Bài 10: Thực Hiện Sứ Vụ

Câu Hỏi Hướng Dẫn

    • Từ cứu chuộc nghĩa là gì?
  • Sao Thiên Chúa phải cứu chuộc con người?
  • Tại sao sự hy sinh Canvê lại đáng giá?
  • Các ảnh hưởng Can-vê là gì?
  • Chúa Giêsu có chết qua mỗi Thánh Lễ không?
  • Nếu Đức Kitô đã tẩy sạch nợ do tội lỗi tại sao chúng ta vẫn sống khổ?
  • Chúng ta có thể học gì từ cái chết của Đức Kitô trên thập giá?
  • Ý nghĩa của việc mai táng Đức Kitô là gì?
  • Đức Kitô có chịu đau khổ cả linh hồn cũng như thể xác không?
  • Nếu con người không phạm tội, Đức Kitô có xuống thế không?

Tổng Giám Mục Fulton Sheen từng cho rằng Chúa Giêsu Kitô là Người duy nhất sinh ra trên trần gian để chịu chết. Còn chúng ta sinh ra để được sống, ngoại trừ mình Ngài. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khía cạnh này của đời sống Chúa Giêsu Kitô, qua đó, Ngài hoàn tất sứ vụ Ngài được sai đi.

1. Chịu sỉ nhục

1.1 Chúa Giêsu chịu sỉ nhục

1.1.1 Ngài ” được sinh ra để gánh tội thế nhân “

Thánh Phaolô giải thích trong hai đoạn "được sinh ra để gánh tội thế nhân" là thế nào, dù chính Ngài vô tội (xem Gioan, 8:46; 1 Gioan, 3:5).

Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. (II Côrintô 5:21)

Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. 4 Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí. (Rôma 8:3-4)

Scott Hahn khi phân tích hai đoạn này cho rằng "được sinh ra để gánh tội thế nhân" không có nghĩa là chính Chúa Giêsu là tội nhân mà để gán tội (cf Leviticus 4:24; 5:12; 6:25; 14:19). (Xem Scott Hahn, Ignatius Study Bible)

Giáo Lý Công Giáo (GLCG) giải thích trong các mục 603 và 604:

603 Vì không hề phạm tội, Ðức Giê-su không bao giờ bị Thiên Chúa ruồng bỏ (x. Ga 8, 46). Ðức Giê-su đã đón nhận chúng ta trong tình yêu cứu chuộc hằng liên kết Người với Chúa Cha (x. Ga 8, 29), cho đến độ Người xem như bị tách lìa Thiên Chúa vì tội chúng ta, nên Người thay chúng ta mà thốt lên trên thập giá: "Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con!" (Mc 15, 34; Tv 22, 1). Vì đã muốn liên kết Ðức Ki-tô với chúng ta là những kẻ tội lỗi, nên Thiên Chúa "đã chẳng dung tha, nhưng đã trao nộp chính Con Một của Người vì hết thảy chúng ta"(Rm 8, 32), để chúng ta "được hoà giải với Người nhờ cái chết của Con Một Người" (Rm 5, 10).

604 ... [I Gioan 4:10, 19]. ... [Rôma 5:8].

Chính trong ngữ cảnh này, chúng ta có thể hiểu được những lỡi Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Philípphê

Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.

Ngài tự làm rỗng chính mình (đây chính là ý nghĩa của từ Hy Lạp kenosis, mà Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI thường hay nhắc), từ bỏ những đặc quyền là Thiên Chúa của Ngài và mặc lấy hình hài không chỉ của tạo vật mà của cả tạo vật sa ngã, mặc dầu vô tội (xem thêm Thư Do Thái 4:15). Không dễ cho chúng ta hiểu được điều này. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc tự làm rỗng chính mình mà Chúa Giêsu đã đi qua.

1.1.2 Ngài đã mặc lấy thân phận của chúng ta

GLCG (mục 605) dạy chúng ta rằng Chúa Giêsu không chỉ chịu nhục hình, bằng việc làm rỗng mình cho một số người, mà là cho hết thảy chúng ta. Trong dụ ngôn Con Chiên thất lạc, Chúa Giêsu phán:

Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất. (Matthew 18:14)

Công đồng Quiercy năm 853 công bố

Trước kia, hiện nay cũng như sau này, không có một ai mà Ðức Giê-su không chịu chết cho họ.

1.2 Chúa Giêsu tự nguyện thực hiện kế hoạch của Chúa Cha

1.2.1 Tất cả đều được hoạch định

Cuộc chịu nạn và cái chết của Chúa Giêsu không phải là tình cờ. Thập giá không phải là hệ quả của sự kém may mắn. Tất cả đều được hoạch định, không do con người, mà do Thiên Chúa toàn trí, toàn năng và đầy yêu thương. Tất cả đều được ghi chép, "ứng nghiệm Lời Kinh Thánh".

Những đoạn Kinh Thánh Cựu Ước sau tiên báo cuộc khổ nạn của Đấng Mesia trong tương lai.

2 Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh,

như khúc rễ trên đất khô cằn.

Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong

đáng chúng ta ngắm nhìn,

dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.

3 Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,

phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.

Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,

bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.

4 Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,

đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,

còn chúng ta, chúng ta lại tưởng Người bị phạt,

bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.

5 Chính Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,

bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;

Người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,

đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.

6 Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,

lang thang mỗi người một ngả.

Nhưng ĐỨC CHÚA đã đổ trên đầu Người

tội lỗi của tất cả chúng ta.

7 Bị ngược đãi, Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;

như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông,

Người chẳng hề mở miệng.

10 ĐỨC CHÚA đã muốn Người phải bị nghiền nát vì đau khổ.

Nếu Người hiến thân làm lễ vật đền tội,

Người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,

và nhờ Người, ý muốn của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu.

11 Nhờ nỗi thống khổ của mình,

Người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.

Vì đã nếm mùi đau khổ, Người công chính, tôi trung của Ta,

sẽ làm cho muôn người nên công chính

và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.

12 Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,

và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,

nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,

bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;

nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người

và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.

(Isaiah 53:2-7,10-12)

1Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa,

Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao?

6 Dù con thảm thiết kêu gào,

nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời!

7 Thân sâu bọ chứ người đâu phải,

con bị đời mắng chửi dể duôi,

8 thấy con ai cũng chê cười,

lắc đầu bĩu mỏ buông lời mỉa mai:

9 "Nó cậy CHÚA, mặc Người cứu nó!

Người có thương, giải gỡ đi nào! "

17 quanh con bầy chó đã bao chặt rồi.

Bọn ác đó trong ngoài vây bủa,

chúng đâm con thủng cả chân tay,

18 xương con đếm được vắn dài;

chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem.

19 Áo mặc ngoài chúng đem chia chác,

còn áo trong cũng bắt thăm luôn.

(Psalm 22)

Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng,

con khát nước, lại cho uống giấm chua.

(Psalm 69:21)

6 Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, chẳng còn nơi lành lặn;

vết bầm, vết đánh, vết thương còn mới,

chưa có ai lau chùi, chưa có ai băng bó, chưa có ai thoa dầu.

(Isaiah 1:6)

Sau khi Sống lại, khi hiện ra với hai trong số những kẻ theo Ngài (xem thêm Luca 24:13-33), Ngài đã phải giải thích cho học rằng tất cả những gì xảy đến với Ngài đều đã được tiên báo.

25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! 26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? 27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. (Luke 24:25-27)

Giáo Lý Công Giáo Yếu Lược (GLYL) mục 118 (xem thêm GLCG, mục 599-605) dạy:

Tại sao cái chết của Chúa Giêsu lại nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa?

Để tất cả chúng ta, là những kẻ đáng chết, được giao hòa trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã đưa ra một kế hoạch tràn đầy tình yêu là sai Con mình đến phó mình chịu chết vì những kẻ tội lỗi. Cái chết của Đức Kitô đã được loan báo trong Cựu Ước, đặc biệt như hy tế của Người Tôi Tớ chịu đau khổ, và đã xảy ra “theo như lời Thánh Kinh.”

GLCG mục 599 giải thích:

Cái chết đau thương của Ðức Giê-su không phải là hậu quả của ngẫu nhiên do các hoàn cảnh bất ngờ hợp lại. Ðiều này thuộc về mầu nhiệm của ý định Thiên Chúa, như thánh Phê-rô giải thích cho người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem ngay từ bài giảng đầu tiên trong ngày lễ Hiện Xuống: "Người đã bị nộp theo ý Thiên Chúa đã định và biết trước" (Cv 2, 23). Kinh Thánh nói như vậy không có nghĩa là những kẻ đã "nộp Ðức Giê-su" (Cv 3, 13) chỉ thụ động nhập vai trong một kịch bản do Thiên Chúa đã viết trước.

1.2.2 Thiên Chúa dùng sự tự do của con người để thực hiện

Nếu tất cả đều được hoạch định thì câu hỏi xuất hiện trong đầu chúng ta là "Vậy tất cả những ai tham gia vào việc giết Chúa Giêsu chỉ là những con rối hay là con chốt trong kế hoạch này?" Một lần nữa, GLCG mục 600 giải thích:

Ðối với Thiên Chúa mọi thời điểm đều là hiện tại. Khi tiền định một điều gì đó trong kế hoạch vĩnh cửu, Người cũng "tiền định" tùy theo quyền của mỗi người tự do đáp trả ân sủng của Người: "Ðúng vậy, Hê-rô-đê, Phong-xi-ô Phi-la-tô, cùng với các dân ngoại và dân chúng Ít-ra-en đã toa rập trong thành này, chống lại tôi tớ thánh của Người là Ðức Giê-su, Ðấng Người đã xức dầu. (x. Tv 2, 1-2) Như thế họ đã thực hiện tất cả những gì quyền năng và sự khôn ngoan của Người đã định trước" (Cv 4, 27-28). Thiên Chúa cho phép xảy ra những hành vi do sự mù quáng của họ (x. Mt 26, 54; Ga 18, 36; 19,11), để thực hiện ý định cứu độ của Người (x. Cv 3, 17-18).

1.2.3 Chúa Giêsu biết được kế hoạch này ngay từ đầu và tự nguyện hiến thân

Bằng nhiều cách khác nhau, Chúa Giêsu cũng làm cho các Tông đồ của Ngài hiểu rằng Ngài không phải là nạn nhân ngẫu nhiên, Ngài thong dong và hân hoan chịu hiến tế. Những đoạn Kinh Thánh sau sẽ chứng minh:

"Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được." (John 10:18)

"Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Nhưng chuyện đó xảy ra là để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Chúa Cha." (John 10:17, 14:31)

1.3 Nhân tính: Công cụ hoàn hảo và thong dong của Tình Yêu Thiên Chúa

Chúa Giêsu là Thiên Chúa, do đó không thể chịu đau khổ. Ngày chỉ có thể chịu đau khổ khi là Con Người. Chúa Giêsu dùng tất cả khả năng con người để dâng lên Chúa Cha hy tế sẽ cứu chuộc chúng ta. Ngài chịu đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Chúa Giêsu Kitô thánh hiến và chúc phúc cho tất cả thực thể nhân loại đáng ghê tởm do con người gây ra. Chúa Giêsu Kitô dạy chúng ta rằng đau khổ sẽ không bị chối bỏ vì chúng có giá trị siêu nhiên. (xem thêm Luca 2:10, 17-18; 4:15; 5:7-9; GLCG mục 609).

2. Hoàn tất trên Canvê

2.1 Chuẩn bị cho bữa tiệc ly

Mục 120 sách GLYL nhắc chúng ta nhớ rằng:

Trong Bữa Tiệc Ly với các Tông đồ vào buổi tối truớc cuộc Khổ nạn, Chúa Giêsu đã tham dự trước, nghĩa là Người ám chỉ và thực hiện trước, việc tự nguyện dâng hiến chính mình: “Đây là Mình Thầy bị nộp vì anh em” (Lc 22,19); “Đây là Máu Thầy, máu đổ ra…” (Mt 26,28). Như thế, Người vừa thiết lập Bí tích Thánh Thể như việc “tưởng nhớ” (1 Cr 11,25) đến hy tế của Người, vừa thiết lập các Tông đồ của Người thành những tư tế của Giao ước mới.

2.2 Hiến tế Duy Nhất và Tối Hậu - Giao Ước Mới

Chúng ta đọc trong GLCG mục 613 và 614

Ðức Ki-tô chịu chết vừa là hy tế Vượt Qua hoàn tất việc cứu độ chung cuộc loài người (x. 1Cr 5, 7; Ga 8, 34-36)vì "Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa bỏ tội trần gian" (Ga 1, 29) (x. 1Pr 1, 19), vừa là hy tế của Giao Ước Mới (x. 1Cr 11, 25) cho con người hiệp thông lại với Thiên Chúa (x. Xh 24, 8), bằng cách giao hòa con người với Thiên Chúa nhờ "máu được đổ ra cho muôn người được tha tội" (Mt 26, 28) (x. Lv 16, 15-16).

Hy tế của Ðức Ki-tô là duy nhất, hoàn tất và vượt trên mọi hy tế (x. Dt 10, 10). Trước hết hy tế này là một hồng ân của chính Chúa Cha: Chúa Cha phó nộp Con Mình để giao hòa chúng ta với Người (x. 1 Ga 4, 10). Kế đến, đây cũng là việc Chúa Con làm người, với ý chí tự do và vì mến yêu (x. Ga 15, 13), hiến dâng mạng sống mình (x. Ga 10, 17-18) cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (x. Dt 9, 14), để đền bù sự bất tuân của chúng ta.

Không có kinh nguyện và hiến tế nào cao trọng hơn Thánh Lễ vì người hiến tế trong Thánh Lễ là Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và Con Người thật. Bên cạnh đó Ngài cũng là Tư tế dâng hiến tế (Xin đọc thêm Thư Do Thái, đặc biệt chương 5 đến chương 8.)

2.3 Sự vâng phục của Đức Kitô đền bù cho sự bất tuân phục của chúng ta và là khuôn mẫu vâng phục cho chúng ta

Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính. (Romans 5:19). Tội của tổ tông chúng ta là tội bất tuân phục, nó chỉ có thể được sửa chữa nhờ sự tuân phục.

Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng cho chúng ta mẫu gương về tính bác ái khiêm nhu, về sự hiền lành, kiên nhẫn (Ngài chấp nhận khổ hình mà không cố trốn chạy hay giảm nhẹ nó, như chiên con hiền lành, (xem thêm Sách Gierêmia 11:19), về sự từ bỏ những gì thuộc về trần gian - quyền lực, vui thú, sở hữu (Ngài chịu treo trần truồng trên thập giá, chịu sỉ nhục, bị đâm thâu, bị đánh đòn và đội mão gai) Thánh Tôma Aquinô viết:

Tại sao Con Thiên Chúa phải chịu khổ hình vì chúng ta? Đó là sự cần thiết lớn lao và gồm hai mặt: ở mặt thứ nhất, như là phương thuốc chữa trị tội lỗi, và mặt kia như là gương mẫu hành động, là phương thuốc để đối mặt với sự dữ mà chúng ta phải gánh chịu do tội, chúng ta tìm được sự an ủi nhờ cuộc vượt qua của Đức Kitô. Tuy nhiên, không có mẫu gương nào khác vì cuộc vượt qua của Đức Kitô hiến tể trọn vẹn để làm nên mẫu gương cho đời sống chúng ta. Những ai mong ước sống thánh thiện không cần làm gì ngoài việc khinh khi những gì Chúa Giêsu đã khinh khi trên Thập Giá và ước ao những gì Chúa Giêsu đã ao ước nhầm hoàn thiện nhân đức.

Nếu bạn tìm kiếm gương mẫu tình yêu "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống mình vì bạn hữu." Người đó chính là Đức Kitô trên thập giá. Và nếu Ngài hiến mạng sống Ngài cho chúng ta, thì không mấy khó cho chúng ta chịu đựng những khó khăn trong cuộc sống vì Ngài.

Nếu bạn kiếm tìm sự kiên nhẫn, bạn sẽ không tìm thấy mẫu gương nào khác tuyệt vời hơn ngoài thập giá. Sự kiên nhẫn xảy ra theo hai cách: hoặc là khi người ta kiên nhẫn chịu đựng hoặc khi phải chịu đựng những điều mà người ta có thể tránh và không thể tránh. Đức Kitô đã chịu đau khổ trên thập giá ở mức kiên nhẫn cao nhất vì Ngài tự nguyện chứ không bị ép buộc. Ngài như con chiên bị đem đi sát tế và không mở miệng ca thán". Do đó, sự kiên nhẫn của Đức Kitô trên thập giá là vô cùng lớn lao. Chính trong kiên nhẫn chúng ta bỏ sự kiêu ngạo, hướng về Đức Kitô, là tác giả và là Đất hoàn hảo cho đức tin của chúng ta, và vui hướng với Ngài, vác thập giá với Ngài và cùng chia sẽ với Ngài sự sỉ nhục.

Nếu bạn tìm kiếm mẫu gương khiêm nhu, hãy nhìn lên Thánh Giá, vì Thiên Chúa đã chịu phán xét bởi quan Philatô và chịu chết.

Nếu bạn tìm kiếm mẫu gương vâng phục, hãy theo Ngài, Đấng đã vâng phục Chúa Cha "cho đến chết". Vì sự bất tuân phục của một người, như Ađam, mà nhiều người trở thành tội nhân, thì cũng nhờ sự vâng phục của một người mà nhiều người nên công chính.

Nếu bạn kiếm tim mẫu gương khinh chê những gì thuộc thế gian hãy theo Ngài, Đấng là Vua các vua, và là Chúa các chúa, "đã giấu đi mọi kho tàng khôn ngoan và tri thức". Trên thập giá, Ngài đã chịu trần truồng, chếu giễu, đâm thâu, đánh đòn, đội mão gai, uống giấm chua và mật đắng.

Do vậy, đừng dính bén áo quần và giàu có vì "chúng đã chia nhau áo của ta". Cũng đừng huênh hoang vì Ngài đã phải nghe những lời sỉ vả và mắng nhiếc. Cũng đừng tự kiêu về cấp bậc vì Ngài đã "đội mão gai khi chúng đặt lên đầu". Cũng đừng ham thú vì trong cơn khát, "chúng đã cho ta giấm chua và mật đắng."

2.4 Thập giá: Hoàn tất Sứ vụ của Đức Kitô

Chúa Giêsu Kitô không coi sứ vụ của Ngài hoàn tất cho đến khi Ngài trao ban tất cả và cho đến khi thở hơi cuối cùng. Chỉ đến khi bị treon trên thập giá và Ngài phán Consummatum est - "Mọi sự đã hoàn tất". Việc này khẳng định những gì Ngài luôn tuyên bố: rằng Ngài xuống thế để chịu chết và dâng hiến mạng sống Ngài để mua lại quyền thừa kế mà tổ tông chúng ta đã đánh mất do việc tự kiêu và bất tuân phục.

Chúng ta là những Kitô hữu có thể học từ bài học của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ tìm thấy được ý nghĩa và mục đích cho đời sống chúng ta khi chúng ta học theo sứ vụ của Chúa Giêsu, trao ban chính thân xác và linh hồn chúng ta cho Thiên Chúa và cho tha nhân.

3. Chúng ta thông phần vào hy tế của Đức Kitô

Mục 618 Sách GLCG dạy chúng ta

Thánh Giá là hy tế duy nhất của Ðức Ki-tô, "Ðấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người" (1Tm 2, 5). Nhưng, vì khi nhập thể, Con Thiên Chúa "đã kết hợp với tất cả mọi người" (GS 22, 2), nên đã "ban cho mọi người khả năng được thông phần vào mầu nhiệm Vượt Qua cách nào đó chỉ có Chúa biết thôi" (GS 22, 5). Người mời gọi môn đệ "vác thập giá mình mà theo Người" (Mt 16, 24), vì "Người đã chịu đau khổ vì chúng ta, đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Người" (1 Pr 2, 21). Thật vậy, Người muốn cho những kẻ đầu tiên được hưởng nhờ hy tế đó, cùng thông phần vào hy tế cứu độ của Người (x. Mc 10, 39; Ga 21, 18-19; Cl 1, 24). Ðiều ấy được thể hiện tột bực nơi Thân Mẫu của Người, Ðấng đã thông phần vào mầu nhiệm đau thương cứu độ của Người mật thiết hơn ai khác (x. Lc 2, 35): “Ngoài thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời" (T. Rô-sa thành Li-ma,).

Thánh Phaolô nhắc lại điểm này

Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. (Galatians 2:20)

Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. (Colossians 1:24)

Thánh Josemaría Escrivá ("Christ's Death is the Christian's Life," Christ is Passing By, 96) rao giảng về việc cần chiêm niệm:

Mầu nhiệm Chúa Giê-su Kitô cách nào đó vẫn hoạt động trong linh hồn chúng ta. Người Kitô hữu cần trở nên một Kitô khác, nên chính Đức Kitô alter Christus, ipse Christus: another Christ, Christ himself. Nhờ phép rửa tất cả chúng ta trở nên tư tế cho chính đời sống chúng ta" dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (I Peter 2:5). Mọi việc chúng ta làm đều có thể là cách diễn tả sự tuân phục của chúng ta với Thánh ý Thiên Chúa và nối dài sứ vụ của Thiên Chúa-con người.

4. Chúa Giêsu chịu mai táng

Thánh Gioan (19) tường thuật:

38 Sau đó, ông Giô-xếp, người A-ri-ma-thê, xin ông Phi-la-tô cho phép hạ thi hài Đức Giê-su xuống. Ông Giô-xếp này là một môn đệ theo Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do-thái. Ông Phi-la-tô chấp thuận. Vậy, ông Giô-xếp đến hạ thi hài Người xuống. 39 Ông Ni-cô-đê-mô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. 40 Các ông lãnh thi hài Đức Giê-su, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do-thái. 41 Nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. 42 Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do-thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó.

4.1 Chúa Giêsu Kitô đã chết thực

Sách GLCG xác nhận Đức Giêsu Kitô đã chết thực

Cái chết của Ðức Ki-tô là cái chết thật sự, vì đã chấm dứt cuộc đời trần thế của Người. Nhưng bởi ngôi vị Chúa Con vẫn kết hợp với thân xác Người, nên thân xác ấy không trở thành một thi hài như trong những trường hợp khác, "vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi" (Cv 2, 24). Do đó, quyền năng Thiên Chúa đã gìn giữ thân xác Người khỏi hư nát" (T. Tô-ma Aquino tổng luận thần học 3, 51, 3). Về Ðức Ki-tô, người ta có thể nói: "Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh" (Is 53, 8), và cũng có thể nói: "Cả thân xác con nghỉ ngơi trong niềm hy vọng rằng Chúa chẳng đành bỏ mặc hồn con trong cõi âm ty; cũng không để vị thánh của Ngài phải hư nát" (Cv 2, 26-27) (x. Tv 16, 9-10). Việc Ðức Giê-su sống lại vào "ngày thứ ba" (1 Cr 15, 4; Lc 24, 46) (x. Mt 12, 40; Gn 2, 11; Hs 6, 2) minh chứng điều ấy, vì theo quan niệm của người xưa, việc hư nát thường xảy ra từ ngày thứ tư (x. Ga 11, 39).

Chúa Giêsu Kitô đã nếm trải cái chết (Thư Do Thái 2:9), cũng như Ngài đã trả qua tất cả sự đau khổ của con người. Do đó, Ngài thấu hiểu chúng ta, nỗi buồn và đau khổ của chúng ta.

4.2 Thân xác và linh hồn vẫn hiệp nhất với Ngôi Lời

Mục 626 sách GLCG dạy chúng ta rằng cái chết không chia tách Ngôi Hai khỏi thân xác và linh hồn của Ngài, cho dù thân xác và linh hồn bị chia tách bởi cái chết:

Vì "Ðấng khơi nguồn sự sống" mà người ta đã giết chết (Cv 3, 15) cũng là "Ðấng hằng sống đã phục sinh" (Lc 24, 5-6), nên Ngôi Vị Thần Linh của Con Thiên Chúa vẫn tiếp nhận hồn và xác của Người bị cái chết tách rời: "Khi Ðức Ki-tô chết, hồn đã lìa khỏi xác, nhưng ngôi vị duy nhất của Người không bị chia ra, vì ngay từ đầu nơi Ngôi Lời Nhập thể, xác và hồn hiện hữu ngang nhau; dù trong cái chết hồn xác tách rời nhau, nhưng vẫn ở với ngôi vị duy nhất của Ngôi Lời" (T. Gio-an Da-mát 3, 27).

4.3 Để cùng chịu mai táng với Đức Kitô

Giống như cách chúng ta noi theo Chúa Kitô trong đời sống Ngài, chúng ta cũng theo Ngài trong cái chết, trong việc mất đi sự sống của chính chúng ta, để có được Sự sống mới trong Đức Kitô. Sách GLCG mục 628 dạy chúng ta:

Thuở ban đầu Hội Thánh ban bí tích Thánh Tẩy bằng cách dìm thụ nhân xuống nước. Hành động này có ý nghĩa là người Ki-tô hữu chết cho tội lỗi phải chịu mai táng cùng với Ðức Ki-tô để sống một đời sống mới: "Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Ðức Ki-tô. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rm 6, 4) (x. Cl 2, 12; Ep. 5, 26).

Cùng chịu mai táng nghĩa là chịu ẩn thân và bị quên lãng. Cùng chịu mai táng với Đức Kitô nghĩa là hằng từ bỏ sự kiêu ngào và tìm kiếm sự ẩn thân nơi Đức Kitô:

Việc thực hành đời sống ẩn dật do vậy có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất, tiêu cực và biểu hiện bên ngoài, bao gồm việc giấu mình đi trong mắt người khác và thậm chí là giấu với cả chính mình và chết đi cho vinh quang trần thế. Khía cạnh thức hai, tích cực và nội tâm, là chỉ chú ý đến mình Thiên Chúa trong đời sống tương quan với Ngài. Khía cạnh thứ nhất là điều kiện và thước đo cho khía cạnh thực hai: “một linh hồn càng ẩn mình đi đối với tạo vật và với chính nó, thì nó càng có thể sống thân mật với Đức Kitô trong Thiên Chúa", theo cách diễn tả tuyệt đẹp của Thánh Phao lô: 3 Thật vậy, anh em đã chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Ki-tô nơi Thiên Chúa. (Colossians 3:3). (Fr Gabriel of St Mary Magdalen OCD, "To Be Hidden With Christ in God," Divine Intimacy, p 342)

Đọc Thêm

    • Toát yếu Giáo lý Giáo hội Công giáo, 117-124.
    • Giáo lý Giáo hội Công giáo, 571-623.
    • Charles Belmonte, ed, Faith Seeking Understanding, vol 1, Section Three: Dogmatic Theology, Chapters 34-40. Manila: Studium Theologiae, 1993, pp 255-292.

Websites