Đừng làm suy bại giá trị của khoa địa lý phong thuỷ

Âm trạch là cái gốc của địa lý phong thuỷ nó xuất hiện từ thời Tam quốc phát triển rõ nét nhất vào đời Đường. Đến đời Tống mới xuất hiện manh nha môn dương trạch với nền tảng là lý thuyết âm trạch. Nó dùng để phục vụ cho tầng lớp thống trị chứ không phải cho dân chúng, những người tinh thông môn học này xưa đều là những tri thức cao, bậc quan lại trong triều đình. mới có thể nhìn thấu về địa hình sa bàn, hiểu được thiên tượng thuỷ văn. Vì không muốn người đời hiểu được nên sách viết đều ở dạng mật ngữ chỉ những người được truyền dạy trực tiếp mới hiểu được vì sợ dân chúng biết sẽ sinh ra những anh tài lật đổ chính quyền đương nhiệm. Sau này được lưu truyền ra dân gian thì người đời do không hiểu hết đã bổ khuyết bằng bói dịch, hà đồ, ngũ hành, bát quái, ngũ tinh, cửu tinh, phù chú…nay thường gọi là trường phái lý khí với nhiều quan điểm khác nhau thành ra hệ thống lý thuyết phong thuỷ ngày nay dẫn đến môn học này trở nên huyễn hoặc kết quả đúng sai không rõ. Ngô Cảnh Loan học trò của Dương Quân Tùng một nhà địa lý có tiếng thời đó từng báo cáo vua Tống là đó đều là các giả thư. Với địa lý âm trạch hình thế là cái nền là cái gốc dựa vào sa hình bố cục tự nhiên để tìm nơi tụ khí của long mạch, dương trạch là cái nhánh của môn địa lý phong thuỷ trong đó lý khí là tường vách phát triển biến hoá không ngừng với nhiều trường phái khác nhau. Khi đã hoạnh định được cái gốc sau đó mới dẫn qua xét cái nhành cánh dương trạch với phương pháp luận khá tương đồng chỉ khác nhau ở không gian hướng, âm trạch hướng địa hấp thụ khí từ lòng đất, dương trạch hướng thiên hướng nơi mặt trời. Cái gốc có vững mới giúp cây vững vàng, còn nếu như không vững để cành cây phát triển xiên lệch thì cây sớm đổ thôi.

Việc trở thành bậc thầy địa lý không dễ dàng, chi phí tốn kém bao năm, lại gian khổ đi thực hành, lại rất khó kiếm tiền do quan niệm xã hội thay đổi khiến nhu cầu ít đi. Giờ chỉ thầy bói toán, xem phong thuỷ dương trạch, rồi cúng bái phù chú… được thịnh hành vì làm thầy quốc dân thì dễ nuôi sống cái thân. Người xưa khi bản thân hay người nhà sắp mất đã chuẩn bị lo liệu nơi an táng thường tìm bậc thầy địa lý tư vấn, nay sách hỗn độn phong thuỷ đầy rẫy bán cho người đọc nên ai ít nhiều cũng biết chút ít vỡ lòng, cứ ngỡ tưởng mình biết ứng dụng cho mình được, có người còn quảng bá đại chúng nâng giá trị bản thân để kiếm tiền thiên hạ…lại đa số người chết giờ đi hoả thiêu và an táng tập trung.. Người đời muốn có chỗ tốt nhưng kinh phí lại không có muốn tốt..

Đã là bậc thầy địa lý giỏi đừng bao giờ nghĩ phải lăn lưng làm thầy quốc dân ngày nhặt tiền thiên hạ kiếm sống qua ngày, trước phải vận dụng địa lý âm dương trạch vào mộ phần nhà mình, vào đất ở nhà mình cho phát đạt hưng long có danh có quyền tài phú…để tài lộc dư dả, đã dư dả rồi sao phải nhọc thân lo chuyện thiên hạ, những kẻ biết đến cầu phải đúng giá trị mới làm. Còn phải ngày quảng bá đại chúng đến tột độ lừa dối chính mình hằng mong chờ khách đến, cũng là chỉ mong kiếm tài lực sống qua ngày tức là mình còn chưa thông ngộ được, chưa làm tốt địa lý phong thuỷ của chính mình thì làm sao có thể làm địa lý phong thuỷ cho người khác.

Giá trị của địa lý âm trạch và địa lý dương trạch trước nay không bao giờ thay đối. Một bậc thầy chân chính địa lý không phải trở thành người thí phúc cho thiên hạ. Tiền công người thầy nói rõ ràng với khách, thuận thì làm, để sau không phải đôi hàng phân chia. Có thể nói rằng trước nay công tìm đất âm trạch, kể cả đất quý dương trạch cũng cao chứ không phải như nhan nhản các thầy phong thuỷ, cúng bái… với sự tuỳ tâm gia chủ mà tính bằng lượng vàng. “Công trời công đất sẻ chia, cộng công của thầy bấy lâu thực hành. Bạc vàng nào có thể sánh bằng. Nhiều khi đặt giá không công. Ấy là duyên định phúc người đến nơi. Nhưng khi đặt giá để đời. Ngôi kia một đỉnh, bấy nhiêu chồng Vàng. Huyệt bình thấp nhất là trăm lượng. Càng cao sang số ấy nhân lên. Chúa một phương bạc vàng ngàn thỏi. Hỏi cớ gì thấp hơn cả kẻ đờn ca ”

Cho nên trở thành thầy địa lý chân chính, hãy để những việc mình làm thật xứng đáng !