XÂY NHÀ TRỌN GÓI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Xây nhà là việc quan trọng, nhiều khó khăn và cả những phức tạp. Tuy nhiên, nếu gia chủ được trang bị những kiến thức về xây dựng cơ bản sẽ tránh được phần nào lúng túng.

Với kinh nghiệm tư vấn và xây dựng nhiều công trình, những chia sẻ dưới đây của Nguyên Tâm sẽ giúp bạn đọc xây dựng được một ngôi nhà đẹp với chi phí tiết kiệm tối đa nhất.

1. Tham khảo những ngôi nhà có vị trí và diện tích tương tự

Khi chuẩn bị làm nhà, yếu tố đầu tiên bạn không nên bỏ qua đó là ý kiến của những người từng xây nhà tương tự trước đó. Kế đó, bạn cũng có thể nhờ một kiến trúc sư thiết kế nhà theo ý mình. Điều này là rất cần thiết, bởi trong trường hợp nhà có diện tích quá nhỏ, việc bố trí các phòng gặp nhiều khó khăn thì kiến trúc sư sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích.

2. Tính tạm tổng chi phí cho căn nhà

Việc lên bảng chi phí tạm và dự trù kinh phí sẽ giúp bạn biết được sẽ phải chi bao nhiêu tiền cho ngôi nhà của mình để cân đối lại tình hình tài chính và mức độ đầu tư.

Thường các loại chi phí cho việc xây nhà gồm: thiết kế, xin phép xây dựng, xây dựng phần thô, phần hoàn thiện,… Với những vật liệu trang trí như: vật liệu làm cửa, gạch ốp, thiết bị nội thất… nhưng với kết cấu móng và khung chịu lực, bạn nhất thiết phải dùng vật liệu tốt nhất cho căn nhà của mình.

3. Chọn nhà thầu xây dựng

Việc chọn được nhà thầu uy tín là hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến vấn đề thẩm mỹ, chi phí cũng như sự an toàn của công trình. Vì thế trước quyết định chọn một nhà thầu, bạn cần lưu ý:

– Văn phòng công ty: Địa chỉ có rõ ràng (số nhà, website, email, điện thoại tổng đài), nhân sự có kinh nghiệm? Nếu được bạn hãy đến và khảo sát qua văn phòng của họ ít nhất 1 lần.

– Những công trình đã thiết kế và thi công: Bạn có thể tham khảo trên website của nhà thầu nhưng công trình mà họ đã thi công, hoặc bạn cũng có thể hỏi ngay những người đã sử dụng dịch vụ của công ty mà bạn đang tìm hiểu.

4. Ký hợp đồng thiết kế và thi công

Thông thường hồ sơ thiết kế được chia làm 2 phần: Kiến trúc và Nội thất. Về ký hợp đồng thì công: 1 là bạn sẽ khoán hết cho nhà thầu, 2 là chỉ khoán công.

(1) Trường hợp khoán hết cho nhà thầu, công việc của bạn là phải kiểm tra thật kỹ vật tư có đúng với chủng loại mà mình đã chọn, thi công có đúng như thiết kế hay không…

(2) Trường hợp chỉ khoán công, bạn sẽ phải tự đảm bảo vật liệu cho quá trình thi công, điều này sẽ làm bạn mất nhiều thời gian và công sức.