Mụn trứng cá: Hiểu đúng nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến nhất ở cả hai giới nam và nữ với khoảng 80 – 90% thanh thiếu niên trải qua tình trạng này ở các mức độ khác nhau. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nữ giới. Hiểu rõ về sinh lý bệnh của mụn trứng cá, các loại mụn trứng cá là yếu tố then chốt trong việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một bệnh lý liên quan đến nang lông và tuyến bã, với các biểu hiện tổn thương đa dạng như nhân mụn, sẩn, mụn mủ, cục, nang. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi nội tiết tố sinh dục trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau, không sưng hay đỏ, nhưng trong các trường hợp mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt mụn viêm nhiễm và mưng mủ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá, sự hiện diện của mụn có thể gây mặc cảm, lo lắng và để lại di chứng sẹo trên các vùng da bị mụn.

Các loại mụn trứng cá

Mụn được chia ra thành 2 nhóm chính dựa vào mức độ viêm nhiễm của nó là mụn không viêm và mụn viêm.

Mụn không do viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng:

Các nguyên nhân gây mụn trứng cá

Mất cân bằng nội tiết tố do cường androgen được xem là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá cấp hoặc làm nặng hơn tình trạng mụn trứng cá.

Androgen là nội tiết tố sinh dục có chủ yếu ở nam giới, nhưng cũng có một ít ở nữ giới nhằm kích thích tổng hợp estrogen. Androgen thường được sản sinh nhiều vào giai đoạn dậy thì để giúp cơ thể phát triển thành người trưởng thành. Đây cũng là lý do ở độ tuổi dậy thì, nam giới lại có xu hướng bị mụn nặng hơn và nhiều hơn nữ giới.

Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết tố còn có thể gây ra bởi việc sử dụng một số loại thuốc có chứa testosterone (một nội tiết tố thuộc nhóm androgen). Androgen kích thích tăng tiết bã nhờn và khi cơ thể sản sinh quá nhiều dầu sẽ khiến da trở nên bóng nhờn và nổi mụn trứng cá.

Ở tuổi trưởng thành, phụ nữ lại có nhiều khả năng bị mụn trứng cá hơn nam giới. Điều này là do cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố vào những thời điểm nhất định, bao gồm những mốc thời gian như:

Các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Để điều trị mụn hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp đã được chứng minh qua các bằng chứng lâm sàng. Có hai nhóm phương pháp trị mụn chính: điều trị nội khoa và điều trị bằng công nghệ hóa lý. Sau khi mụn được kiểm soát, có thể duy trì bằng các loại mỹ phẩm hoặc thuốc không kê đơn như acid azelaic, AHA, BHA theo hướng dẫn của Bác sĩ Da liễu.

Điều trị nội khoa   

Điều trị nội khoa bao gồm dùng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Trong đó, điều trị bằng thuốc uống có 2 đại diện phổ biến là kháng sinh và isotretinoin. Những người có mụn trứng cá từ trung bình đến nặng sẽ cần liệu pháp trị mụn toàn thân với thuốc uống.

Các phương pháp điều trị mun trứng cá bằng công nghệ hóa lý

Mụn trứng cá được chia thành nhiều loại với biểu hiện và mức độ thương tổn khác nhau với cơ chế hình thành tương đối phức tạp. Ngoài việc nhận diện sớm và đúng loại mụn mắc phải để điều trị kịp thời thì việc hiểu rõ về nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, qua đó có cách chăm sóc da và phòng ngừa mụn xuất hiện là cần thiết.

Xem thêm: trị mụn trứng cá cho nam

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

Nguồn: https://doctoracnes.com/mun-trung-ca-co-che-benh-sinh-nguyen-nhan-va-cach-phong-ngua/