Bàn về pháp Trả Nợ Tào Quan

Lại nói về Khoa Trả nợ tào quan . Cái này bàn tán khá nhiều. Nhiều người cho đó là chuyện hoang đường mê tín...khi đốt một đống vàng mã bao nhiêu tiền, thật là phí phạm vô ích. Vậy ta thử hỏi các người có mê tín không.?

Nếu các người không mê tín thì theo đạo làm gì, cho dù đạo gì cũng mê tín thôi. Bởi vì các người có đức tin vào thánh thần, đức chúa ... mới theo đạo. Vậy các người theo Đạo thì đã biết đến cõi âm linh cớ gì lại phỉ báng. Còn những kẻ ngoại đạo chẳng biết trời đất quỷ thần là gì, đạo gì cũng chẳng biết đến ta nói làm chi.

Ta kể các câu chuyện sau đây để quý vị suy ngẫm:

Có rất nhiều câu chuyện về tiền kiếp có thật trong cuộc sống hiện đại và được ghi chép trong lịch sử

Về lịch sử trong có ghi chép nhà sư Bật Sô ở Việt Nam đầu thai làm hoàng đế nhà Minh Trung Quốc (có ghi tên địa danh ngôi chùa Việt Nam trên cơ thể)

Về hiện đại có câu chuyện Lộn Đầu thai xứ Mường Hoà Bình đã đăng trên các Báo đài Việt Nam mà không ai lý giải được:

" Ở thị trấn Mai Châu, Hoà Bình, chuyện những đứa trẻ, thậm chí cả người lớn tuổi bỗng nhận một người xa lạ làm bố mẹ, anh em đã từng xảy ra.

Dù mọi việc đã xảy ra từ lâu, song câu chuyện “đầu thai” chưa khi nào khiến người dân thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình bớt xôn xao.

Những người dân bản Chiềng Châu cho biết, Hà Thị Mai Anh (SN 1995), con của anh Hà Văn Bái và chị Hà Thị Tý ở xóm Chiềng Châu đã lập gia đình và theo chồng về ở nơi khác. Anh chị Bái - Tý cũng không có nhà.

“Trước khi lập gia đình, cháu Mai Anh cũng chào hỏi, xin phép bố mẹ “tiền kiếp” ở bản Nhót, xã Nà Mèo, huyện Mai Châu”, ông Hà Văn Cươm, người quen của gia đình cho biết.

Theo ông Cươm, từ ngày cháu Mai Anh nhận bố mẹ bên ấy, nhà anh chị Bái - Tý và nhà bên kia thân thiết như những người trong gia đình. Mai Anh vẫn sống với bố Bái mẹ Tý, nhưng có thêm một một gia đình nữa để đi lại, thăm nom, coi như bố mẹ đỡ đầu của mình.

Kể về trường hợp “đầu thai” của Mai Anh, ông Cươm cho biết, anh Bái và chị Tý anh lấy nhau từ năm 1990 nhưng hiếm muộn, mãi 5 năm sau mới sinh được Mai Anh. Do hiếm muộn, nên anh Bái chị Tý yêu chiều con lắm. Từ lúc mới sinh cho tới khi Mai Anh 4 tuổi, mọi sinh hoạt đều bình thường như những đứa trẻ khác.

Trong một lần đi đám cưới người quen ở trên Na Mèo, vợ chồng anh Bái bận làm giúp cỗ cưới nên để Mai Anh cho mọi người trông giúp. Sau khi xong việc, anh Bái đi tìm thì thấy con gái mình đang chạy theo một người phụ nữ lạ, khóc gọi “Mẹ ơi!”.

Tưởng con nhầm mẹ, chị Tý vội chạy ra gọi con, nhưng Mai Anh vẫn như không nhìn thấy mẹ đẻ, mà tiếp tục chạy theo người phụ nữ lạ. Thấy vậy, mọi người mới xúm vào hỏi thử: “Vậy bố mẹ cháu tên là gì, nhà ở đâu?”, thì Mai Anh nói rằng mình là con của ông bà Lường Văn Tuấn - Hà Thị Ân ở bản Nhót, có anh trai tên Lường Văn Tú, còn bản thân mình tên là Lường Văn Hải.

Người phụ nữ lạ nghe cháu nhỏ nói vậy thì giật bắn người, vì bà chính là Hà Thị Ân, và Hải là tên cậu con trai đoản mệnh của bà đã mất khi lên 4. Bà Ân vội xin phép đưa Mai Anh về nhà. Khi về đến nhà bà Ân, kỳ lạ thay, Mai Anh gọi tên chính xác từng ông bà, cô bác tới chơi, cháu còn nhận ra quần áo, nơi mà “trước đây” cháu Hải từng nằm ngủ.

Chỉ là có thêm bố mẹ, anh em

Ông Cươm cho biết, việc “đầu thai” ở Mai Châu từ thuở xưa đến bây giờ vẫn có, đây là những câu chuyện tâm linh mà cả các bậc cao niên đến chính quyền, cơ quan chức năng cũng chưa giải thích được. Như trường hợp con gái của ông Hà Văn Tun ở bản Văn là Hà Thị Tiên mới được 5 tuổi thì mất sau một tai nạn, khiến vợ chồng ông Tun thương nhớ khôn nguôi.

Bỗng một ngày, nhà ông Tun có khách, là cặp vợ chồng ở xóm Bướt, xã Chiềng Yên huyện Vân Hồ (Sơn La) cách bản Văn khoảng 30km đưa con gái nhỏ đến chơi. Cô con gái nhỏ tên Nhung lúc đó chừng 3 - 4 tuổi vừa bước vào nhà ông Tun đã cất tiếng gọi bố mẹ, rồi bắc ghế để lấy mác lẹ (tên một loại quả rừng có vỏ cứng, tròn và dẹt - PV) được giấu trên cột tre làm xà nhà và nói rõ tên của bố mẹ, anh chị em trong nhà.

Cô bé còn đòi cả những đồ chơi trước đây vẫn thường thích chơi, rồi chạy tung tăng trong nhà như đã quen thuộc lắm. Trong lúc vợ chồng ông Tun nước mắt lưng tròng nhìn ngắm Nhung mà ngỡ tưởng con gái nhỏ đã về, thì vợ chồng người khách cũng đành bàng hoàng xác nhận, Nhung là “đứa con” của gia đình ông Tun “lộn” về nhà họ.

Theo đó, cặp vợ chồng lạ kể, khi Nhung được 3-4 tuổi có nói với ông bà rằng nhà bố mẹ đẻ ở trong bản Văn. Thấy lạ, bố mẹ đẻ của Nhung gặng hỏi rõ tên địa chỉ của gia đình ông Tun ở đâu, làm gì và người như thế nào. Nửa tin nửa ngờ, bố mẹ Nhung liền đưa Nhung xuống bản Văn và tìm đến nhà ông Tun. Để rồi từ đó, hai nhà thân thiết, gắn bó với nhau như ruột thịt.

Xác nhận câu chuyện này, cụ Hà Thị Lê (80 tuổi ở bản Chiềng Châu) cho biết: “Chuyện con đầu thai ở đây có lâu lắm rồi, không phải giờ mới có, ở Mai Châu này cũng đã có nhiều trường hợp như vậy rồi. Ngay như anh trai cả của tôi đây, cũng lấy vợ có con rồi mới đi nhận bố mẹ “tiền kiếp” cũng từ những vật dụng như đồ chơi, quần áo... mới nhận ra nhau. Bây giờ anh trai tôi mất rồi, con cái hai nhà vẫn đi lại, thăm nom nhau bình thường như người thân thiết và sống vui vẻ với nhau”.

Không gây xáo trộn

Ông Hà Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu cho biết, hiện tượng “con đầu thai” ở địa phương, phía xã cũng ghi nhận vào người dân kể lại nhiều trường hợp xuất hiện cách đây chừng 10-15 năm.

“Nhiều nhất là ở xóm Chiềng Châu, tôi đã được nghe 4 trường hợp như vậy. Thông thường, câu chuyện này xảy ra với các bé khoảng 4 - 5 tuổi, còn có những người lớn tuổi vẫn nhận đã “đầu thai”, thì là chuyện xảy ra từ dăm chục năm trước”, ông Lưu nói.

Theo ông Lưu, khi các bé được các gia đình đưa đến, tìm đến nhau, thì họ cũng không trình báo chính quyền địa phương. Khi chính quyền nắm được câu chuyện, tới hỏi thì ai đã về nhà nấy, con cái nhà nào nhà nấy vẫn nuôi. Các gia đình chỉ đưa các bé đến nhận bố mẹ “tiền kiếp”, rồi đi lại thăm hỏi nhau vui vẻ ân tình, không xảy ra hiện tượng tranh cãi, cũng không liên quan gì đến công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, nên xã cũng không có căn cứ gì để can thiệp vào.

“Cho đến giờ các trường hợp này cả 2 bên gia đình qua lại thường xuyên, những cậu bé, cô bé “đầu thai” cũng đã trưởng thành và lập gia đình riêng. Họ tìm đến nhau không mang tính vật chất hay đánh đổi. Những gia đình này đều có kinh tế tốt, cuộc sống gia đình ổn định”, ông Lưu cho biết.

Tuy nhiên, ông Lưu cho biết, câu chuyện “đầu thai” đều xảy ra đã lâu, nhiều năm nay, địa phương không ghi nhận thêm câu chuyện nào như thế.

“Ngay ở thời điểm chuyện đó xảy ra, chúng tôi coi đó cũng là những câu chuyện hết sức bình thường. Có chăng bà con trong bản cũng chỉ nói con nhà nọ nhà kia lại là con của ông bà ở bản này, bản kia tìm về. Sau khi “đầu thai” các trường hợp đó đều nhận bố mẹ, anh em, con cái và coi nhau như người một nhà, quây quần đùm bọc lẫn nhau, không có gì sai, cũng chả có gì xấu”, ông Lưu nói."

Câu chuyện này đã gây xôn xao xã hội một thời, và đó là chuyện có thật. Nên đôi khi có những thứ mà ta vẫn còn chưa biết hết. Nó có một phần thật là khó có thể phủ nhận.

Nhiều người đi xem bói hay bị các thầy xem phải làm lễ trả nợ Tào Quan, trả mã tứ phủ. Thực ra trả nợ Tào Quan không xấu nếu bạn hiểu đúng nó bạn sẽ đỡ phải nghi ngờ thắc mắc. Bởi một tín mười ngờ là sự ngu hiểm về nhận thức.

Có thể nói rằng ta được sinh ra sống trong cõi đời này vốn là sự vay tạo: Ta đang vay tạo của trời đất từ lương thực thực phẩm y phục và các thứ đắp lên con người ta, nếu ta có sinh ra ở các kiếp trước cũng vậy. Nên đó là sự vạy mượn sinh tồn. Nên ta phải cảm ơn tạo hoá đã cho ta vay mượn và lễ tào quan chính là lễ ta mượn chi trả cho việc nhà cửa, đất đai, ruộng vườn, trâu bò lục súc, lương thực, thực phẩm, y phục, sưu thuế vay tạo nhiều đời nhiều kiếp hay hiện tại cũng đang vay tạo. Chúng ta có nạp kim ngân tài mã vào kho thiên khố thì ta mới có kinh phí để tiếp tục vay tạo trong cuộc đời và có thể cả kiếp sau nếu ta tái sinh. Cũng giống như ta gửi tiết kiệm để tích luỹ tương lai...., khi đói kém còn có cái dùng...

Cho nên nếu biết suy nghĩ thì ta nên nạp dần dần vào cái kho đó để tích luỹ âm phần, nhưng mấy ai nghĩ được, đa phần chỉ khi khốn khố, cuộc sống bế tắc mới xem xét này nọ, bị thầy bà doạ dẫm cho phải móc hầu bao ra làm lễ nhưng đôi khi lòng có vẻ không phục cho lắm....

Lễ Trả nợ vào kho thiên khố tào quan không phải là làm đàn lễ thật to, bày biện đủ thứ, mà cơ bản nhất là sử dụng pháp ấn và kinh chú. Ta có thể thấy khoa cúng trả nợ có trong sách nhưng hướng dẫn thì lại chưa được rõ ràng vì vậy mỗi nhà lại đi theo một kiểu. Làm sao để những bậc các cõi chứng giám và chuyển số kim ngân tài mã ấy được vào Kho Thiên Khố là tuỳ Pháp chủ.

Trả nợ Tào Quan ai làm cũng đều tốt, nó cũng mang lại may mắn về kinh tế nhất định. Vì bạn đã trả bớt một phần nghiệp quả vay tạo trong cõi siêu nhiên.

Muốn Di Cung Bản Mệnh thì bắt buộc phải trả nợ Tào Quan trước mới làm phép Di Cung Đảo Mệnh được, nhiều thầy bà làm bừa chưa cho thân chủ nộp thuế đã ghi Sổ mới sao Hoán Chuyển sang tên được, vì đâu có rõ bản chất ấy. Giống như bạn làm cái sổ đỏ bạn phải nộp thuế đất trước đầy đủ thì mới chuyển tên sổ được. Lẽ đời như vậy mà mấy ai hiểu được.

Việc trả nợ Tào Quan là việc công đức, người thầy không sợ lỗi trái quy luật thiên giới, mà cũng tạo phúc cho gia chủ trả một phần nghiệp quả hoặc là góp khố tiết kiệm cho mai sau.