất có đầy đủ bao nhiêu nhưng về tinh thần thì lúc nào cũng luôn bị căng thẳng, thiếu thốn bởi vì cha mẹ và anh chị em không ở gần nhau, cho nên dần dần cũng phần nào bị ngăn cách, xa xôi... ảnh hưởng bởi cuộc sống nơi này.

Trước kia, em làm việc bạt mạng bất kể đêm ngày. Cứ lao đầu vào công việc để mong thời gian trôi qua nhanh hơn. Điều công bằng còn lại duy nhất trên đời này là ai cũng có 24 giờ và ai cũng sẽ phải chết. Cho nên mình hãy trân trọng cuộc sống hiện hữu, cho dù vẫn còn đầy dẫy những bất công, thiếu thốn hay dư thừa vô bổ... nhưng mình đừng vô tình hay lãng phí nó, sẽ đáng tiếc ghê lắm. Có phải không?

Biên Hòa mình dạo này ra sao? chắc là rất nóng, bà con vẫn sống rất “hồn nhiên” chứ? em cũng hy vọng được như vậy: "sống hồn nhiên và chết thật bình yên” khi "quá mệt kiếp người..." có phải không? Bên này nghe và thưởng thức nhạc vẫn là một thói quen từ xưa đến giờ không hề thay đổi trong em, bài hát anh nói em đã có nghe. Anh biết không, cuộc sống hiện nay của chúng ta chỉ cần một chút "bình thường thôi" đã là rất khó, huống chi điều "bất thường" luôn luôn hiện hữu trước mắt ta hàng ngày...

Em rất nhớ về Biên Hòa, nơi em được sinh ra và lớn lên sống gần nửa kiếp người, nhớ những chuyến xe lửa đi, về đều đặn trên sân ga, nhớ tiếng rao mì gõ “lóc cóc” giữa đêm khuya, tiếng xe ngựa lộc cộc ngang qua trước nhà mỗi sáng sớm… nhớ sông Đồng Nai, dòng nước nổi trôi, bên bồi bên lở… những khi phiền muộn em chỉ biết lặng lẽ soi bóng mình với chút ngậm ngùi, mong được lãng quên…

Hãy viết thư và kể chuyện quê mình cho em nghe với, chưa gì anh đã hẹn giùm: "Em sẽ về khi mai vàng trước ngõ..." rồi, Em ở bên này thì "Đón xuân này em nhớ xuân xưa...", được trở về thăm lại nơi xưa chốn cũ... vẫn luôn là mong ước của em. Vậy thì hãy cùng cầu nguyện cho nhau một ngày nữa, bình an luôn đến với chúng ta. Hy vọng sẽ có ngày gặp lại. Anh đồng ý không?

Chúc anh mỗi ngày nhận được một niềm vui: trong gia đình, trong công việc, trong bạn bè, và cả trong tình yêu... nữa (đừng nói với em là không có nha, bởi vì "gừng càng già càng cay" mà). Như vậy là hạnh phúc nhất rồi há!

Nhớ gửi chút nắng ấm của mùa xuân nơi quê mình sang cho em với nha. Chúc anh luôn vui khỏe, hạnh phúc và đừng quên cô bạn nhỏ này...

Tuyết Mai

UTAH 2010

Xa Và Nhớ

Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.

Trường tôi dạy nằm ven làng biển, một thôn ấp nhỏ bé rất xa thị trấn, xa ánh đèn rực rỡ của thành phố. Trường vỏn vẹn chỉ có bốn phòng, ngoài ba phòng dành cho giảng dạy được chia ra ba lớp buổi sáng và ba lớp buổi chiều, còn lại một phòng chúng tôi phải ngăn đôi, một nửa làm văn phòng và một nửa phía sau dùng làm chổ ở cho giáo viên xa nhà như tôi. Trường có năm giáo viên nữ và một thầy hiệu trưởng, bốn người là dân địa phương, chỉ có tôi ở Biên hòa và cô bạn ở Đà Lạt khi ra trường “ bị ” điều về đây dạy học. Nhớ ngày đầu tiên khi nhận nhiệm sở, thầy trưởng phòng giáo dục đưa tôi ra bến xe, gửi tôi cho bác tài xế và căn dặn là đưa tôi đến trường học duy nhất ở thôn Hiệp An ( sau này được biết từ nơi thị trấn này đến chỗ tôi dạy mỗi ngày chỉ có một chuyến xe duy nhất sáng đi chiều về, phương tiện đi lại chủ yếu của dân làng ở đây là xe đạp ).

Ngồi trên xe, bên cạnh tôi là những khuôn mặt xa lạ, xạm đen vì nắng gió của biển, đang tò mò nhìn tôi, thân thiện cười hỏi “ Cô giáo mới hỉ? răng còn trẹ quả hỉ….” giọng nói miền Trung thật lạ tai vì họ nói rất nhanh. Xe chuyển bánh đưa tôi đến một nơi tôi chưa từng đặt chân tới, chưa hình dung qua cuộc sống tự lập như thế nào? Đường đi bắt đầu ngoằn ngoèo, dằn xóc vì nhiều đá sỏi gập gềnh, hai bên đường nhà cửa thưa dần, thưa dần rồi khuất hẳn. Khoảng cách giữa sự ồn ào, nhộn nhịp nơi thị xã là không gian vắng vẻ, đìu hiu … khung cảnh chung quanh trước mắt tôi đã hiện ra một thế giới khác, nghe nói đây là vùng kinh tế mới nên cảnh vật còn rất hoang sơ, heo hút, cây cối dày đặc, um tùm hơn khi xe đi sâu vào con đường mòn duy nhất dọc theo khu rừng bên cạnh. Bỗng dưng nước mắt tôi tuôn trào, rơi rơi mãi không cách gì cầm lại được, tôi chỉ biết cắn chặt môi cố kềm lại tiếng nấc nghẹn ngào đừng bật ra thành tiếng. Trên xe, mọi người quanh tôi xôn xao có lẽ họ bất ngờ trước phản ứng của tôi, tai tôi ù, mặt tôi ràn rụa nước mắt, miệng thì câm lặng nhưng thật ra trong lòng tôi đang gào thét “ con muốn về nhà, hãy cho con về nhà…má ơi con sợ lắm…”

Rồi thời gian trôi qua, tôi đã quen dần với cuộc sống và bắt đầu thấy yêu mến, gần gủi với cảnh vật và con người nơi đây, nhất là biển. Những sáng, chiều ra thăm biển… có khi cùng đám học trò nhỏ, hoặc với anh chị dạy chung trường, cũng có khi tôi muốn chỉ một mình để được thổn thức cùng biển. Biển nghe tôi tâm sự, đã chất chứa và chia sẻ cùng tôi những buồn vui, những vướng vấp của cô giáo nhỏ đang tập tễnh bước vào đời với túi hành trang rối bời những hoài bão, ước mơ, tình yêu… đang chấp cánh.

Đêm đêm ngồi chấm bài, soạn giáo án bên ánh đèn dầu chao đảo không đủ sáng, nhìn ra khung cửa sổ… ánh trăng vằng vặc, không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng sóng vỗ rạt rào mơn man ghềnh đá từ biển vọng về như muốn an ủi, ru ngủ kẻ đơn độc xa quê. Tôi lại thấy nhớ nhà, nhớ ba tôi với dáng vẻ đăm chiêu bên bàn cắt áo, tính toán phác họa một kiểu mẫu đẹp, lạ cho khách hàng, má tôi thì cặm cụi làm khuy nút bên chồng quần áo đã may xong, chị tôi chắc cũng như tôi đang soạn giáo án, chấm bài ở trường chị dạy; các em tôi có lẽ đã ngủ say…Tôi nhớ quá mọi người, và cũng nhớ một hình ảnh thoáng qua trong trí, lúc xa, lúc gần làm tim tôi có cảm giác như thân, thương…nhiều lắm!

Khi đứng trên bục giảng… nhìn xuống những đứa học trò đầu tóc bù xù, vàng hoe vì nắng gió miền biển; mặt mũi lấm lem đen đúa vì suốt ngày phơi mình ngoài đồng khô nắng cháy… tôi thấy thật nao lòng trước những ánh mắt thơ ngây, trong sáng đang ngẫng nhìn mình như muốn gửi cả niềm tin, ước mơ vào từng lời giảng, từng câu chuyện cổ tích thần tiên qua lời cô giáo kể… Nơi tôi dạy làng quê nghèo lắm, học sinh không có tiền để mua tập viết đi học đừng nói chi đến quần áo hay những phương tiện khác. Cho nên, cứ mỗi lần về thăm nhà trở ra, hành lý của tôi nặng không xách nổi, trong đó toàn là dụng cụ học tập ( phấn, tập, viết… có cả sách hình, truyện cổ tích…) cùng một số quần áo cũ của mấy đứa em để làm quà cho đám nhỏ dễ thương. Những khi còn lại một mình ở trường, tụi nó thường đến thăm, tập múa hát… có khi xin ba má để được ngủ lại với cô giáo vì cô giáo rất sợ ma. Cũng có khi cô, trò cùng dắt nhau ra biển ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn hay chờ đón bình minh khi mặt trời ló dạng. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.- bởi vì tuy cô đơn nhưng lại không cô độc. Còn nhớ hai câu thơ thời sư phạm của tôi:

Phấn trắng rơi rơi, em sống đời thanh bạch

Mực đỏ chấm bài là máu nhỏ từ tim….”

Về sau này, mãi bận rộn với cuộc sống và trách nhiệm nên những lãng mạn đời thường cũng được tạm lắng đọng tưởng chừng như đã quên…Không biết biển bây giờ còn đẹp và yên tĩnh giống như ngày xưa hay đã thay đổi đi nhiều? Dù không gian và thời gian có khác nhau nhưng tôi nghĩ, khi đứng trước biển mỗi người chúng ta đều mang tâm trạng gần giống như nhau - cô đơn, nhỏ bé, trống trải... - và bất chợt một ý tưởng thoáng qua: Ước gì!...

Đêm nay, không ngủ được, tôi lại nhớ đến những chuyện xưa. Có lẽ ngay từ nhỏ tôi đã quá quen thuộc với những câu hát ru em " ầu ơ ví dầu..." cho năm đứa em đến mềm cả môi và một phần ảnh hưởng bởi ba tôi về tính văn nghệ, văn gừng... nên thơ và nhạc đã là một phần quan trọng không nhỏ trong cuộc sống tinh thần của tôi, nó đã thay tôi nói lên rất nhiều điều, và có thể tạm xoa dịu đi những nỗi đau buồn trong đời mà mình phải va chạm và hứng chịu. Thời còn đi học, như những bạn bè trang lứa khác, tôi cũng tập tành làm thơ viết báo, viết nhật ký... để gửi gấm tâm sự, nhưng thơ tôi dở quá nên không dám đưa ai đọc đành phải xếp lại, đóng khung cho vào ký ức. Thời gian mang đi tuổi xuân của con người, nhưng để bù đắp, thời gian đã đem lại cho tôi niềm tin trước cuộc sống – đó chính là tình yêu – Yêu đời và cả Yêu người. Hầu hết những "mối tình đầu" đều nãy sinh từ thời trung học. Đi dạy, tôi không có được cái duyên này...thêm nữa, bối cảnh thời gian và không gian lại không phải ở trường học mà là nơi miền ven biển xa xôi, nơi tôi đã có một hồi ức đẹp, buồn, cô đơn và hơi có chút mơ hồ cao ngạo... vì thế nên đã để vuột tay, đánh rơi mối tình đầu (? )

Khi tuổi vừa mới lớn bắt đầu bước vào cuộc hành trình chung của những cô bé đang tập tành đi tìm ước mơ để dệt mộng… Với vai trò người chị trong gia đình, dưới tôi là bốn tên con trai nghịch ngợm, lì quá sức và một đứa em gái út- quá mừng – vì nghĩ rằng sẽ có thêm đồng minh, ai dè nó cũng như bốn thằng anh của nó, năm đứa hợp lại làm tôi te tua lớn hết nổi, ốm nhom ốm nhách nhìn không giống các cô thiếu nử đang ở lứa tuổi dậy thì… xấu quá nên chẵng ai nhìn tới. Tôi còn có một người chị, chị học khá và thích làm thơ, viết văn. Ước mơ của chị là được đi du học, giấy tờ- thủ tục phỏng vấn đã xong hết, nếu không có sự kiện lịch sử 1975 thì chị ấy đã đi Nhật rồi. Cuộc đời khó biết trước được, công việc học hành của bản thân và trách nhiệm đối với gia đình đã là đôi gánh đè nặng trên đôi vai gầy còm nhỏ bé của tôi, tôi luôn thầm ước ao có một khoảng không gian rộng thoáng cho riêng mình để có thể gửi gấm những tâm tư tình cảm, những hoài bảo của một thời trẻ trung… Nhà tôi không có sân thượng nên những buổi tối trước khi đi ngủ, tôi thường lên lầu thắp nhang cầu nguyện, xong ra đứng trước ban-coong nhìn ngắm phố đêm, nhưng chẵng thấy gì là thơ mộng hay gợi cảm cả bởi vì không gian phía trên đầu mình đã bị các nhà khác cao tầng hơn che khuất, cảnh vật xung quanh thì không hữu tình chút nào, cho nên ước mơ cứ mãi bay cao, bay cao… Cảm giác được đứng trên cao gần như sắp chạm đến bầu trời, hít thở không khí trong lành từ nguồn gió dưới sông Đồng Nai thổi lên. Xung quanh thật yên tĩnh, đêm thật đẹp, thật trong… có thể đếm được sao trời và nghe được lời của gió thì thầm bên tai…Tôi đã nhắm mắt lại tưởng tượng như vậy và thầm mong một ngày, sẽ có một người đưa tôi lên đó để có thể cùng nhau chắp cánh ước mơ…xóa tan đi cảm giác sợ hải và cô đơn khi không phải một mình đối diện với không gian to lớn cùng những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống đang vây quanh hàng ngày…một điều ước thật đơn giản và nhỏ bé nhưng tôi đã không dể dàng thực hiện… Tôi vẫn hy vọng và luôn nuôi hy vọng trước một sự tuyệt vọng nào đó nếu số mệnh cay nghiệt đã mang đến cho mình, và để tự vỗ về "cuộc sống dù tốt hay xấu vẫn luôn công bằng trong cái được và mất..."

Thời gian trôi qua nhanh lắm, tôi rất luyến tiếc những chặng đường đã trải qua trong cuộc đời mình mỗi khi hồi tưởng lại, và cũng rất trân trọng những gì mình đã và đang có… Một tình yêu thực sự - cũng thật khó để định nghĩa chính xác, chỉ biết rằng tình yêu thật sự không đến từ sự lựa chọn, mà đến từ sự tình cờ.

Trời sắp sáng, xếp lại hồi ức tình cảm lan man, tản mạn, tôi cố gắng ru mình vào giấc ngủ để xua tan những hình ảnh đang tìm về trong giấc mơ chập choạng, nhạt nhòa…của một thời đã xa mà vẫn nhớ!

Tuyết Mai

NGÀY THÁNG PHÔI PHA

* Nhớ về 11A3 - 12A4 ngày xưa (1972-1974)

Khi tôi học đến lớp 5 trường Nữ tiểu học thì chị của tôi đã thi đậu vào lớp 6 trường Trung học Ngô Quyền. Đây là một trường công lập lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh Biên Hòa, và cũng là ngôi trường lý tưởng mà đa số học sinh chuẩn bị lên bậc trung học đều mơ ước được thi đậu vào. Hàng ngày, nhìn chị tôi đến lớp với chiếc áo dài trắng tinh, mang phù hiệu “ Trung học Ngô Quyền ” tôi rất mong được giống như chị. Cuối cùng, giấc mơ của tôi cũng trở thành sự thật. Năm học 1967- 1968, tôi thi đậu lớp 6 và chính thức bước chân vào ngưỡng cửa Ngô Quyền. Được mặc chiếc áo dài đầu tiên trong đời học sinh do chính tay ba tôi may cho. Tôi xúc động đến nghẹn lời, vui đến nước mắt cứ trào ra, cảm giác này không bao giờ tôi quên được.

Thời đó, ba má tôi là chủ của một tiệm may y phục phụ nữ, nằm khiêm tốn ngay trung tâm chợ Biên Hòa, tiệm ba tôi chuyên về áo dài và rất được nhiều người biết đến, khách ở xa muốn may một chiếc áo dài đẹp, hợp thời trang, vừa ý và đúng hẹn, chỉ cần đến chợ Biên Hòa hỏi thăm tiệm may Mỹ Dung, khách hàng có thể yên tâm tìm đúng chỗ, không phải lo mất thời gian tìm kiếm. Hàng năm, cứ vào mùa tựu trường, ba tôi thường ưu tiên giảm giá cho giáo viên và học sinh đến tiệm may áo dài, đặc biệt là các giáo viên, học sinh trường Ngô Quyền, còn hai chị em chúng tôi thì được miễn phí! Thời gian dần trôi, thêm hai đứa em trai của tôi cũng lần lượt thi đậu vào Ngô Quyền. Vậy là bốn đứa trong bảy chị em chúng tôi đều may mắn được học chung với nhau cùng một mái trường. Đây là nguyện vọng của ba má tôi, ông bà hy vọng tất cả bảy chị em chúng tôi nối tiếp theo nhau là học sinh của trường Ngô Quyền. Tôi nghĩ đây cũng là niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh.

Lên đến năm lớp 9, tôi mới bắt đầu tham gia các sinh hoạt ở trường. Như những bạn cùng lứa tuổi mới lớn, tôi thường hay mơ mộng, bắt chước chị tôi tập tành làm thơ, viết báo… Nhưng có lẽ, văn thơ của tôi không được hay và “ trình độ ” như của chị tôi, nên sau đó tôi đành phải… gác bút. Dường như tôi có duyên về âm nhạc hơn nên khi trường tổ chức cuộc thi tuyển giọng hát hay cho ban văn nghệ trường, tôi đã may mắn được chọn. Từ đó về sau, những lần sinh hoạt văn nghệ của trường đều có tôi tham gia. Lúc đó, ban nhạc Trường Ngô Quyền khá nổi tiếng với ngón đàn guitar tay trái của Lê hữu Tài cùng tiếng hát của anh, tiếng bass của anh Thành, nhịp trống sôi động của Hồng Đức (biệt danh là Đức “Babilac” vì anh trắng trẻo, tròn trịa như hình em bé trên hộp sữa Babilac) và nhiều giọng ca hay khác, trong đó anh Lịnh là người có giọng hát đặc biệt rất giống ca sĩ Chế Linh nên được nhiều người ưa thích.

Cho đến năm tôi lên lớp 11, các mặt hoạt động của trường ngày càng mở rộng, phong phú hơn. Trường có thêm nhiều đơn vị kết nghĩa nên ngoài những kế hoạch sinh hoạt ở trường, chúng tôi lại càng bận rộn hơn với nhiều chương trình biểu diễn giúp vui văn nghệ, hổ trợ cho ban xã hội khi đi công tác ủy lạo chiến sĩ, tham gia làm cổ động viên cho các đội bóng của trường trong những lần thi đấu. Năm 1972, tình hình chiến sự rất sôi động, đài truyền hình số 9 có thêm một chương trình đặc biệt là chương trình “ Tiếng Nói Động Viên ” vào mỗi tối thứ năm, nhằm mục đích cổ võ tầng lớp thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, xen kẽ trong chương trình là phần văn nghệ do các trường trung học đảm trách, nhờ đó ban văn nghệ trường Ngô Quyền đã có dịp xuất hiện trên đài truyền hình trong chương trình này. Chúng tôi tập hợp toàn ban văn nghệ các lớp lại, ráo riết tập luyện và tuyển chọn những tiết mục hay nhất để biểu diễn. Đây là cơ hội hiếm có để trường Ngô Quyền tỏ rõ thực lực với các trường bạn tỉnh khác. Sau lần đó, trường còn tổ chức đại nhạc hội “ Cây mùa Xuân ” để gây quỹ ở rạp hát Biên Hùng. Chương trình rất quy mô với màn hợp xướng “ Trường Ca Con Đường Cái Quan ” do anh Nguyễn Thanh Tùng dàn dựng, bài múa “ Suối mơ ” của các chị lớp 12, song ca “ Ca dao mẹ ”, ban hợp ca “ Vượt sóng ” do anh Nguyễn Tấn Được là trưởng ban, và nhiều tiết mục đặc sắc khác tôi không thể nhớ hết. Lần biểu diễn này rất thành công, mang lại khí thế mạnh mẻ đến cho toàn thể giáo viên và học sinh của trường.

Lớp 11A3 của tôi nằm ở dãy trước , nữ sinh nhiều hơn nam sinh, Tôi không nhớ rõ tự bao giờ nhóm chúng tôi có cái tên là “ Thất cô nương ” ( nghe giống như trong phim kiếm hiệp Hồng Kông !). Có lẽ vì bảy đứa chúng tôi thường hay đi chung với nhau và là nhóm cổ động viên tích cực nhất cho đội văn nghệ- thể thao của nhà trường.Trước tiên là Ngọc Điệp thân với Tuyết Vân, kế đến là Thu Hương với Ngọc Khánh ( Khánh ở Bình Long mới chuyển trường về ), sau nữa là Vũ thị Liên ( tên thường gọi là Khánh, nhà ở Hố Nai ) chơi thân với Ngọc Hòa, và cuối cùng là tôi. Đối diện trường phía bên kia đường có một chợ nhỏ, chỉ bán buổi sáng mà thôi. Giờ ra chơi hoặc khi lớp có tiết học trống, chúng tôi liền kéo nhau qua chợ, hàng bún riêu và quán hủ tiếu bò kho trong chợ là điểm hẹn của chúng tôi. Có khi bọn tôi rủ nhau vào ngôi chùa nhỏ cũng gần đó, tìm giây phút yên tĩnh để ôn bài, đọc sách, làm thơ… “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, chúng tôi cũng nghịch ngợm không kém khi bày ra viết những lá thư tình không tên, đem bỏ vào thùng thư của những căn phố dọc theo dốc Ngô Quyền, không biết có anh chàng nào tương tư nét chữ của Ngọc Điệp không? bởi vì trong nhóm bảy đứa, Điệp là người viết chữ đẹp và lả lướt nhất. Còn nữa, “thủ phạm” các vụ xì bánh xe của thầy Lâm Tấn Văn và thầy Lê Quí Thể phải kể đến Ngọc Hòa và Ngọc Khánh, hai đứa lém lĩnh và hay quậy phá nhất. Năm này, phụ trách môn Vật Lý cho lớp chúng tôi là thầy Phùng Thái Toàn, môn Toán là thầy Nguyễn Phong Cảnh, hai thầy bây giờ đã không còn nữa. Dạy môn Văn lớp tôi là thầy Nguyễn Văn Phú, thầy giảng bài rất hay và nổi tiếng với bài hát “ Ông lái đò ”. Hồi đó khi nghe thầy hát, tôi chưa kịp hiểu hết những lời, ý mà thầy muốn gửi gấm. Sau này khi chọn ngành sư phạm, dấn thân vào nghề “ gõ đầu trẻ ” thì tôi mới thật sự cảm thông được tâm trạng của thầy cô. Năm này qua năm khác, dạy dỗ và chứng kiến từng lớp học sinh rời trường. Đám học trò bước xuống cuộc đời, như đàn chim vỡ tổ, tung cánh bay xa khắp bốn phương trời. Cũng giống như tâm sự của ông lái đò hàng ngày đưa tiễn khách sang sông, có mấy ai còn nhớ đến ông- người đưa đò nơi bến cũ.

Theo đúng chương trình học trước đó, cuối năm lớp 11 chúng tôi phải đậu kỳ thi tú tài I thì mới được lên học tiếp lớp 12. Nhưng thật may mắn, năm này Bộ giáo dục đã bãi bỏ thi tú tài I, ai đủ điểm thì được lên thẳng lớp 12. Vậy là chúng tôi đã vượt qua cửa ải thi cử gay go nhất. Năm 1973, một số các anh chị trong ban đại diện học sinh năm trước đã rời trường, ban đại diện mới lên có nhiều sự thay đổi và đây cũng là năm học cuối cùng của bậc trung học, tôi phải lo tập trung ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi tú tài II, vì vậy, tôi ít tham gia các sinh hoạt của trường hơn những năm trước. Nhóm “ Thất cô nương ” chúng tôi không còn ồn ào, phá phách như những ngày đã qua. Chúng tôi thầm đếm thời gian trôi theo bước chân mỗi lúc tan trường, dễ giận hờn, gây gổ, cùng khóc, cùng cười, cùng tư lự, hoang mang hơn về tương lai trước mắt. Tâm tình chúng tôi luôn bất an và thay đổi theo từng ngày đến lớp.

Dãy sau, phía trên lầu là dành cho khối lớp 12. Có lẽ, Ban giám hiệu khi sắp xếp lớp học đã thông cảm với tâm trạng những học sinh cuối cấp, muốn dành cho chúng tôi một khoảng không gian cao, rộng... nhìn hết được khung cảnh chung quanh trường, để mai này khi rời xa sẽ còn một chút gì để nhớ! Giờ ra chơi, thỉnh thoảng tôi hay ngồi lại một mình, bên khung cửa sổ lớp học, để có thể thả hồn mình bay bổng theo áng mây, tìm chút thơ thẩn, mộng mơ, lãng mạn, hình dung một ánh mắt, nụ cười…nào đó có thể làm cho tim tôi rung động chăng? Hoặc bước ra hành lang, nghe tiếng nói cười râm ran ở lớp bên cạnh, tiếng ồn ào dưới sân, tiếng bước chân rộn ràng nơi cầu thang…mong sẽ thấy lòng mình vui hơn! Những ngày tháng mượt màng này rồi sẽ quay lưng không ngần ngại, bậc thềm dưới chân cột cờ rồi sẽ trơ lạnh, trống vắng thế nào, sau khi mình đã bỏ trường mà đi? Cảm giác hoảng hốt gần như bất lực trước tương lai, đã khiến tôi bật khóc. Tôi yếu đuối như vậy đó, chỉ cần một chút tiếc nuối, một chút ngậm ngùi…cũng đủ làm cho mắt tôi cay lệ.

Tháng năm của đời người còn dài, sẽ dài. Nhưng tháng năm của đời học sinh thì rất ngắn , sẽ chóng qua. Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng. Kỷ niệm tuổi học trò chỉ còn lại chút khoảnh khắc ngắn ngủi, chút hoài niệm nhỏ nhoi, vì sẽ chẳng còn ai gắn bó với ai khi mai đây chúng ta bước xuống cuộc đời. Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và xin mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.

Tuyết Mai

CHUYỆN BÀ MAI

Chắc kiếp trước bạn tôi, Ngọc Dung, có nợ nần chi đó với mấy anh chị phụ trách báo chí cho Hội Cựu Học Sinh Ngô Quyền, nên cô nàng sốt sắng với việc ăn cơm nhà vác ngà voi vô cùng. Và chắc kiếp trước, tôi cũng mắc nợ bạn tôi nhiều lắm, nên trái tim - tuy đã khổ luyện cho thật chai đá - của tôi cứ phải chảy mềm khi nghe bạn thiết tha réo gọi... nộp bài. Tối hôm qua, cô nàng còn “tinh vi” nhắc lại những kỷ niệm thời làm báo trường hồi nẫm nẫm, thời mộng mơ đầu đời của tụi tôi, để... “động viên” tôi nữa chứ. Nhờ Ngọc Dung nhắc, tôi mới nhớ lần nhân danh trưởng ban biên tập báo xuân Ngô Quyền năm Quý Sửu 1973, tôi đã “dám” loại, không đăng bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên. Oai ghê chưa! Những cảm xúc cũ, trong một lúc, bất chợt ùa về. Ờ, tại sao mình không viết về chuyện giữa tôi và anh Nhiên - cũng kể là một mối tình Ngô Quyền chớ bộ - để như một lần “giải đáp thắc mắc” cho một số bạn bè, trong đó có chị Ngọc Huệ, về vai trò “bà mai” Ngọc Dung trong “thiên tình sử” ấy.

Nói đến “vai trò lịch sử” của Dung, tôi chợt giật thót mình! Thôi đã rõ như ban ngày còn gì, đâu cần chi kiếp trước tôi mắc nợ Dung; ngay kiếp này đây, trong những ngày quá khứ đầy sóng gió của đời sống tình cảm của tôi, tôi đã mắc nợ bạn tôi nhiều vô số kể. Với cương vị “đại sứ thiện chí”, Dung bị bên này trách phiền, bên kia mắng mỏ, vậy mà cái đuôi heo còn chưa được chứ nói chi đầu heo! Trong màn cuối của cuộc tình mười lăm năm, anh Nhiên, trong những lúc mất bình tĩnh, còn tận dụng phương tiện hiện đại, lưu lại mấy trái mìn nổ chậm trong “answering machine” để “make sure” địch thủ phải thọ trọng thương với những lời mạt sát kinh hoàng không thể tưởng.

Nhưng từ đầu chí cuối, Dung vẫn tận tụy với bạn, sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp, không bao giờ từ chối một lời cầu cứu nào của tôi dù biết sứ mạng có đầy “hiểm nghèo”. Đôi khi tôi tự hỏi, hay là Dung cũng mắc nợ tôi với anh Nhiên từ kiếp trước? Đưa thư, đưa quà của anh Nhiên gửi cho tôi cũng Dung, mà trả lại thư, trả quà cũng cô nàng. Đến nỗi trong một bài thơ, anh Nhiên đã dùng phép ẩn dụ, ví Dung như... quỷ sứ. Có lẽ cho tới giờ này, Dung vẫn không biết điều đó. Thật tình, khi nghe anh Nhiên, trong một lúc vui miệng khi đã thành chồng vợ, bảo là anh viết câu thơ đó vì căm tức Ngọc Dung. Tôi bật ngửa, vừa buồn cười vừa thương bạn, than thầm: Trời mẹ ơi! Đâu dè giấc mơ đi vào văn học sử của bạn tôi lại “come true” một cách oái oăm như vậy! Đó là câu “Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân, Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ” trong bài thơ có tựa đề “Kẻ tự đóng đinh tim”. Bài thơ ấy có nhiều lời lẽ rất ngông ngạo nhưng cũng có nhiều đoạn thật dễ thương, thật tội nghiệp mà anh viết ra sau những lần lén đứng đón tôi đi học về, ngang nhà thờ Biên Hòa ở bùng binh công trường Sông Phố trước khi rẽ xuống đường Hàm Nghi. Tuy bài thơ đã từng được đăng trong một tạp chí văn học ngay lúc anh mới sáng tác, nhưng sau khi đã qua thời “trẻ người non dạ”, lúc gom lại thơ cũ để in tập “Thơ Nguyễn Tất Nhiên” vào năm 1979, anh không để vào vì ngại đụng chạm với giới tín đồ Thiên Chúa; mãi về sau, anh mới cho in lại nó trong tập “Chuông Mơ” (1987) với một vài sửa đổi cho dịu bớt. Bài thơ ấy có những đoạn như sau:

“Chiều em đi học về, ngoan tóc thả

Áo suông eo trinh bạch cả giáo đường

Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn,

Nên lũ thiên thần bỗng nhiên thất chí

Bay xuống trần gian làm thi sĩ

Nâng Thánh Kinh mà hát thơ tình

........................

Chiều em đi học về, chim trắng bước

Ngang giáo đường nhòe nhoẹt màu vôi phai

Có động lòng xin hãy rút khăn tay

Lau giùm mắt kẻ xương bày trên thánh giá

Là ta đó, em ơi, đang tầm tã

Mưa đầy hồn đau đớn thương thân

Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân

Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ

Tính nhân hậu đã hồi nào hóa dữ

Chỉ vì em lành lặn quên chàng

Chỉ vì em... gõ nhẹ cửa thiên đàng

Bình thản gửi cho hai hàng bính tóc!”

Bài thơ với những hình ảnh quá tội nghiệp ấy đã đánh trúng lòng trắc ẩn của tôi, nên dù không thật sự rung động, tôi vẫn không thể chối từ. Vào những buổi trưa, anh hay đón đường tôi (cũng ở khoảng trước nhà thờ là nơi tôi đi bộ ngang để tới đầu đường Trịnh Hoài Đức đón xe lam đi học), để dúi vội một cuốn sách nào đó có kẹp những trang thư. Những lúc đó tôi chỉ biết lấm lét nhận đại cho xong và mau mau cất vào ngăn cặp vì sợ người nhà bắt gặp. Khổ như vậy mà sau đó anh còn gửi tôi một bài thơ trong ấy có đoạn:

“Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát

Ta vẫn thèm hôn lên mắt-tiểu-thư-hờn

Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường,

(Em khó chịu... mà thư nào em cũng nhận!)”

(Giữa trần gian tuyệt vọng)

Đọc tới bài này thì tôi vừa giận vừa ức, “xí, làm như người ta ham nhận thư lắm, đã vậy còn nói người ta khó chịu nữa”. Thế là Dung, sau khi nghe tôi năn nỉ, gồng mình vác hết chồng thư tình kèm bao nhiêu quà cáp, mang tới tận nhà anh để trả. Hậu quả ra sao thì chắc ai cũng dư đoán! Sau khi trút cơn thịnh nộ với “con tin”, anh lại đón đường tôi, phân trần, giải thích. Anh phân bua rằng anh dùng chữ “khó chịu” là muốn ca tụng một sự chịu đựng “phi thường” đáng tội nghiệp của tôi, vì anh thấy những lúc ấy mắt tôi đo đỏ như sắp khóc, chứ không phải nói “khó chịu” là chê tôi “khó ưa”. Khổ nỗi anh Nhiên làm thơ hay bao nhiêu thì nói năng vụng về bấy nhiêu, nhất là trong trường hợp cần “thanh minh thanh nga”. Vẻ lúng túng của anh càng làm tôi xấu hổ, và vì sợ gia đình bắt gặp, sợ bạn bè trêu chọc, tôi lại gật đầu cho qua chuyện, để anh “an lòng” thả cho tôi đi.

Sau đó, tôi bàn với Dung, cầu cứu bạn tìm cách nói cho anh Nhiên biết tôi có người yêu, đúng ra, tôi đang yêu một người khác rồi. Sợ kẻ si tình không tin, tụi tôi còn tính làm một màn kịch cho thấy tôi đang “yêu đắm đuối” một nhân vật nọ kia cho anh vỡ mộng mà quên tôi đi. Dĩ nhiên, anh Nhiên không tin, hay không muốn tin thì đúng hơn. Và trước khi anh viết tối hậu thư cho tôi, chịu “hứa sẽ không bao giờ làm phiền Thủy nữa”, thì bạn tôi cũng lãnh đủ trận lôi đình của anh vì đã dám “chà đạp” anh “như đạp lên con trùn con dế!”

Chuyện tình tưởng đã xong nhưng đúng là “nợ tình chưa dứt”, nên mới có màn tái hợp về sau và kết thúc bằng một bi kịch. Nhiều năm trôi qua, nước mắt tưởng đã khô nhưng hệ lụy vẫn khó bề dứt tuyệt, tôi làm sao gom hết được bao nhiêu tâm tình rối ren vào trong dăm dòng chữ ngắn, nên đành thôi ngưng kể tiếp chuyện tình. Vả lại, chủ đề bài này là “vai trò bà mai” của bạn tôi kia mà.

Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình. Số là vào năm lớp mười, Dung, Yến và tôi dự định ra một tập thơ chung, kiểu tập thơ học trò in bằng cách quay ronéo những bản viết tay hay đánh máy trên giấy stencil, xuất bản chừng vài chục cuốn để tặng bạn bè ấy mà. Vì một lý do nào đó tôi rút lui không góp mặt trong tập thơ đó, nhưng vốn đã “dính với nhau như sam”, mỗi khi Dung đi đâu để lo cho tập thơ thì cũng lôi tôi đi cùng. Hôm ấy, Dung tới gặp anh Nhiên ở quán Cà Phê Tuyệt vì cần lấy tấm bản kẽm bức tranh phụ bản “Duyên” của tập thơ Thiên Tai của anh để làm bìa cho tập “Tuyên Ngôn Mười Lăm” của Dung. Dung quen với anh Nhiên qua chị Duyên vì Dung là học trò tư của anh Đống, anh của chị Duyên. Nghe tới quán “Cà Phê Tuyệt”, đứa nào trong bọn tôi cũng rét run, đi ngang còn sợ huống gì là phải bước vào. Mà ác một nỗi là anh Nhiên nhắn Dung tới đó vì anh hay “ngồi đồng ngồi cốt” ở cái quán ấy. Sau này, cũng ở cái quán cà phê trứ danh ở đường Trịnh Hoài Đức này anh đã viết những câu mà Phạm Duy đã phổ nhạc thành “ngoài đường em bước chậm, quán chiều anh nôn nao”. Thực ra, trong bài thơ “Hai năm tình lận đận”, nguyên văn là:

“Ngoài đường em bước chậm

Trong quán chiều anh ngóng cổ cao...

(Khi làm bài thơ này, anh Nhiên cũng bị tôi giận bởi trong bài có câu “em vẫn còn mắt liếc, anh vẫn còn nôn nao”, nhưng tôi “liếc” ở đây là để lén dòm thiệt lẹ vô trong quán coi có bị rình không, thế mà anh viết như vậy “rủi” có ai tưởng tôi “liếc mắt đưa tình” với ảnh thì sao!)

Trở lại với việc theo Ngọc Dung vô quán Tuyệt. Lần đó, hai đứa lóng ngóng bước vào quán, lúc anh Nhiên đang ngang nhiên ngồi gác chân lên bàn. Dung nhanh nhẩu nhập đề trong lúc tôi đứng xớ rớ kế bên. Anh Nhiên hách xì xằng vừa nói chuyện vừa nhả khói thuốc, như chẳng đếm xỉa tới ai, trông rất ư là “mục hạ vô nhân”. Lúc ra khỏi quán, tôi bực bội bảo với Dung: “Thằng cha” Hải làm thơ hay mà lối quá, ngồi gác chân không thèm ngó tới ai, mày xin xỏ làm chi! (Lúc đó tài năng của anh Nhiên đã sáng chói trong giới học trò ưa làm thơ như tụi tôi vì anh vừa phát hành tập Thiên Tai (năm 1971) và từng vào các lớp trong trường để bán tập thơ.)

Đâu ngờ rằng chính trong lần ấy, anh Nhiên đã để ý tới tôi. Anh còn nói rõ anh nhớ gương mặt rạng rỡ sáng láng rất đặc biệt của tôi và đặc biệt hơn nữa, là... tôi có hàng lông mép khá đậm màu nổi bật trên làn da trắng trẻo! Thế nên đến lần anh tình cờ gặp lại tôi ở nhà một chị bạn thì anh tự cho đó là duyên số (tuy hàng lông mép của tôi lúc này không hiểu vì sao đã lợt đi rất nhiều!) và nhất quyết theo đuổi tới cùng, theo lời anh kể sau này.

Dòng đời, cùng với thời gian, trôi miệt mài không ngừng nghỉ và dường như càng lớn tuổi, người ta càng thấy thời gian qua nhanh. Bao bi ai phẫn nộ hay hỉ lạc hân hoan một thời rồi cũng lắng xuống dịu êm. Dòng sông đời của tôi cũng đã rẽ qua nhiều khúc, để rồi chiều nay, khi viết những dòng này, trong bóng hoàng hôn nhòa nhạt bên ngoài, tôi tự dưng mang tâm trạng chàng học trò thi trượt, ngồi trong quán chiều đợi chủ quán đun chín món kê vàng. Được một đạo sĩ cho mượn chiếc gối kê đầu, chàng học trò không may đã ngủ quên vì buồn rầu lẫn đói mệt. Trong giấc mơ chàng thấy mình thi đỗ làm quan, được vợ đẹp con khôn, đạt sự nghiệp vinh quang để rồi thăng trầm sao đó đến nỗi cuối cùng phải ra pháp trường để chịu xử trảm. Chàng sợ quá, vùng tỉnh dậy, và thấy mình mới vừa nằm mộng, và trên bếp quán, nồi kê vẫn hãy còn chưa chín. Điển tích “giấc mộng hoàng lương” tôi đã học trong chương trình Việt Văn thuở nhỏ chiều nay như chợt thấm thía tận hồn. Nhìn lại cuộn phim đời mình, thấy phúc họa quả thật khó lường. Nếu buổi chiều đó tôi không đi cùng Dung tới quán Cà Phê Tuyệt thì đời tôi sẽ ra sao nhỉ? Hay là... tôi đã không đi và tôi chỉ nằm mơ thấy mình đi? Tôi đang mơ hay tỉnh? Ờ, mà chắc không mơ, vì điện thoại đang reo giục giã, và tôi biết đầu dây bên kia ai đang gọi tới mình.

Nguyễn Thị Minh Thủy

30 tháng 4, 2006

NHƯ NHỮNG GIỌT MƯA

Ngẫu nhiên tôi gặp lại Hà sau gần hai mươi năm xa cách.

Một chiều mưa tầm tã vào tháng bảy, bên hiên chùa tôi đang thả hồn về dĩ vãng, với những sợi mưa giăng mịt mờ phía rừng cây trước mặt. Tâm trí tôi trở về những mùa ngâu nhạt nhòa trong quá khứ, ở đấy có mẹ tôi bên bếp lửa hồng và đàn gà con chiêm chiếp kêu tìm đôi cánh gà mẹ trong một chiều bão rớt. Ở đấy là những chùm hoa mẫu đơn nở vàng trước ngõ giậu thưa, là hàng dừa lướt thướt ướt mưa bên một giòng sông, là khoảng sân gạch loang loáng nước và những giọt mưa màu cà phê từ mái tranh rớt xuống.

Cứ thế tôi đắm chìm trong những hình ảnh chập chờn của dĩ vãng thì từ bên kia mấy chậu hoa quỳnh, tôi nghe có tiếng thở dài. Tiếng thở dài muộn phiền mong chờ cơn mưa ngớt hạt, nghe chừng quen quen, thật là thân thiết , có chút gì u uẩn trong bóng chiều nhập nhoạng. Đưa mắt nhìn người phụ nữ đứng nghiêng nghiêng trong khoảng tối của mấy chậu hoa, tôi ngờ ngợ nhận ra Hà, người bạn cũ. Mặc dù đã bao nhiêu năm trôi qua, nhưng dáng dấp và khuôn mặt ấy, có già dặn hơn, nhưng vẫn là Thanh Hà của những năm xưa. Sau một chút ngại ngùng, tôi tiến lại rụt rè:

" Xin lỗi, có phải Hà đấy không?"

Ngỡ ngàng mấy giây, Hà nhìn tôi trân trối. Rồi như một cơn lốc, Hà ôm chầm lấy tôi:

" Trời ơi! Ngọc, lúc nãy mình thấy ai giống Ngọc ở trong chùa nhưng không dám hỏi, sợ người giống người, không ngờ quả đất tròn lại có ngày gặp nhau. Ngọc qua đây lâu chưa, ở đâu, làm gì, gia đình ra sao?"

Trước sự mừng rỡ và những câu hỏi dồn dập của Hà, tôi chỉ biết cười. Trên khóe mắt nó long lanh ngấn nước, tôi nhớ đến tiếng cười ròn rã của nó ngày xưa vang lên trong những buổi nắng ấm sân trường:

" Từ từ đã, phải cho mình thở chứ! Gặp lại Hà mình mừng quá, thời gian qua đi nhanh quá phải không Hà, mới đây mà đã già hết rồi. Mình sang đây đã lâu, có một cháu đang học Đại học, sắp ra trường nay mai. Cuộc sống thì vậy vậy, vẫn độc thân, vui tính."

Nói tới đây tự nhiên tôi nghẹn lời, tôi có hạnh phúc đâu mà chả độc thân vui tính. Hà nhướng mắt, ngạc nhiên:

" Quyền đâu? Vợ chồng ngươi hạnh phúc chứ?"

Tôi buồn bã lắc đầu:

" Chuyện xưa rồi nhắc làm gì, để rồi khi rảnh rỗi mình sẽ kể bồ nghe. Quyền còn đó nhưng là của người khác, mình nghĩ vậy lại hay, cứ để dây dưa trong đau khổ triền miên, không tìm cho mình một lối thoát e càng khổ hơn nữa. Còn phần Hà thế nào? Bác Năm chắc đã già lắm, bác và anh Lâm có sang bên này không?"

Hà xiết chặt tay tôi, ngậm ngùi:

" Má mình qua đời lâu rồi Ngọc à, mình chôn má mình ở mảnh vườn sau nhà, Ngọc vẫn còn nhớ chứ? Sau đó thì hai anh em vượt biên, sang bên này có dễ thở hơn vì được tự do nhưng buồn quá là buồn, cực quá là cực, mình già đi nhiều Ngọc thấy không?"

Tôi xót xa nhìn Hà, như nhìn một đóa hoa tươi thắm ngày nào nay đã nhạt nhòa hương sắc. Thời gian đã điểm vài nét nhăn lờ mờ trên khuôn mặt và ở đuôi mắt, tuy nhiên đôi Hà vẫn giữ được nét nhìn trong sáng:

" Mình cũng hơn gì Hà đâu, phải chấp nhận thôi. Bây giờ Hà kể mình nghe chuyện của Hà đi, Hà và anh Lâm có ở gần nhau không?"

Giọng Hà như chùng xuống, mắt nó rưng rưng:

" Mình đâu có lập gia đình, sang đây được vài năm thì anh Lâm gặp tai nạn trong lúc làm việc, mù cả hai mắt, mình đâu đành lòng để ảnh một mình , cho nên hai anh em vẫn sống lo cho nhau, như hai kẻ tu hành trụ trì trong một ngôi chùa không tên tuổi. Tội nghiệp anh Lâm, đáng lẽ đời anh ấy phải được thênh thang, đẹp đẽ thay vì mù lòa, tăm tối, âu cũng là nghiệp phải không Ngọc? Sống bây giờ không phải lo cơm ăn áo mặc, nhưng nhìn anh ấy suốt ngày sờ soạng bên khung cửa để nghe tiếng gió, tiếng mưa, năm này qua năm nọ, ngày này qua ngày khác, Ngọc thấy đời có nghĩa gì không?"

Tôi nghe lòng thắt lại theo từng tiếng Hà kể lể. Anh Lâm, người thanh niên hiền lành, chăm chỉ, rất đỗi hiền hòa trong những ngày trẻ tuổi hiện về trong trí nhớ của tôi. Bên ấy là giàn bông giấy màu hồng tím, tiếng đàn của anh xôn xao những đêm trăng, là mộng, là hoa, là sách vở chất đầy thương nhớ. Tôi đột ngột đề nghị:

" Mình có thể đến thăm anh ấy được không?"

Hà lắc đầu, ngần ngại:

" Thú thực với Ngọc, thế nào thì tụi mình cũng phải gặp lại nhau, nhưng bây giờ anh Lâm hầu như không muốn giao tiếp với ai, nhất là những người quen cũ. Ngọc biết không, có lần anh Lâm giận Hà mất mấy ngày vì mình đưa về nhà một người bạn của anh ấy mà không hỏi ý kiến của anh ấy trước. . ."

Tôi quả quyết:

" Mình chỉ muốn nhìn thấy anh ấy thôi, và sẽ không nói một câu nào để anh ấy không biết là có người đến thăm."

Hà lưỡng lự giây lát, rồi khi biết là không thể từ chối, nó phải dặn dò tôi:

" Ừa thì đi, nhưng Ngọc nhớ là những người mù thường sống bằng thính giác, anh Lâm từ khi mù đến nay đã quen nghe và đoán sự việc gần như chính xác, mình không dấu anh ấy được chuyện gì đâu. Bây giờ, Ngọc cho mình số phôn và địa chỉ, chúng mình còn nhiều chuyện để nói mà mình lại phải về, mưa xuống là trời mau tối lắm, không biết ở nhà anh Lâm đãù ăn uống gì chưa."

Thấy Hà lo lắng cho anh, tôi thấy mình không khỏi cảm động. Tôi theo Hà ra chỗ đậu xe, trời ngớt mưa, những sợi mưa nhỏ bay bay trong khung trời mờ mờ của buổi hoàng hôn. Ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi, xung quanh bao bọc bằng rừng cây và lá úa, từ phía thung lũng đằng sau, gió như muốn cuốn hút tất cả những chiếc lá vàng xô vào nhau đến một nơi êm đềm nhất. Mỗi lúc buồn tôi lại đến đây, để lòng mình cuốn theo những chiếc lá rơi vào những nơi thăm thẳm dưới chân đồi, phảng phất mùi hương trầm và tiếng mõ nhịp nhàng của khóa kinh chiều, cái buồn đã bay đi dịu dàng như một làn khói tỏa.

Hai chiếc xe lăn bánh ra khỏi sân chùa và lướt đi trên con đường phủ đầy lá ướt, những vũng nước mưa phản chiếu ánh đèn vàng buồn hắt hiu, lòng tôi như chơi vơi nỗi nhớ nhung về một khoảnh đời rất xa trong dĩ vãng. Ngày ấy là tôi mười bảy tuổi, mắt biếc và môi tươi, đôi guốc nhỏ khua những bước chân rộn ràng trên đường vắng. Ngày ấy là Hà nghịch ngợm líu lo như chim vành khuyên, mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương, mặc chiếc quần cụt ngắn để sẵn sàng nhảy ào xuống sông, lội đùng đùng như một con rái cá. Ấy vậy mà hai đứa thân nhau, Hà sôi nổi còn tôi u trầm, lãng mạn, nó thường chỉ cho tôi những bài toán khó, còn tôi thường đọc cho nó nghe những bài thơ học trò non nớt. Lúc ấy nó cũng thẫn thờ trong giây lát, rồi cú nhẹ vào đầu tôi:

" Thôi đi nhỏ ơi, hèn gì anh Hai tao bây giờ cũng hay làm thơ”.

Chắc Hà một phần nào đã hiểu tình cảm mộng mơ của anh Lâm và tôi, nhưng vẫn không bao giờ nói cho nhau biết. Nhà Hà chỉ có hai anh em, ba nó chết khi nào tôi cũng không rõ, chỉ thấy mỗi buổi chiều má nó hay ra sau vườn đốt nhang cho mấy ngôi mộ nằm khuất sau rặng dừa nước tối đen, những khi ấy tôi rất sợ khi nhìn những đốm nhang lập lòe trong khu vườn tối. Bác Năm có một sạp bán chạp phô ngoài chợ, vậy mà bác cũng nuôi nổi hai đứa con thơ dại mồ côi cha. Tuy vất vả nhưng bù lại anh em Hà là những đứa con hiếu hạnh và rất đỗi thương nhau.

Nhà tôi và Hà chỉ cách nhau có một hàng rào thấp và một đường mương thông ra con sông nhỏ, ngày hai buổi lên xuống theo con nước thủy triều. Mẹ tôi trồng những giây mồng tơi tím, những cây đậu ván có chùm đậu xanh như ngọc, và hoa tóc tiên có bông nhỏ xinh xinh màu đỏ thắm leo quanh hàng giậu. Tôi hay đứng bên này hàng rào để nói chuyện với Hà khi nó giặt quần áo hay rửa chén ở cái mương sau hè ấy. Hai đứa trẻ lớn lên lúc nào không hay, ngày anh Lâm vào Đại học bác Năm mừng chảy nước mắt, còn Hà và tôi đã là hai cô nữ sinh đệ nhị cấp cùng lớp, cùng trường. Hà đã bớt phần ngổ ngáo, còn tôi cũng thêm phần e lệ mỗi lần bắt gặp cái nhìn nồng nàn, kín đáo của anh Lâm bên kia giàn bông giấy.

Tuy vậy, trong những chiều nước lớn, Hà vẫn nheo nhéo gọi tôi đi tắm sông. Ai đã từng ngụp lặn dưới giòng nước mát của giòng sông quê hương, mới thấy cái thú tắm sông thuở nhỏ thật là tuyệt vời, nó rộn rã tiếng vui đùa của đám trẻ con trong một trưa hè oi ả, từng làn sóng lăn tăn trên mặt sông êm ả, và những tàu dừa lơi lả bên bờ sông như đùa với gió.

Tôi nhớ một buổi chiều năm xưa, anh Lâm đón tôi ngoài đầu ngõ. Anh đưa cho tôi một cuốn sách rồi ngập ngừng nói:

" Anh mua cho Ngọc cuốn Toán thực hành, Ngọc xem chỗ nào không hiểu thì hỏi anh."

Tôi chớp mắt nhìn anh, không nói được câu cám ơn nhưng lòng vô cùng xao xuyến, đây có lẽ là lần đầu tôi gặp anh mà không có Hà bên cạnh. Tôi đinh ninh sẽ một cái gì thơ mộng hơn, cuốn sách Toán khô khan chỉ là cái cớ để anh có dịp nói với tôi bao điều anh muốn nói. Vậy mà không, anh lặng lẽ bước đi để tôi lơ ngơ không hiểu nổi con người kín đáo ấy. Sáng hôm sau, lúc đi học, Hà đã ranh mãnh chặn tôi trước:

" Ê nhỏ, chiều qua anh Lâm đưa mày cái gì dzậy?"

Tôi rủa thầm trong bụng, "con quỉ nhỏ, cái gì nó cũng biết", tự nhiên tôi thấy tức trong lòng:

" Có gì đâu, anh ấy đưa tao cuốn Toán, chắc anh thấy tao dốt Toán nên cho mượn để học. Ngán gần chết, tao trả lại mày nghe.

Hà trợn mắt nhìn tôi:

" Đừng qua mặt tao nghe, không lẽ ảnh đón mày để đưa sách cho mày học. Bữa trước tao thấy ảnh thức khuya lắm, viết cái gì đó, viết rồi xé, xé rồi viết, tao nghi ảnh viết thư cho mày. Chèn ơi, thư từ làm gì cho mất công, cứ nói ngay là anh thương em vậy em có thương anh không, hổng thương anh nhảy xuống sông... anh tắm, há há. . ."

Nói xong là nó cười , chưa bao giờ tôi thấy nó vô duyên bằng lúc đó. Rồi xỉa tay vào trán tôi, Hà nói:

" Má tao cũng biết chớ bộ, nhưng hai người cứ lo học đi. Nè chị hai ơi, anh hai muốn gì thì cứ nói với em đây nè, tao tức cười anh hai tao quá, nàng thì thơ thẩn, mộng mơ mà nhè mua sách toán tặng nàng, chắc ổng muốn đem tình em vào toán học. Ổng khờ ơi là khờ, mà tao hỏi thiệt mày nghe, mày có thương ổng tí ti nào không nhỏ?"

Tôi xô Hà sang một bên rồi vội bước đi trước, nói chuyện với nó một hồi chắc tôi phát khóc, anh em nhỏ này vô duyên thiệt, tự nhiên tôi đâm giận Hà, giận cả anh Lâm. Sao anh không tặng tôi một bản nhạc, một bài thơ gì đó cũng được, hoặc một cuốn văn chương Anh có chuyện tình Roméo và Juliette. Hừ, đáng ghét thiệt, buổi chiều tôi không thèm sang học thêm với Hà, mặc con nhỏ đứng thập thò chờ tôi bên hàng giậu.

Câu chuyện từ những ngày còn đi học hiện về trong trí tôi như một cuộn phim, tôi bỗng mỉm cười một mình và để lòng trôi nổi theo những kỷ niệm thời con gái. Thực ra, tình cảm giữa tôi và Lâm chỉ đơn thuần là thứ tình cảm đầu đời trong sáng, anh vẫn nghiêm trang như một ông thầy ngồi trong lớp học. Với giác quan bén nhạy của con tim, tôi đã cảm được tiếng lòng anh qua tiếng đàn dìu dặt những đêm mưa, tiếng tí tách của giọt mưa rớt bên thềm, chiếc bóng của anh hắt lên tường bên kia khung cửa mở.

Không biết sao tôi lại giận anh, chắc chỉ vì một buổi chiều tôi thấy anh đứng nói chuyện với mấy người bạn học dưới giàn bông giấy, cô bạn gái ghé vào tai anh thì thầm câu gì đó, rồi cả hai cùng cười với nhau vui vẻ. Tôi nép xuống khung cửa sổ để quan sát mọi người, mà cứ tưởng như mắt anh đang quyến luyến trao cho cô bạn học. Người ta là sinh viên, còn tôi chỉ là cô nữ sinh trung học, sao hôm nay anh nói nhiều như thế, sao hôm nay anh cười vui đến thế, nỗi giận hờn ập đến tâm hồn cô gái nhỏ, dễ tủi thân và nhiều mặc cảm tự ti. Hèn gì anh tiếc tôi mấy giòng chữ, hèn gì anh không thèm trao cho tôi một cánh thư. Ôi tình yêu, tình yêu chưa nói được nên lời mà đã vỡ tan như những bong bóng trong cơn mưa chiều trút xuống sân nhà. Đêm sáng trăng, tôi thơ thẩn một mình nhìn ra giòng sông trước mặt, ánh trăng như giát một giải lụa vàng trên mặt sông mênh mông, tôi nghe lòng sầu nhớ một nỗi niềm khó bày giải. Tình yêu giữa anh và tôi nhẹ nhàng đến nỗi tôi tưởng như lúc có lúc không,lúc đằm thắm, lúc hững hờ, khi bừng bừng chất ngất để rồi lại chìm chìm như hòn sỏi ném xuống mặt hồ lặng ngắt.

Những năm ấy tôi sắp bước qua tuổi mười tám với rất nhiều suy tư về tình yêu, cuộc đời và tương lai. Chiến tranh đang lan tràn trên quê hương, từ miền quê đã lan vào phố thị. Từng ngày, từng ngày, tôi đã nhìn thấy những chuyến xe nhà binh chạy qua thành phố, chiếc quan tài phủ cờ và người vợ trẻ ôm con thơ với ánh mắt buồn tê tái. Từng đêm, từng đêm, ánh hỏa châu lơ lửng treo trên vùng trời tối thẫm, tiếng đại bác vọng về thành phố như một tín hiệu của đổ nát, tan hoang.

Đúng lúc đó thì tôi gặp Quyền, trong một "party" sinh nhật thứ mười tám của cô bạn học con nhà giàu cùng lớp. Quyền là một sĩ quan Không Quân, vui tính, lém lỉnh, chàng tán tôi sát sạt đến nỗi trái tim tôi còn non nớt, đã rộn rã tiếp nhận chàng như một thứ hào quang rực rỡ khác xa thế giới học trò. Bản Slow nồng nàn quyến rũ, điệu Tango dìu dặt bước chân, tôi bước vào đời Quyền trong nỗi nhớ nhung về một bầu trời chi chít sao đêm, những giải mây bồng bềnh như lụa và bóng những con tàu xé gió vút lên không gian thênh thang, vô tận. Như con thiêu thân, tôi lao vào Quyền mà hầu như không hiểu được chàng bao nhiêu, Quyền là hiện thân của chinh phạt và bão tố, tôi ngu ngơ như con chim non vừa mọc cánh chỉ muốn đi tìm những gì mới lạ ở phía trời xa, tôi đã lãng mạn, nhớ nhung và tưởng mình đang hưởng được thú đau thương của cuộc đời. Để đến một ngày trái tim tôi vỡ nát vì không quen nhìn đời như một cuộc chơi, và tình yêu chỉ là trò đùa trong những khoảnh khắc của đời sống. Tôi theo Quyền rời xa xóm cũ, anh Lâm sắp tốt nghiệp Đại học và Hà vẫn chăm chỉ học hành. Giòng sông vẫn êm đềm trôi, chỉ có tôi sắp bước vào cuộc đời đầy giông bão. . . .

Với một mảnh giá thú chưa phải là bảo chứng cho tình yêu, đấy chỉ là một sự lầm lỡ, Quyền và tôi hai tâm hồn khác biệt hẳn nhau, chàng vẫn nói yêu tôi để rồi lại tươi cười, nồng nàn trong một vòng tay khác, chàng vẫn trở về nhà sau những chuyến bay mệt mỏi để rồi lại miệt mài trong ánh mắt giai nhân. Sống và chết trong thời buổi chiến tranh, khiến Quyền đã có quan niệm về tình yêu rất là hời hợt và vội vã. Khóc lóc, giận hờn, đau khổ thì chàng vẫn là chàng, tôi vẫn là tôi, khi đứa con đầu lòng chào đời cũng không cứu vãn nổi cái hạnh phúc đớn đau kia, lòng tôi đã ủ ê vì tuyệt vọng. Tâm hồn tôi vốn bình lặng như giòng sông êm ả, như đồng cỏ xanh non của một mùa xuân, đâu hiểu nổi và đâu chịu nổi những phù hoa, hào nhoáng của thứ cuộc đời đầy phức tạp.

Theo Quyền về làm dâu, tôi đã ngất ngư vì những lời trì triết, bóng gió xa xôi của mẹ Quyền và chị em chàng, như những cái tát tai nẩy lửa quật vào mặt tôi tê buốt. Quyền là đứa con cưng của gia đình giàu có ấy, chắc là kiếp trước tôi đã vay chàng một món nợ lớn, cho nên kiếp này tôi phải trả cho hết nỗi oan khiên. Thế rồi chia tay, thế rồi đường ai nấy đi, tôi đã bỏ cuộc đành quay về bên mẹ như con gà con nhao nhác tìm mẹ trong một chiều mưa bão. Gia đình tôi chuyển về một thành phố khác, tôi ngại ngần không dám gặp lại Hà, cho đến ngày nhà tan, nước mất, tôi ôm con theo làn sóng người ào ạt ra khơi tìm tự do.

Gặp lại Quyền bên cạnh một người đàn bà khác. Sắc sảo, lộng lẫy, rạng rỡ phấn son, những loại hoa đẹp nồng nàn dưới ánh đèn mờ ảo. Tôi ôm con với một thoáng ngậm ngùi, con gái tôi đã có nét buồn ngay từ hồi còn nhỏ. Cám ơn Trời, con tôi thật ngoan, thật hiền, nó dịu dàng như giòng sông quê mẹ, và có một tâm hồn mang nặng tình người Việt Nam.

* * *

Tôi đậu xe cách nhà Hà một quãng xa để đề phòng anh Lâm nhận ra Hà về nhà với khách lạ, rồi rón rén theo Hà trong bóng tối của căn phòng khách mờ mờ vì bóng chiều đã xuống. Hà bật đèn phòng khách, thật nhẹ nhàng, tôi hồi hộp nhận ra dáng anh Lâm ngồi im lìm bên khung cửa sổ. Hà hỏi, giọng bối rối:

" Sao anh không bật đèn lên anh hai? Bữa nay mưa lớn quá, không làm sao về được, anh đã ăn gì chưa?"

" Cám ơn em, anh không đói", bây giờ tôi đã nghe anh nói, hơn hai mươi năm qua, giọng anh vẫn dịu dàng như ngày còn trẻ. Lâm tiếp:

"Ngồi ở đây anh cảm thấy dễ chịu, sáng hay tối thì có nghĩa gì đâu. Mưa dữ quá phải không Hà, chắc ngày mai em lại phải quét lá, vườn đã ngập đầy lá khô."

Nghe anh nói, tôi lại muốn nghẹn ngào, có ngờ đâu một ngày như hôm nay, anh một mình ngồi bên khung cửa, để nghe ngóng từng giọt mưa rơi, từng chiiếc lá rớt. Hà nói, giọng không dấu được niềm vui:

" Anh ăn cơm bây giờ nghe anh hai. Em có mang về cho anh chút dưa cải, đậu hũ xào nấm tươi, ngon ơi là ngon."

Lâm lắc đầu, giọng anh đầy âu yếm, anh không quay mặt lại nên tôi chưa nhìn được mặt anh:

"Không, em không phải lo lắng nhiều cho anh làm gì, đời có bận rộn chi đâu mà vội vã. Hôm nay đi chùa có gì lạ không? Anh nghe như em có điều gì vui, có gặp ai quen không Hà? Ờ, em cũng cần đi đây đi đó cho vui, đừng băn khoăn lắm cho anh làm gì, vì tuy ngồi một chỗ như thế này, nhưng anh vẫn có thể hình dung được sự thay đổi của trời đất . Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió. Gió chi mà mát rượi, anh còn nhớ mấy cái khạp chứa đầy nước mưa của má, mùi thơm của hoa cau, hoa bưởi, uống một miếng nước mà dường như uống cả hương, cả hoa, cả trời, cả đất. Má vẫn nói nước mưa là nước của trời nên nó hiền và ngọt, cho đến bây giờ anh vẫn không làm sao quên được. . ."

Lòng tôi chùng xuống , thổn thức theo từng tiếng kể lể của anh, bất giác tôi không ngăn được tiếng thở dài. Anh Lâm đã quay về phía tôi và Hà, ngọn đèn trần tỏa xuống cho tôi thấy một khuôn mặt đàn ông mang những nét già giặn trên vầng trán thông minh và mái tóc bồng bềnh đã điểm sương. Vẫn khuôn mặt ngày xưa ấy, bờ môi ấy,riêng đôi mắt thì chao ơi, không ngờ có ngày bóng tối phủ chụp lên đời anh để đời chỉ còn là một màu đen thăm thẳm, cả gương mặt ấy có hằn lên nét phong trần của thời gian, nhưng lạ lùng rằng vẫn toát ra một vẻ an nhiên, tự tại. Giọng anh vang lên, buồn buồn như một chiếc lá rơi vào khoảng tối của khu vườn:

" Anh làm em buồn phải không Hà, sao em lại thở dài? Nếu vậy, anh xin lỗi em vì anh chỉ nhớ được trong lòng anh những hình ảnh của dĩ vãng, nó là niềm an ủi của riêng anh, bởi vì anh cũng còn được những gì để nhớ."

Hà liếc nhìn tôi, nó tiến lại ngồi cạnh anh Lâm:

" Anh hai nè, chiều nay em gặp Ngọc trên chùa, anh còn nhớ Ngọc chứ?"

Tôi thấy Lâm nhỏm dậy, như có một sự thay đổi đột ngột trong tâm hồn anh làm anh xúc động, nhưng anh cố nói với một giọng bình thản:

" Ngọc à, anh nhớ chứ, cái cô bé hàng xóm dễ thương ấy làm sao anh quên được. Bây giờ Ngọc ra sao, vẫn xinh đẹp và hạnh phúc?"

Hà ái ngại nhìn tôi, cười nhẹ:

" Anh quên là chúng mình già cả rồi, Ngọc cũng đâu là cô bé hàng xóm bé bỏng của anh ngày xưa, nhưng Ngọc vẫn còn duyên dáng lắm. Em chưa có dịp hỏi nhiều về đời sống của Ngọc, nhưng em đoán Ngọc cũng không hạnh phúc lắm, vì Ngọc đi chùa có một mình, em bắt gặp cô nàng đứng thả hồn hằng giờ theo mưa."

Anh Lâm cười, tiếng cười nghe xao xuyến:

" Ngày xưa, Ngọc vẫn hay mơ mộng như vậy, chỉ tiếc là..." Lâm bỏ lửng không nói, một lúc sau, anh tiếp:

" Hà nè, anh rất mừng em gặp lại bạn cũ, dù sao nơi xứ lạ quê người, không gì quí bằng gặp lại bạn xưa chung trường, chung lớp, nó có nhiều ủi an cho mình lắm em à."

Hà đột ngột hỏi anh:

" Anh Hai à, anh có muốn gặp lại Ngọc không? Nếu em nhớ không lầm thì ngày xưa anh cũng có một thời yêu Ngọc, nhưng sao lúc ấy anh không nói, hở anh hai?"

Anh Lâm lặng thinh, dường như anh chìm đắm với những kỷ niệm trong dĩ vãng. Một lúc, tôi nghe anh thở dài:

" Gặp hay không gặp thì cũng thế thôi, anh đâu có nhìn thấy gì dù Ngọc bây giờ có già hơn hay xấu đi, trong anh vẫn chỉ là hình ảnh Ngọc ngày xưa ấy. Sở dĩ anh vẫn nghĩ đến Ngọc là vì hình ảnh của cô ấy gắn liền với dĩ vãng của anh em mình, hai căn nhà hàng xóm, cách nhau một hàng giậu thưa, bên này là giàn bông giấy, bên kia là khung cửa mở với ánh đèn lay lắt đến nửa khuya. Cứ mỗi lần hồi tưởng về quá khứ, anh lại nhớ đến ngay cái xóm nghèo ven sông, mỗi chiều má thường ra sau vườn thắp nhang cho ba và ông bà nội, anh vẫn nhớ mùi hương trầm thơm ngát tỏa bay trong không gian mỗi khi chiều xuống, tiếng trẻ con í ới gọi nhau trên sông chiều nghe vui làm sao. . ."

Hà im lặng nhìn tôi, nghe như có tiếng mưa rơi chầm chậm, buồn buồn, thánh thót rớt xuống trong lòng một nỗi nhớ khôn nguôi. Anh Lâm lên tiếng hỏi:

" Em còn đó không Hà?"

Nghe anh hỏi tự nhiên tôi muốn khóc. Hà cầm lấy tay anh, sụt sùi:

"Em vẫn ngồi đây, anh cứ nói nữa đi anh hai, em muốn nghe anh kể về những gì đã mất. Em đã từng đi qua những bến sông, chỗ nào cũng hoa, cũng lá, cũng nắng, cũng gió, vậy mà cũng chưa thấy chỗ nào đẹp bằng bờ sông quê mình."

Anh Lâm vỗ nhẹ lên bàn tay Hà:

" Đúng vậy, có khi bờ sông ở quê mình đối với mọi người nó không là gì cả, nhưng với riêng mình nó vẫn đẹp, vì nó là quê hương. Hà có nhớ không những ngày bão rớt, bến sông vắng tiếng trẻ nô đùa, chỉ có mấy thân dừa quằn quại với gió. Anh nhớ má hay xào mắm ruốc xả ớt cho anh em mình ăn, có khế chua và chuối chát. Mưa gì mà mưa ngày mưa đêm, mấy gốc đu đủ trốc gốc, má nấu canh với tôm khô ăn với dưa mắm. Ngày xưa, Ngọc cũng thích món chuối hầm dừa của má mình nữa, bữa nào học xong tụi mình cũng có một món gì âm ấm bụng. Anh vẫn còn nhớ những đêm trăng, dưới giàn bông giấy, anh hay đàn cho em và Ngọc hát, giọng em thì réo rắt như đàn kìm, còn Ngọc lại ưa mấy bài thương mây khóc gió, những cô bé biết buồn sớm quá thường khó tìm được hạnh phúc trong cuộc đời."

Lại một phút im lặng, Lâm tiếp:

" Bởi vậy dù rất yêu Ngọc anh vẫn không dám nói, vì anh không muốn lay động con tim non nớt của Ngọc, anh chỉ muốn Ngọc sống êm ả với thế giới học trò mà thôi. Đối với anh, tình yêu phải được nâng niu như viên ngọc quí, anh rất trân trọng tình cảm của riêng anh và của mọi người, đó có phải là điều thiệt thòi cho anh khi Ngọc không hiểu được tình yêu đó. Nhưng thôi, chuyện xưa nhắc để mà nhớ chứ bây giờ anh còn làm được gì cho ai. . ."

Tôi không ngăn được những giọt nước mắt đã lăn dài trên má, nếu không kìm hãm được có lẽ tôi đã chạy đến bên anh, ôm lấy anh, để khóc cho hả những đau khổ và bất hạnh của đời mình. Trời ơi! Giá như tôi còn là cô bé Ngọc năm xưa hay giận hờn vu vơ, để được kể cho anh nghe hết những khổ đau trong dòng đời đấy bão tố.

" Bây giờ, anh ví Ngọc như cơn bão rớt, rớt xuống hồn anh những giọt mưa. Phải, chỉ là những giọt mưa . . ."

Hà bật cười, tuy mắt còn ngấn lệ:

" Anh làm thơ đấy hả anh hai? Hay đấy chứ, "em như cơn bão rớt, rớt xuống hồn anh những giọt mưa ", nhưng sao không là bão, nó không phá hồn anh tan hoang ra đó sao?"

Anh Lâm cũng mỉm cười, anh nói:

" Em đúng là cô em dễ thương của anh đó Hà, không có em không biết tinh thần anh xuống dốc đến độ nào. Không, không bao giờ Ngọc là cơn bão, vì tình yêu ấy dịu dàng và đẹp đẽ biết bao, mỗi lần nghĩ đến nó lòng anh vẫn ngây say và lắng đọng. Anh mong Ngọc mãi mãi hạnh phúc, cho dù Ngọc không là của anh, trái tim cô ấy non nớt quá, nó là thứ tâm hồn của hoa cỏ, tươi thắm đấy rồi sầu héo đấy, phải không Hà?"

Trái tim tôi như muốn vỡ ra khi nghe Lâm nói, mãi cho đến bây giờ khi đầu đã hai thứ tóc,tôi mới hiểu được tình yêu của chàng dành cho tôi vẫn trọn vẹn trong sáng quá,vậy mà tôi đã làm mất đi chỉ vì chạy theo cái quyến rũ của một tình yêu không thực.

Hà lại thủ thỉ bên Lâm, ngọt lịm:

" Anh hai à, em rất muốn mời Ngọc đến chơi nhưng phải hỏi ý anh trước đã. Anh có muốn gặp lại Ngọc hông?"

Lâm im lặng, anh đang cố nén những cảm xúc ào ạt như tiếng mưa rào rào trên khung cửa kính. Một lát, tôi nghe anh thở dài:

" Nếu Ngọc đến để mà thương hại anh thì anh không muốn, nhưng để em có được những phút giây xưa thì anh không có lý do gì để ngăn cản em cả. Thực ra, đã lâu lắm rồi, anh không biết đau khổ là gì nữa, anh hằng cầu xin cho mình được sáng suốt chấp nhận cuộc đời, dù đang sống trong cảnh mù lòa, tăm tối. Anh đã tìm ra chân lý của cuộc sống, đó là sự bình an của tâm hồn, cho nên mỗi khi anh nghĩ đến ai, đến điều gì thì chỉ vẽ lên hình ảnh tuyệt vời của nó, và chỉ nhớ đến cái đẹp của nó mà thôi."

Anh ngừng nói, nhưng từ nơi anh tôi nghe có tiếng róc rách giòng suối reo đến tận cùng sâu thẳm của con tim. Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu được tâm hồn anh thanh cao, dịu dàng, nhân ái biết bao. Trên cõi đời này, có bao nhiêu người đủ tay, đủ chân, đủ mắt, tai, mũi, miệng, nhưng tâm hồn họ đã què quặt, mù lòa trước bao nỗi đau của kẻ khác, họ đã không ngại ngần vùi giập những mảnh đời khốn khổ đi xuống sự tận cùng của nó.

Từ giã Hà ra về bằng ánh mắt yên lặng, tôi nghe con tim mình đập rộn ràng trong lồng ngực. Trên đường về, bóng tối phủ ngập hai hàng cây ven đường, chỉ còn ánh đèn chấp chới của những chiếc xe qua lại trên lòng đường vắng, tôi nghe lòng rưng rưng: " Lâm ơi, em sẽ trở lại. Em sẽ là giọt mưa, rớt xuống đời anh, như những giọt mưa đầu mùa xôn xao trên mái tranh nghèo quê xưa anh nhé!"

NGUYÊN NHUNG