Con người có số mệnh không ? đi suốt cả cuộc đời để trả lời câu hỏi đó

Có lẽ đây là câu chuyện muôn thủa từ khi sinh con người tồn tại trong cõi nhân sinh này.

Cũng chính bởi vậy mà các khoa tướng số, tử vi, tứ trụ, bát trụ, chiêm tinh...của nhiều bậc học giả cả đời nghiên cứu giải mã cũng phần nào thỏa mãn nhu cầu của con người. Tùy theo binh khí trong tay mỗi người sở đắc mà giác ngộ khác nhau, minh thuật kiến giải cũng nhiều cái khác nhau.

Cả cuộc đời đi qua, đến lúc nhắm mắt, phần lớn đều thốt lên Số mệnh là có.

Xưa trong Văn học nước Nam ta có Lan Trì Kiến văn Lục của Vũ Trinh (1769-1828) là anh rể của thi hào Nguyễn Du, làm quan thời vua Lê Chiêu Thống, sau về giúp Gia Long, vì liên hệ với Nguyễn Văn Thành nên bị đầy đi Quảng Nam. Trong tác phẩm ông ghi chép nhiều câu chuyện về các nhân vật nước Nam ta. Câu chuyện sau đây kể về số mệnh con người:

Có hai ông Cử nhân họ Nguyễn và họ Trần về Kinh thi hội. Ban đêm hai ông ngủ trong ngôi đền cổ. Khoảng canh ba, bỗng nghe ngoài cổng có tiếng xe ngựa dừng lại. Vị thần trong đền mũ áo chỉnh tề ra đón rước. Chỗ thần ngồi đèn nến sáng trưng. Một vị nói:

- Đầu đề bài thi phú của khoa thi này là “thiên hạ đại đồng”. Bọn ta làm thử trước xem sao.

- Rồi sai người đem nghiên bút ra, chia nhau từng vế cho mỗi người suy nghĩ làm văn. Xong vế nào, lại ngâm to lên để mọi người bình luận, xem hay dở chỗ nào.

- Hai ông Cử ngầm ghi nhớ từng câu không sót. Sáng hôm sau, ghi lại cả bài rồi đem cất đi. Từ đấy hai ông mở ra xem, học thuộc lòng, không để sót một chữ nào.

- Vào kỳ thứ ba, đề thi quả đúng như trong mộng. Hai ông Cử chắc mẩm phen này mình tất thắng lớn, nắm tay chúc mừng nhau, trở về lều thi, cầm bút định viết nhưng quên sạch không còn nhớ gì nữa. Lều thi của hai ông Cử liền nhau, ông nọ lên tiếng hỏi ông kia, nhưng cứ như hai ông mù dắt díu nhau, chẳng ai bảo được ai. Hai ông càu nhàu oán trách lẫn nhau, đành phải gượng gạo tự làm lấy bài. Sau khi làm xong bài thi, thì lại nhớ rành rọt bài phú trong mộng từ đầu đến cuối. Hai người thở than cho là việc lạ.

- Hôm treo bảng, cả hai ông đều trượt. Người đỗ đầu thi phú là ông Lê Tân ở xã Cổ Đôi, huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Bài phú của ông Lê Tân hoàn toàn giống với bài phú mà hai ông Cử nghe được trong giấc mộng không sai một chữ.

Thế mới biết công danh phú quý là do tiền định. Nhân gian mới có câu: Kẻ học có Tài, nhưng thi có phận. Người không có phận, thì thực cũng thành mơ. Những kẻ lận đận trong chốn hồng trần cũng không có ai chưa hiểu được điều đó không?

Phần lớn họ lại không hiểu điều đó, cho đó là sự bất công. Ngay trong cuộc sống hiện tại, vô số kẻ kém tài nhưng chức vị lại ngồi trên đầu của kẻ có năng lực thực sự. Đành ngậm ngùi an phận chấp nhận tạo hóa mà thôi.

Vậy tiền định số mệnh đó có hoán đổi được không? Số mệnh vốn đã an bài với người không biết, nhưng với người biết có thể dùng phép ẩn danh hoán vị chuyển sang cung mệnh mới, đương nhiên được này sẽ mất kia, khi bạn đã xác định đánh đổi tăng cái này thì cung khác phải giảm đi thậm chí mất đi nên một khi đã chọn thì cần cân nhắc kỹ.

Ta thường nghe các thầy bên tứ phủ hay làm lễ di cung, xin hỏi rằng Thần Thánh vốn từ Nhân thần hóa sinh nào đủ phép thay đổi được Sách trời, cầu xin ban chút tài lộc còn được, trị vong tà nhiễu nhương còn được...nên đáng ra cái mình làm được trong phép mình thì làm thôi.