>Trang 2

ANH XUÂN

LÃO QUẠNH

Thấy dân Lục Ngạn trúng vải thiều, tôi bắt chước những kẻ ham làm giàu mua một cái vườn ở Tràng Lương, Đông Triều, Quảng Ninh. Lão Quạnh coi vườn cho chủ cũ là ông phó chủ tịch, bây giờ chuyển sang coi vườn cho tôi. Được độ nửa năm, lão bỏ tôi sang coi vườn cho ông chủ tịch xã. Lão đi tôi nhớ và viết câu chuyện này để ghi lại những kỉ niệm về lão. Hiện giờ lão ở một mình trong một cái chòi, một cái chòi như mọi cái chòi cho người giữ vườn khác, nó vừa thấp vừa nhỏ hẹp lại như sắp đổ, Hôm sang chơi, tôi nói đùa: Chòi này mà đổ vào ban đêm thì cha Thịnh mất toi cái vườn là chắc .

Tràng lương sau nghị định 327 của chính phủ về quản lí đất rừng, trang trại mọc lên như nấm mùa xuân. ở Lục Ngạn, người ta trúng vải thiều chục năm nay, nhiều nhà mua xe tôyota đời xịn. Lúc ấy vải đắt lắm: Hai mươi nghìn một cân vải tươi, sáu mươi nghìn một cân vải khô, lí do gì mà Tràng ương này không làm vườn trồng vải? Thế là người khá giả nhận đất của nông trường đang bị phá sản bởi không nuôi được nhau. Kẻ nghèo, không có tiền bồi dưỡng cho nông trường thì tự khai hoang lấy vậy. Không biết việc chặt phá rừng đúng hay sai nhưng tinh thần chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì hăng hái phải biết .Không cần phải trống giong cờ mở, nấu cơm chung như cái ngày bao cấp theo hợp tác xã, nhà nào nhà ấy tự giác y như sắp đến thời kì xã hội làm theo năng lực hưởng theơ nhu cầu. Thế rồi, dáo quắm, dao rựa, cuốc xẻng, đàn ông, đàn bà và khói và lửa đốt rừng mù mịt suốt ngày đêm. Người ta thi nhau đốt, phá và trang traị mọc lên như nấm trên cái nền toàn tro.

Dân đồng bằng, nhất là dân Hải Dương, họ có kinh nghiệm trồng vải ,và máu làm giàu ,đua nhau vào đây mua vườn. Bây giờ đã đến lượt người miền núi phát tài, phát lộc. Họ thi nhau bán vườn. Ô! Bán rồi lại đi phát à! Lại có vườn mới ngay à! Vườn bán, có tiền, Xe máy Trung quốc được giá, lên ngôi. Xưa, ở cái xứ khỉ ho cò gáy này, đi chợ hàng chục cây số bằng xe đạp, leo dốc mệt lắm. Thương nhất là các chị, gày gò, xương xảu, oằn lưng đun cái xe đạp thồ hàng lên dốc xuống chợ. Bây giờ, chồng trước vợ sau, ngồi trên xe Lông din, tươi cười như hoa nở buổi sáng, hỏi còn gì sướng hơn?

Có trang trại ắt có ngừơi trông. Đủ các loại ông già từ thâm sơn cùng cốc, tận đẩu tận đâu được các chủ mời về làm công tác bảo vệ . Các ông chủ yếu ở cái tuổi lục tuần, hậu vận không được tốt cho lắm nên phải đi làm thêm để nuôi mình khỏi phải ăn nhờ con cái. Ở cái tuổi ít ăn ít ngủ, lại có kinh nghiệm sống nên các ông được chủ cho nhiều ưu đãi, không cần phải xem xét bằng cấp như mấy ông bảo vệ cho các công ti, nhà máy mặc dù lương có vẻ nhích hơn. Khổ cái vườn ở đây xa nhà chủ mấy cây số, thế nên thông tin liên lạc đối với các ông khó khăn, có ông chết cứng trong chòi mấy ngày mà chủ không biết. Lão Quạnh là một người trong số ấy .

Tuy đã sáu hai tuổi, thế nhưng lão vẫn còn rất quắc thước .Da đỏ như gỗ gụ .Chân tay nom xương xương nhưng gân guốc, dai cứng. Mắt hơi nhỏ nhưng sáng quắc cứ như dấu cái gì bí mật ở bên trong . Tuy vậy, nó vẫn không che được cái thèm khát cuộc đời, cứ lộ ra, nhất là khi lão đứng nói chuyện với mấy bà người Tày chăn trâu bên cạnh vườn lão. Chính vì thế , mấy bà góa lâu ngày, ngồi nói chuyện với lão hàng giờ không biết chán, chỉ khi nào mấy con trâu đã lỉnh đâu mất mới giật mình đứng dậy tạm biệt lão. Trong những phút giây ấy. Các bà tưởng mình trẻ lại hàng chục tuổi và muốn sống thêm chục tuổi nữa .

Quê lão ở Tràng Bạch .Nghe lão kể : Lão có vợ và hai thằng con trai. Ngày các con còn bé , kinh tế gia đình lão cực kì khó khăn. Vợ lão là một con yêu tinh chưa ăn thịt người . Mụ đanh đá, chua ngoa và vô tích sự. Mỗi ngày mụ không chửi chồng được một lần là mụ như người bị mất cắp. Ngày ấy, lão làm công nhân lâm trườn. Lão được hưởng mức biên chế 45 đồng một tháng, gạo sổ 18 kg, kèm theo năm lạng thịt, chai mắm và cân đậu ,đôi khi còn có quả trứng vịt nhưng hãn hữu lắm. Muốn mua được hàng thì phải đi sớm, nhặt tờ giấy hay vật gì đó làm quyển sổ xếp nốt. Có khi chen nhau mướt mồ hôi, đến lượt mình thì nhân viên quay cái biển “HÊT HÀNG” ra ngoài, thế là người nào người ấy mắt cụp xuông, mặt cau có như mặt khỉ kèm theo một vài câu tục tĩu cho bõ tức .

Bởi vợ lão làm nông nghệp nên không có sổ gạo, tem phiếu cho bọn trẻ. Công hợp tác xã trả cho vợ lão một ngày chỉ được vài lạng thóc, đủ cho con gà ăn hai bữa .Xuất gạo lão đem về nhà hết .Lão sống bằng những gì lão kiếm được trong rừng. Được cái dân trong rừng nhiều đất trồng khoai sắn, không ai đói cả. Do vậy mà lão cũng đỡ khổ hơn.

Vợ con lão đói, lão biết và đau lắm nhưng cũng chỉ vắt mũi bỏ miệng, từng miếng hàng ngày. Lão không biết xoay sở ra sao nữa .

Gỗ lâm trường đầy ra đấy. Đói thì đói nhưng vẫn còn khối người có tiền mua tủ buýp phê,đóng giường modec. Họ gạ lão bán trộm gỗ. Lão lắc đầu: Gỗ nhà nước, không bán được, không thể vì đồng tiền mà bán rẻ phẩm chất của người công nhân. Lão nói y như giọng của một đảng viên mẫu mực, khi đó chưa bao giờ người ta có ý định cho lão đi bồi dưỡng cảm tình để kết nạp những công nhân đạo đức như lão vào đảng .

Lão thuộc lầu làu từng cánh rừng, từng cây gỗ trên sườn núi, dưới khe sâu, không con suối nào mà lão không lội qua ,không cánh rừng nào mà lão không bước chân tới. Lão yêu rừng lắm. Rừng đối với lão là máu thịt, là cuộc đời, và còn hơn thế nữa.

Thế mà vợ lão không hiểu, luôn luôn sỉ vả lão. Nào là đồ vô tích sự, cũng là đàn ông tại sao vợ con người ta được nhờ vả, ăn sung mặc sướng, còn mày thì lại ngu như thế. Lão không hiểu vì sao bọn đàn bà lại tham vậy? Nó vừa tham nói, tham chửi, lại còn tham lấy của nhà nước đem về cho mình. Chính vì thế mà khối ông chồng làm xếp phải vào tù vì nể vợ và vì đáp ứng lòng tham của sư tử Hà Đông, để rồi đến khi ngồi bóc lịch trong trại cải tạo, vợ ở nhà tha hồ mà bồ bịch với kẻ khác .

Một hôm lão điên tiết cho mụ một trận. Hôm sau mụ bỏ nhà ra đi theo thằng cha nào đó đến nay cũng không thấy về. Hoàn cảnh bắt buộc, lão bỏ lâm trường về nhà làm ruộng nuôi hai đứa con. Chả mấy mà hai đứa cũng đã có vợ. Một thằng lấy vợ Tràng Lương, nơi mà bố nó lặn lội khi xưa, xin đất và ở luôn trong ấy. Một thằng ở nhà, trên nền đất của lão.

Cơn lốc làm vườn ào tới Tràng Lương. Thằng lớn rủ em vào làm vườn chung với anh:

- Này chú mày, anh có hai héc ta đất rừng, chú vào đây phát rẫy với anh, cành vải chú chiết của ông ngoài nhà ,mang vào đây, anh em mình cùng canh ti. Thằng em vác dao vào cùng đốt phá với anh và trồng được hai héc ta vải thiều. Anh em bàn : sau khi trồng xong sẽ chia nhau mỗi người một nửa .

Lão quạnh thương con, vào làm vườn và trông nom cho chúng .Đêm lão ngủ trong một cái lán dựng tạm. Ban ngày lão trông trâu, bò, tưới nước, phun sâu, tỉa cành. Có gì ăn nấy, lão không bao gìờ kêu ca.Vườn vải đang lên mơn mởn. Những cái búp non màu tía đâm ra tua tủa, màu tía ấy biến mất, nhường lại cho màu anh nhạt rồi xanh biếc đến mênh mông .

Bỗng một hôm ,không hiểu thế nào, vợ thằng anh mới gọi chồng lại bảo : Không chung đụng gì sất cho rách việc. Cành vải của chú ấy bao nhiêu tiền, công làm bao nhiêu, thanh toán cho chú ấy! Thằng em vỡ mộng làm giàu, vác dao về Tràng Bạch. Lão Quạnh khuyên giải cho con không được. Lão điên tiết, lão vác dao xăm xăm lên vườn vải. Lão chặt. Những cành vải tươi non gẫy gục, lá rơi lả tả xuống mặt đất .Một lúc lão ngồi phệt xuống đất thở hổn hển. Lão khó. Lão ôm mặt. Nước mắt dàn dụa. Lão thương cho hai thằng con giai lão và trách cho cái số phận hẩm hiu của mình .Hu Hu… thế là yêu tinh lại quay lại rồi.

Lão không ở với thằng con nào nữa. Lão trông vườn cho chủ tịch Thà.

Ở đất này, công trông vườn không có ai qui định ,họ đều trả như nhau, không cần tay nghề cao hay thấp,thâm niên nhiều hay ít. Mỗi tháng lão nhận mười năm kí gạo, một trăm hai mươi nghìn đồng . Ngoài qui định trên, người coi vườn thiếu mắm, muối, rau, dầu đốt thì xuống nhà chủ lấy. Mọi người coi lão như người nhà vậy .

Bởi, chủ yếu là trông trâu bò vào phá vải .Đất này nguồn thu chính xưa nay đều nhìn vào số đầu trâu có trong chuồng. Nhà nào ít cũng có hai con, nhiều thì có cả đàn đến chục con. Trâu suốt ngày thả rông ngoài đồng, ngoài núi. Thi thoảng chủ mới đi xem có còn không. Có khi trâu ngã xuống khe chết thối ra mới tìm thấy xác. Mang tiếng đất sẵn mà không ai trồng được củ khoai củ sắn nào. Hễ trồng là y như trâu bò chui vào ăn hết...

Lão Quạnh thích ăn thịt lợn nhất là thịt lợn luộc , nưả cân một bữa hết bay.Ngoài món thịt ,lão còn nghiện đường,bất kể đường gì ,đường đen hay đường cát. Người ta sợ bệnh đái đường chứ lão chả sợ gì sất ,mỗi tháng cứ đủ chục kí . Đường rẻ thế tội gì mà không ăn . Ngày xưa cả tháng mới được nửa kí đường vàng lẫn cả đất cát , nông dân cả năm mới được nửa cân ăn tết ,trẻ con suốt ngày ăn vụng đường .Bây giờ chỉ có là ngu mới không nghiện đường .

Riêng cái khoản thuốc lào và chè móc câu ,lão là tay thượng hạng .Gửi người mua thịt thì có ,chứ gửi người mua chè và thuốc lào thì không .Rượu thì lão cực điều độ .Một chén là một chén chứ không có hai. Rượu ngâm với cây thuốc trong rừng ngon đáo để . Xuống làng ăn cỗ đám ,lão cũng giữ tác phong như vậy .Uống một chén xong là ăn cơm ngay, không khề khà như mấy tay người tày ,người thổ , cũng không hô hào cụng li , chúc tụng chỉ tổ mất thời gian , vô bổ .Tôi còn về trông trâu. Lão dứt khoát như vậy .

Mục vệ sinh thì khỏi chê. Lão chỉ thua mấy tay bác sĩ nhìn cái gì cũng thấy toàn vi trùng là vi trùng .Mà chưa chắc mấy tay ấy đã ăn được lão .Này nhé : Khi xuống làng, quần áo sạch bong, xe đạp bóng y như người ta giữ thời phân phối. Thử hỏi ở cái làng Trung Lương này đã có mấy tay có bộ com lê mà vận trong các ngày lễ tết? Hoặc có chưa chắc đã dám diện. Có tay cán bộ về hưu, có một bộ, thỉnh thoảng nửa đêm vợ con ngủ hết, mới đem ra khoác vào, xỏ giầy, đi đi lại lại lộp cộp trong nhà để khỏi quên và cũng là để nhớ lại cái thời vinh quang xa xưa của mình. Còn lão bảo: Người ta phải biết cái đẹp. Con chim, con cò còn biết rỉa lông, cọ mỏ cho sạch sẽ để gọi bạn huống chi con người. Đôi khi vừa vận bộ quàn áo, thắt cái cà vạt kẻ sọc, thì mấy con trâu đã chui vào vườn lúc nào. Lão điên tiết cầm gậy đuổi. Tà áo vét xẻ tà với chiếc cà vạt tung bay nom bộ lão thật kẻng. Mấy tay cuốc đất, đánh gốc cây cho chủ chả mấy khi được vào chòi của lão ngồi nghỉ nhờ. Theo lão ,bọn này ở bẩn không thể hợp tác được . Không thể nhìn bọn chúng uống nước xong lại hất cái toẹt ra nền nhà. Rồi sái thuốc lào, thuốc lá nhể ra tứ tung ai mà chịu được .Lão không thích quan hệ với mấy thằng nhãi con chân đất mắt toét không biết cái gì ngoài việc đào bới như lũ chuột đất .Quan hệ với bọn có chức sắc, lúc sa cơ nhỡ bước còn nhờ vả được ở cái xó rừng này, vay được vài nghìn đồng lúc cơ nhỡ là khó lắm bởi dân nghèo làm gì có tiền dư.

Lương trông vườn ít lắm, chỉ đủ cơm ăn thôi. Còn mặc thì không phải lo. Quần áo bây giờ rẻ và bền,mặc đến đứt chỉ mà có rách đâu .Với lão quá sạch sẽ nên càng mặc càng bền .Khổ nhất là vấn đề đám xá.Cái làng cỏn con vài trăm nóc nhà, có công việc gì họ cũng mời nhau , từ đám cưới đến đám ma ,đám về nhà mới , thậm chí cả cất chuồng trâu họ đều mời tất. Hơi quen một tí họ cũng mời. Người miền núi là vậy .Lão quạnh cả làng ai cũng biết lão .Trẻ con đứa nào cũng biết vì nhiều lần để trâu chui vào vườn,có thằng còn bị roi nữa . Người lớn biết vì lão hiền lành , vì lão là một tay dịch vụ củi có thương hiệu . ở vủng dân tộc thiểu số ,cứ nhìn đống củi xếp ngoài ngõ thì biết con gái họ có khéo tay ,có chăm chỉ không . Củi của lão vừa to vừa dài vừa thẳng không kém gì củi của các thiếu nữ nên bán chạy lắm .Sáng lão dậy nấu cơm ăn rồi tranh thủ lên vác hai bó sau đó về làm cỏ vườn . chiều mát lên làm hai bó nữa vị chi là bốn bó . Bốn ba mười hai nghìn đồng. Lớn lắm đấy. Ngày nào cũng như ngày nào chỉ trừ những ngày mưa to phải chịu .Thành ra lão cũng xúng xính. Người ta có tiền bao giờ cũng tươi tỉnh .Không có tiền ,ra đường như người mất sổ gạo, khổ lắm. Nhiều gã coi vườn như lão do lười nhác mà túng dọm túng dẹo, thuốc lào còn phải đi xin,xuống làng khong dám nói to.Riêng lão ai cũng kính nể vì lão tốt bụng và có tiền. Càng được kính nể càng bị mời nhiều, tất nhiên càng dược đánh chén và tốn tiền .Và lão càng phải tích cực chặt củi, phá rừng nhiều hơn.

Có lần tôi đùa: Này! Mỗi ngày bác chặt bốn vác củi ,mỗi vác mười cây gỗ non, một năm bác chặt ba trăm vác ,tổng cộng là ba nghìn cây gỗ non. Nếu ba nghìn cây ấy mà để lớn thì được bao nhiêu mét khối gỗ ? Ai cũng chặt như bác thì năm triệu héc ta rừng phòng hộ bao giờ thực hiện được.Té ra thủ phạm phá rừng chính là bác. Thày nói thế, tôi mỗi bữa chỉ có bát gạo, chỉ nắm ràng ràng là đủ à, có xương xẩu gì đâu mà phá rừng à. Chỉ cái cán bộ có nhiều xương mới cần nhiều củi à. Tôi phì cười vì những lời ngụy biện của lão. Theo lão ,người nghèo không phá rừng.

Tiền thì lão không thiếu ít nhất là cho thân lão nhưng tình thì không có thật .Khi người ta có ăn ,có mặc thì nhu cầu tình cảm lớn lắm .Thiếu cái gì chứ thiếu cái ấy thì thật khổ .Ba mươi năm lão sống một mình .ba mười năm là nửa cuộc đời .Một nửa cuộc đời thiếu đôi tay âu yếm và mùi vị người đàn bà khiến lão khô khan.Đêm lão nằm ngửa ,co hai đầu gối lên, hai tay ôm chặt hai đầu bướu xương xẩu. Lão ngủ trong tư thế như vậy .Một thứ tướng ngủ chưa thấy nói trong các sách tướng. Có lẽ lão vất vả cũng ở cái tướng ngủ này . Thế rồi một hôm ,cái buổi trưa oi nồng mà dịu ngọt,Lão đang mơ màng thì có tiếng dàn bà văng vẳng :

- Bác quạnh ơi ! Bác quạnh ơi ! tiếng gọi nghe ỏn ẻn quá. Ai đấy nhỉ ? rõ là tiếng đàn bà. Sao tiềng gọi ngọt ngào đến thế . Đàn bà chỉ khi gần đàn ông mới có cái giọng mềm oặt oẹo như vậy .Đó là khi trái tim của họ đang đập những nhịp yêu thương. Đàn ông ai cũng hiểu nội dung của những giọng ỏn ẻn ấy gần họ.Trong rừng ,lại ở một mình ,nghe có tiếng người gọi ,nhất là tiếng đàn bà thì hiếm lắm .Lão bật dậy nhanh như lúc có trâu vào vườn . Lão ngớ người .Tim đập thình thịch, phổi thở hổn hển y như cái ngày đầu tiên lão tỏ tình với con yêu tinh vợ lão ngày xưa ấy . Lão nhìn chằm chằm từ đầu xuống tới gót sen người đàn bà độc nhất vô nhị: Thị Xá .

So với chị em trong làng thị không xấu mà cũng không phải là đẹp.Tràng Lương nắng và gió. Nắng cháy lưng, mưa rừng sạt đất thì người như thị quá đạt về hình thức. Dáng mợ .Ngực đầy ,hai mông cong tít .Chân tay tròn trịa chứ không lủng cà lủng củng rặt xương là xương như mấy mẹ ngoài bản. Hôm nay Thị mặc chiếc áo cộc cánh hoa màu đỏ, cổ rộng, làm lộ hai quả bòng tròn căng đặt trên tấm vải nhung mịn. Chỉ có hàm răng là hơi xấu .Nó nhọn quá .Sách tướng nói: Răng nhọn như răng chuột thiếu cơm ăn. Kéo lại thị có cái giọng nói nhỏ nhẹ chứ không quang quác như giọng quạ. Phụ nữ gặp may thường có giọng nói nhẹ nhàng như hơi thở, ngọt ngào và du dương.

Nhà thị cách chòi của lão không xa chỉ độ vài chục quăng dao là cùng. Hồi trẻ, thị không được may mắn về đường tình duyên. Có vài đám đến tìm hiều nhưng không thành. Trong này nhiều lạc, mùa lạc người ta thuê người thu hoạch. Thị theo mấy bàvào đây làm thuê và lấy người đàn ông Sán Dìu giở người. Sau khi cho thị được hai gái một trai,hắn phát bệnh ngộ rồi bỏ nhà đi đâu mất không về nữa .

Dưới chân cầu Năm Giai là nhà thị, một ngôi nhà, gọi là túp lều thì đúng hơn. Nó nằm cạnh bờ suối. Ngày xưa còn rừng, chưa có lũ quét, không có gì phải lo. Bây giờ hết rừng rồi ,mỗi lần có mưa trong nháy mắt nước ở thượng nguồn đổ xuống ào ạt, kéo theo tất cả những cái gì có trên đường đi của nó. Ngôi nhà đơn sơ và tan hoang.Tường cắm chẫy theo kiểu trát vách của người kinh, lâu ngày thủng, bục, mục hết chân tường. Ngày mưa ,cóc nhái ,thậm chí cả rắn cạp nong cũng chui vào kiếm gà con. Có ngày nước lũ, đồ đạc nổi lềnh phềnh, gà qúe nhảy cả lên giường nằm tránh nước. Người ta đủ cả chồng lành vợ tốt, làm ăn còn khó khăn, đằng này chỉ có mình thị chèo chống nuôi ba đứa con thì chỉ có đợi đến tết Tây Đen mới chuyển được ngôi nhà ra khỏi nguy cơ trôi xuống Cỗu Cầm nếu như lũ quét.

Lão hít một hơi thật sâulấy lại trạng thái ban đầu. Lão thực sự xúc động. Sau phút trấn tĩnh, lão hỏi :

- Chị hỏi gì đấy ?

- Em nhờ bác lấy hộ mấy vác củi .

Nhà thị làm gì có xương mà ninh nấu .Lão tự hỏi và hiểu ý .

- Tưởng gì chứ củi ở đất này có bao giờ hết nấm. Cần bao nhiêu?

- Bao giờ bác lấy cho em ?

- Tuần sau

- Sao lâu thế ?

- Người ta còn chặt chứ .Lão trở nên thân mật và tình tứ .

- Hay em đi chặt với bác cho vui?

- Ừ ngày mai đi luôn.

Thế là lão có bồ từ hôm ấy .

Và cũng từ cái ngày đẹp trời ấy, lão hăng hái hẳn lên. Lão hồi xuân. Lão tích cực hơn ngày thường . Thu nhập vì thế cũng tăng và hệ số chi tiêu có chiều hướng lạm phát. Con người làm ra để mà tiêu, nếu không tiêu có mà giầu mất gỡ .Nhiều đại gia do vắt cổ chày ra nước mà trở nên nổi tiếng. Lão cóc cần giàu . Lão cần cái mà con người đích thực cần đó là tình yêu. Lúc này lão yêu thật sự. Tình yêu khiến cho người ta yêu đời và hăng hái làm việc,sáng tạo hơn .Thị Xá cũng vậy ,được sự giúp đỡ của người tình ,thị đỡ khó khăn hơn,vì thế người thị trắng trẻo hẳn ra, hấp dẫn hơn nhiều. Thậm chí có gã mỗi lần nhìn thấy bộ ngực nở nang rung rung sau lần vải phin mỏng mà tứa nước miếng .

Một hôm nằm bên lão, thị nhẹ nhàng: Anh ơi! Em sợ mùa lũ này cái nhà của em đổ mất .

Lão không nói năng gì, bàn tay xoa nhè nhẹ trên ngực thị: Cái nhà này mà không chuyển mau thì mùa mưa tới dễ hỏng thật đấy. Chuyển nhà đâu có phải là chuyện dễ. Tậu trâu, lấy vợ làm nhà là ba việc lớn của đàn ông đâu có phải là việc của thị, vả thị làm sao mà chuyển nhà được. Chuyển nhà phải có tiền chứ. Tuy ngôi nhà xây gạch pa - panh ở vùng này không nhiều tiền, chỉ độ dăm triệu thôi. Thị bán cái gì ra năm triệu? Riêng mình cũng chỉ có thể giúp được một triệu là cùng lắm rồi. Với giá ba nghìn một bó củi thì phải mất ba trăm ba mươi ba bó mới được một triệu. Làm tích cực phải mất độ tám mươi ngày, tức là hai tháng rưỡi. Vả mìh nay tuổi đã cao, trái gió giở giời luôn cũng phải có tiền mà thuốc thang chứ. Có đồng nào cho nó hết rồi ra thì làm sao. Ở đời này, bọn đàn bà chỉ yêu bọn đàn ông khi không tiếc tiền với họ. Đàn ông ăn bằng tiền của mình mà cứ tưởng được đàn bà nuôi .

- Anh sẽ giúp cho một triệu.

- Sao ít thế ?

- Anh lấy đâu ra được hơn .Em đi chặt củi với anh biết rồi còn gì .

Họ ôm nhau ngủ thiếp đi trong mộng mới .

Thị Xá vẫn lo .Nỗi lo khó có lối thoát .Một mình lão Quạnh không thể giúp thị được .Thị chợt nghĩ : Tại sao mình không nhờ những người khác nữa nhỉ ?

ý nghĩ ấy đã xui thị bắt bồ với mấy cha háu gái khác trong bản .Và không biết từ bao giờ nhà thị trở thành nơi đi lại của nhiều gã đàn ông. Cuộc đời khổ đến thế ấy. Ai cũng muốn có chút vốn làm ăn nhưng kiếm đâu ra .Người ta còn có con trâu, con chó bán đi, đằng này thị chẳng có gì cả. Thị chỉ có cái thân xác trời cho và được lão Quạnh chăm chút phần đời còn lại để kiếm thêm một ít tiền mong có ngôi nhà nằm trên gò đất tránh được bàn tay của thần lũ.

Đúng như người ta nói: Cái gì đến ắt nó sẽ đến. Ngôi nhà hai gian thâm thấp lợp ngói phi ro xi măng cũng hiện lên với tường vôi màu vàng như màu lá sắp rụng. Thị sắp sửa thoát nghèo. Đó là một ý kiến đã được nhận định trong một cuộc họp của chi hội nông dân bản.

Từ ngày thị Xá về nhà mới, hôm nay lão Quạnh đi chợ về ghé qua ngõ nhà người tình cũ. Lão giật mình,tim như đau nhói khi nhìn thấy một gã đàn ông trạc năm mươi tuổi đang lúi húi xây bờ tường sân. Một cái gì trào lên tận cổ như nhét nút họng lão lại. Lão gào lên: này con đĩ già kia! Không có tao mẹ con mày chết đói từ lâu rồi. Nghe tiếng lão, thị lên cơn điên, cơn điên của kẻ vô lương tâm. Thị lon ton chạy vào trong nhà ,rút con dao quắm đã từng chặt củi với lão ngày nào, đứng giữa sân, thị ngửa cái mặt như cái thớt gỗ nghiến phơi nắng nứt dăm cho thượng đế nhìn,chu cái mồm toàn răng chuột: Đồ dơ! Mày có cút đi ngay không, kẻo bà cho một quắm thì hết đời đấy. Vừa nói, thị vưà bổ bổ con dao vào đám không khí trước mặt lão. Lão sợ, nhảy vội lên cái xe đạp thống nhất bóng nhoáng đạp lấy đạp để. Thị Xá nhìn theo bóng lão, tà áo trắng bong lẩn khuất sau rừng vải thiều đang nhú nụ nơi mà năm xưa đã diễn ra bao nhiêu cuộc tình đắm đuối, lãng mạn, nên thơ.

Thị vào nhà vứt con dao vào xó rồi ngồi thừ người. Tự nhiên mấy giọt nước mắt lăn trên gò má nhô cao, nóng hổi, chảy dài xuống thành vệt.

Mùa hè 2000

Lê xuân Lựa

Bút danh: Anh Xuân

Địa chỉ: Trường tiểu học Lại Xuân ,Thủy nguyên, Hải phòng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NGUYỄN BỀ

TRĂNG LỤA

1.

Gọi “gã” cho có vẻ bặm tợn đàn ông. Đàn bà mấy ai buôn mìn, súng lục? Thực ra gã là đàn bà. Dáng người tròn lẳn hạt mít, vòm ngực phổng phao chật căng dưới làn áo hoa mỏng, mắt lá răm lúng liếng, liếc đâu đứt “củ đày” đấy, đố ai dám cược gã là đàn ông? Không tin hỏi nhỏ chồng gã xem: Ông có chân giò, tất bà phải thò nậm rượu?

Chín chín phần trăm gã là đàn bà. Phần trăm đàn ông ở gã là sự vô sinh. Ơ, hạt giống không nảy mầm là điếc. Gã người đàn bà điếc. Gã đổ lỗi cho chồng yếu như sên, chưa quết mực ba lần vội đóng dấu! Thành thử gã cảm thấy cứ thèm thèm, đói đói thế nào? Muốn ăn thêm bát nữa nồi lại hết cơm, gã thèm một bữa thật no say, lên bờ, xuống ruộng, no xôi chán chè!

Chồng gã bực mình lén lút đi lại với người đàn bà lỡ thì làng bên. ày, cũng là do bác Kế Dụng khéo gợi ý. Người đàn bà chè chai phề nộn mặt đỏ như mào gà chọi, bác vỗ vai chồng gã bảo nhỏ: “Ngon mắt chưa? Không ai chịu phi nước đại kiếm thằng em tí cũng hoài!” Chồng gã tủm tỉm như nở hoa muống trên mép: “Bác giúp được chứ?” Là cũng thử nghiệm xem sao, ai ngờ ả nọ có chửa sinh đôi. Nhìn hai thằng cu chũn chĩn, ngộ nghĩnh như cún con, anh đàn ông khát nước nào không mê? Chồng gã xúc trộm vợ tạ thóc bán chui. Gã ghen tuông náo loạn cả xóm. Bác Kế Dụng khẽ kháy chồng gã: “Mai sau có thằng hót cứt chó trên mả vẫn hơn - Mắt bác Dụng liếc dài như cái gậy - “vù”! Chồng gã khăn gói quả mướp tuyên bố chia tay. Gã cậy của khinh người, nhờ ông bố làm trưởng phòng tài vụ một xí nghiệp lớn ở thành phố, lợi lộc nhiều, vun vén cho gái út cưng nhà xây, ti vi, tủ lệch... thì cho ở một mình - Chồng gã bảo vậy và nghiến răng đến bạnh quai hàm - Cóc cần cái thứ của phù vân!

Lúc đầu gã hơi choáng. Bác Kế Dụng thắng, è đón ngõ cười hí hí: “Vắng trăng thì đã có sao, cần cóc gì!” Gã liếc bác Kế Dụng lòng đầy thiện cảm. Gã cũng câng câng nét mặt nguýt dài: “Đây cũng cóc cần gã mặc váy đàn bà!”

Chia tay chồng hôm trước, tối sau Kế Dụng mò đến sờ chân. Đang mơ màng gã cảm thấy buồn buồn, nhột nhột như con sên mơm man bò dần, bò dần tới cái chỗ... Gã giật thột như gặp kiến lửa, kêu choái: “ối giời! Cái gì thế này?” Gã nắm chặt tay người đàn ông to và cứng như súc gỗ lim: “Ơ, ơ làm cái gì thế này?” gã cảm thấy gây gây khắp người, hơi thở hổn hà, hổn hển. Gã biết thừa ai rồi. Nhưng bây giờ gã không tự chủ được nữa, người cứ nhũn oặt như mớ rau dưa héo.

Người đàn ông khẽ khàng giọng mũi: “Dụng đây! Đằng ấy về ở với mình nhé? Mình yêu, hì!”

Của giời vật không chết! Sao nó mãnh liệt thế! Cứ dồ dạt như sóng vỗ bờ, cồn cào xoáy xiết... đến tả tơi muôn vật. Gã ngỡ như mình cũng đang nhão ra, tan ra trước sự trào dâng cuồn cuộn...

Giây lâu gã thẽ thọt trách móc:

- Chết tiệt đâu ấy! Cổng ngõ người ta đóng chắc thế cũng mò vào được?

Kế Dụng cọ cọ cái cằm râu lún phún vào bầu ngực đầy như đĩa xôi của gã, giọng cười khút khít: “Vì nàng anh phải đi đêm... Đằng ấy về làm vợ mình nhé?”

- ứ, cho lũ con ông, chúng nó làm thịt tôi à? - Gã giãy nảy.

Gã biết Kế Dụng là tay thợ mộc giỏi có tiếng. Hàng mộc “mướp” của hắn chênh bong, hoa xuể, mộng mẹo khít khịt miễn chê. Hắn đứng chủ xưởng mộc tư nhân với dăm bảy tay thợ lành nghề. Người quanh vùng đổ xô đến nhà hắn đóng giường, tủ, chiếu yên, tiền đổ vào như nước. Người hắn cao, gầy nhưng lẳn chắc mình cá trắm. Người gầy thầy... cuốc hay sao, mới ngót năm mươi hắn đã chôn tươi bốn đời vợ trẻ. Hắn có tài vận thơ, kể chuyện, nổi tiếng một tay mưu thầy, chước thợ. Tên hắn là Ngô Thời Kế, người ta ví với ông Ngô Dụng ở Lương Sơn Bạc ngày xưa, vì vậy hắn có biệt danh “Kế Dụng”. Trộm phép trời gã được tắm mát nơi giếng lạ! Kế Dụng ưng ý mười, chồng cũ gã khó đạt được già nửa phần mong muốn. Nhưng gã cảm thấy Kế Dụng xảo xảo thế nào? Tựa mạn thuyền rồng một đêm thì được, ba đông đến trọn đời phải chọn nơi thuyền chài trao thân, gửi phận.

Ngày gã làm tổ trưởng kĩ thuật trại chăn nuôi Hợp tác xã Đồng Gia lạ gì Kế Dụng, phó chủ nhiệm ranh ma nhất hàng huyện. Bản thuyết trình kế hoạch sản xuất hắn viết hay như bài văn miêu tả. Cũng mở bài, kết luận trau truốt tưng lời, cân nhắc từng chữ. Giọng hắn ấm, vang, rành rõ khiến cấp trên nghe sướng như nở gan, nở ruột. Nhưng sau đó đố ai nhìn thấy hình bóng hắn đâu. Lúa sâu bệnh, lợn chết dịch, nghành nghề thủ công không đủ than, củi... mặc! Thế phó chủ nhiệm Dụng đi đâu? Xin thưa Dụng vận áo the, khăn gấm lên văn phòng làm việc quan! Nông dân coi văn phòng Hợp tác xã là thiên đường, nơi ăn trắng, mặc trơn của những người “hên”, số diễm phúc trời ban.

ở Hợp tác xã điểm toàn huyện này ngày nào không có khách? Cái lệ khách đến nhà không gà, cũng lợn, khách ba, chủ bảy, đã ai dám tước bỏ? Sau tuần trà ngon, thuốc lá ngoại, chủ nhiệm Bùi Hoàng Dính lại nghên nghến tìm Kế Dụng: “Việc này phải nhờ ông Kế giải quyết giúp!”

- Xin tuân lệng, có ngay!

Kế Dụng tong tả, hì hì , hề hề chạy khắp nơi. Có khách là có việc. Đao phủ với loài bốn chân thì phi Dụng bất thành mâm. Đã có câu ca như thế. Bởi ngoài Kế Dụng đã ai biết đánh đánh tiết canh cua, ngả vịt bảy món, mười món? Khổ tội miếng tim, gan bổ béo cứ thi nhau tuôn tuốn dồi đầy cái chốn vô thiên, vô địa của Kế Dụng và lũ đầu bếp! Thành thử chúng lớn đầu vào, bé đầu ra? Mâm cỗ tiếp khách lèo tèo vài miếng thịt mỡ mỏng dính thổi cái tưởng bay! Kế Dụng, cậu ruột chủ nhiệm, nên việc kiểm điểm cũng chiếu lệ “đưa trâu qua rào”.

Kế Dụng biếng chèo nhưng khéo chống. Sát ngày quan trên kiểm tra, Kế Dụng lại hề hề, tong tả chạy khắp nơi phù phép: Gạch mượn của bộ đội xếp đỏ ối cửa lò, lợn thuê xã viên thả chật chuồng lớn, chuồng bé; những con lợn béo núng nính trông thích mắt, quan trên nào không vui sướng như mở cờ, hỉ xả với mâm cao, cỗ đầy gọi là lưng cơm nhạt, tấm thịnh tình của anh em cán bộ cơ sở.

Xui xẻo bọn hắn, một lần đồng chí bí thư huyện uỷ “vô tình” tháo chốt cửa chuồng lợn xem, nào ngờ lợn rông rốc chạy ùa ra, con nào về chuồng nhà nấy. Mọi sự giả dối bị bại lộ. Bọn họ cũng đành rông rốc bị mời về hưu non “không suất”!

Kế Dụng xoay ra mở dịch vụ ăn uống đám ma, đám cưới. Nhưng cơ chế thị trường nhìn mâm cỗ mở phong bao, không thích hợp kiểu treo đầu dê, bán thịt chó, bọn hắn bị sập tiệm.

Bỗng cái giọng khê nồng, khê nặc của Kế Dụng: “Cảnh ấy về ở với mình một năm có “tí” bế ngay. Nhất định thế, xin cược!”

- Xì...ì...ì...

Gã hất mạnh bàn tay ma quái của Kế Dụng rồi quay vào tường khóc tức tưởi. Họa có ông thần ba đầu, sáu tay biến hoá? Nhớ năm còn học cấp III trường huyện, thằng con nhà giời vật Thế Tự lựa lúc gã đứng dậy phát biểu bài, đã chống thước kẻ gẫy vào chỗ ngồi... “ới giời ôi!” gã chỉ kịp kêu thất thanh một tiếng, nằm chết vật, máu chảy lênh láng... Bảo đâu em trai út ông Từ đã đánh nhau kịch liệt với tên quỷ, chuyện kiện cáo lôi thôi mãi. Cái giỏ không đáy còn ích gì? Trên trời rơi xuống đâu, Kế Dụng còn vờ vĩnh, xạo với gã?

- Ông Kế ạ, chuyện đêm nay chỉ có đêm nay - Giọng gã đanh như nêm cối, chèn chặt - Chuyện đâu bỏ đó. Ông đừng quá hy vọng mà thành thất vọng.

- Ôi em! Em nỡ từ chối tôi sao? - Kế Dụng run giọng.

Mời ông! - Gã đứng phắt dậy ra mở cửa.

2.

Buổi sáng Bùi Hoàng Dĩnh có thói quen dậy sớm. Giường bên, vợ ông cũng lẹp kẹp lùa quai dép dậy theo. Trong lúc ông say sưa thư giãn vài đường quyền Mai Hoa, thì bà cũng vội vặn bếp ga đặt nồi cháo đỗ đen. Bà bảo nhỏ con cái: “Tính ông ấy nhiêu khê! Nhà thiếu gì thứ điểm tâm cao cấp?” Ông Dĩnh cười khà khà: “Đúng mấy bà mầm non cổ lai hi có khác! Đỗ đen có tinh khí âm dương mát bổ, sao có người còn ngốc nghếch đáng thương vậy?”.

Việc vợ con ông Dĩnh cũng khác ông Hiền. Thau tháu mười tám, đôi mươi biết “cấp kê” ngó cô nào bắt mắt cưới luôn. Sao phải đợi hăm bốn, hăm nhăm? Vẽ vời! Bụng đói còn đợi cúng cơm treo đến bao giờ? Chưa đến “tri thiên mệnh”, cháu nội, ngoại điếu đóm đầy đàn, bà lão vẫn phây phả gió trăng chán. Chẳng hơn ối người? – ý ông ám chỉ ông Hiền – Bằng tuổi nhau, mang tiếng đi bộ đội trước đôi năm, thương binh tem mác hẳn hoi, giờ về hưu cũng mới hai sao khuê! Ôi dà, gặp đại uý Dĩnh mắt lác nửa tròng! Ngoan ngoãn quá hoá cam chịu. Khẩu ngữ “liệu gió phất cờ là sao chứ?”

Dĩnh “sếch” ba chén hoa hồng cuốc lủi thật đã, liu khiu tí chút điểm tâm món tinh khí âm dương mới hoàn hảo.

Bà vợ ông múa chổi xoèn xoẹt trên sân đá chể Đông Sơn sạch bóng. Bà ý tứ rẩy nước đều, bụi sân quấn lấy đầu chổi. Ông Dĩnh nhìn bà cươì ý nhị: “Sao thầy u không sinh thêm cô em gái út như bà?”

- Ông tính toán chuyện gì? – Bà lườm ông giơ cán chổi vẻ đe loi- Ông đốc chứng đấy hả? Liệu cái thần xác!

Ông Dĩnh húp nốt bát cháo, lau mồm, rồi đến bên bà nhỏ giọng: “Tôi mai mối cho ông Hiền. Bà không thương ông ấy cảnh gà trống nuôi con sao? Mang tiếng lấy vợ muộn, gái trẻ tinh, chẳng may ngoẻo sớm bỏ lại hai con lít nhít, tội nghiệp không hả bà!”.

- Giời ạ! Đấu đá nhau chán, hai cậu cháu họ xa lại bắt tay tính chuyện mai mối nữa kìa? – Bà cười ngặt nghẽo, chợt khuặm mặt – Tôi chưa hỏi tội ông về chuyện cô kĩ sư trồng nấm?

Ông Dĩnh chạm khàn lặng lẽ vào sa lông pha ấm trà đợi khách. Bà Dĩnh nguýt theo “hứ” một cái rõ đanh đá, rồi bê chồng bát ra bể. Nghĩ thế nào bà quay lại thì thầm với ông. Giật bắn mình, ông Dĩnh trợn tròn mắt:

- Thật thế à? Ai nói với bà hay lại tào lao ba chi khươn?

- Chắc cậu cháu ông chủ nhiệm chia chác gì cô Nguyệt Cầm – Bà Dĩnh cười nửa miệng – Lắm chuyện ơi hời không dưng nhỉ? Mà chẳng sao, ba mươi đã phải tết đâu?

- ăn với nói! - Ông Dĩnh tảng lờ mắng át – Thiên hạ nghe thấy không cười cho thối mũi?

Xã hội phát triển và thay đổi nhanh đến chóng mặt. Ngẫm cái cơ chế mở thật thoáng! Con người lúc nào cũng cảm thấy bay bổng kì lạ. Sự khôn ranh, toan tính cũng len vào từng bữa ăn, giấc ngủ. Bảo nó tích cực, sáng tạo đi lên bằng những nấc thang hoàn mĩ? Mừng thật! Còn có nấc thang dẫn người ta đến tội lỗi, ngõ cụt thì sao? Đến bà xã ông bây giờ cũng biết đổi mới “tư duy”, nghiện nhận phong bao. Bà xù lông như con nhím tua tủa bắn độc hại, kèn cựa ra xung quanh ông, bảo là gìn giữ? Hà... Gìn giữ cái máy mõi tiền vĩ đại! Lâu không thấy tiệc tùng, phong bao dầy cộp cầm đến ấm tay bà lại đi ra, đi vào nhắc khéo ông: “Nhà mình ít các cụ quá cố, ông nhỉ?” Đang bực mình với lão Hiền hay gây sự, ông xẵng giọng: “Muốn nhiều thì còn tôi với bà đấy?” Bà xã ông “hứ” đến nhọn mỏ: “Ông mà chết thì có chó nó phong bao!”

Ông phát phì cười, sự si mê dễ khiến người ta hớ hênh? Bà còn nhắc ông sao không năng xuống các đội? Đối với ông, xuống đội, lội đồng bây giờ chỉ còn là khái niệm. Xuống đội làm gì, uống nước vối suông à? Lội đồng nhiều cho nát lúa người ta sao? Loa, đài sắm ra để cho có phong trào chắc? Ơ hơ... hình thức giả tạo! Hay bà muốn ông luôn xa cô kĩ sư trồng nấm? Cũng có thể sự hấp dẫn của chút “vi thiềng” cấp dưới?

Hừ , nghĩ tới lão Hiền hay tác oai, tác quái giận thật! Thủơ còn thò lò mũi, anh trai lão Hiền nặn cho em bộ đồ thờ bằng đất sét gài hoa bươm bướm vàng choé, ông Dĩnh tính hóm ruột, khuân hết ra vườn bảo chôn cụ. Ông Dĩnh khóc khéo, cứ cụ ơ, cụ ờ inh ỏi. Ông Dĩnh to lớn, ông Hiền không làm sao được liền thả chó mực cắn què. Ông Dĩnh thù mãi. Sau ông Dĩnh trèo đa bắt sáo, rắn hổ mang trú trong hốc chim lao ra, ông Dĩnh tay ôm cây, tay túm được đầu rắn ấn vào. Rắn giẫy sùng sục, lồng lộn. Tình thế rất nguy cấp. ông Hiền đứng dưới mách nước: “Dĩnh ơi! cà mạnh đầu rắn vào thân cây! Thế! Mạnh nữa!...Đầu rắn dập vỡ toe toét máu.

Ông Dĩnh có anh rể phó bí thư huyện đưa vào làm chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Giang. Ông mời ông Hiền làm phó. Ông Hiền chỉ nhận chân đội trưởng do dân bầu. Hai người cùng trong Đảng uỷ. Cuộc họp nào họ cũng đấu lý cam go. Ông Hiền lí luận sắc bén, nhiều phen suýt làm ông Dĩnh lấm lưng, trắng bụng.

ấy là đang lúc bực mình, mấy bà xã viên cứ kèo nhèo vay thóc, xin cứu tế , ông Dĩnh phát xẵng: “Phòng thương binh xã hội và lao động họ ngủ cả rồi sao? Ra bờ!”. Ông Hiền tươi cười nhìn ông Dĩnh mát mẻ: “ấy chết, các mẹ liệt sỹ đấy anh ạ, mẹ của chúng ta! Chẳng lẽ để các mẹ đau lòng nghĩ rằng những đứa con vô loài đã quên nguồn cội?”. Trời ơi! Ông tưởng mình bị lão Hiền cho cái tát đổ đom đóm.

Lần khác ông Hiền tủm tỉm cười hỏi khẽ ông Dĩnh: “Mô hình VAC của chủ nhiệm bảo đâu thắng đậm? Có điều cá lách vào mâm tiếp khách cách nào không có tiếng động, váng sao cá cứ nhoàng lên ở môi kẻ khua chuông, gióng trống? Người lo toan cho quy trình sản xuất khả thi thì ra sao? Diện tích, nhân công, tiền vốn... tất cả đều gầy đi với sự đánh giá tổng kết mĩ mãn!”

Dĩnh vồn lên nhưng ông Hiền tươi cười xua tay, mắt sáng ngời ngợi – nào gà quay, thịt lợn thái vuông quân cờ đâu? Còn cam, táo, chuối nữa, đâu rồi cái chi phí kếch sù mấy chục triệu đồng? Bây giờ thì tan hoang! Thiệt hại ấy đổ lên đầu ai chịu?

- Sao các ông... (may ông Dĩnh phanh kịp câu nói Sao các ông ngu thế?) các ông không thấy xã viên vô ý thức đang chặt phá đấy à?

- Sao? Người ta tự cát bỏ máu thịt mình ư? Cửa khoá lại kêu mất trộm? Lạ thế! - Ông Hiền vẫn tươi cười một cách đáng sợ – Tôi e các ông một cốt, một đồng muốn phi tang sau khi đã no xôi, chán chè?

Ông Dĩnh đang rối như gà mắc tóc, đoàn cán bộ kiểm tra huyện uỷ lại về tham dự, nhân dịp ấy ông Hiền còn bồi thêm một cú móc oách hơn: “Tôi xin phép hỏi, ta được cấp vốn sáu trăm mét mương nổi bê tông hoá, chủ nhiệm kéo dài thêm bốn trăm mét nữa, không biết nên khen hay đáng lo cho chất lượng công trình? Khi được duyệt vốn tiếp, đoạn mương rút lõi khéo có là miếng ăn ngon được quyết toán trứơc?

Ông Dĩnh mặt hầm hầm muốn đứng dậy “xạc” nhau, nhưng thấy nó vương vướng thế nào? Ông thầm nghĩ “Không thể coi lão Hiền ngoan ngoãn quá hoá cam chịu?”

Ông phó bí thư huyện cười cười bảo chuyện nội bộ, chúng ta sẽ bàn với nhau sau.

Ông Dĩnh như một trung phong ngoan cường, cảnh giác, vẫn bị ông Hiền có đường bóng lắt léo gây sóng gió bất ngờ. Như buổi họp thu chiêm, làm mùa của Đảng bộ Đồng Giang, ông Dĩnh tưởng không còn giữ được sạch lưới nhà! Người ta thắc mắc chủ nhiệm tự hạ giá thóc, gia đình và người thân trả nợ xong, thóc lại nghễu nghện leo Hon Đa? Có người còn cụ thể: “Lương chủ nhiệm một năm bao nhiêu, vặn răng có đủ trả ba năm sáu tấn thóc?” Ai đó nói nhỏ “Ông ta có lương hưu nhà nước.” Người kia vồn phách: “Thế tám cái tầu há mồm nhà ông ta ngậm ánh trăng suông mà sống à?”

Một người rề rà lí sự vẻ cụ non: “Chưa chuẩn bị kĩ đã cho dân đốt điện, dây dợ lằng nhằng nhỡ chết người thì sao? Bây giờ bảo hao năm vạn số? Biết thế! Bán thóc trả nợ đạy ư? Một hợp tác xã có cần họp quân dân chính làm hai nơi? Thóc biết mình mọc cánh về đâu? Điện biết mình không có chỗ kêu oan? Khổ thế!”

Những lời phát biểu của người ta nghe rợn thật! Cứ như họ đã bắt được tay, day được tóc thằng ăn trộm không bằng? Ai ăn trộm? Nhỡ người ăn trộm lại kêu thảm thiết rằng chính mình bị mất trộm thì sao?

Bảo ông Dĩnh lợi dụng việc này, tham ô khoản nọ cũng chưa hẳn. Lợi dụng thì có. Cầm dù ai không mát cán? Tham ô ư?... Ơ kìa! Ông ăn vụng cũng biết cách chùi sạch mép chứ? Một chủ nhiệm ngoài năm mươi, phong độ như ông đến thóc giống trong bồ biết nảy mầm khi chưa cần vẫy gọi, mười bảy năm nay ông chỉ xe đạp cà tàng? Con ông nhà xây, xe máy... của riêng chúng nó chứ? Miệng túi của bố, của con ai cấm gần nhau? Đôi lúc đàn em có ưu ái đưa ông đi nhà hàng, em út thì đã có mây đưa, gió đón lo gì? Cân giò, lít mật ong ông coi chuyện vặt con muỗi. Bao to, miếng nhỏ ông trên kính, dưới nhường hết mình. Phải công nhận Lê Diệu, Kế Dụng, Đỗ Kiển... bọn họ rất giỏi! Chỉ cần ông đưa mắt tiền bán mấy trăm tấn thóc một ngày phi tang xong. Theo dư luận đi tìm dấu vết bóng ma thật đâu có dễ? Nghĩa là nước hoa cao cấp vẫn xứng đáng dành cho ông...

Ơ này, đáng lẽ lão Hiền phải quần mình tới số như bão trên cấp mười hai vặn cây, trốc mái, sao dễ dàng xoay chiều, mở lối?

- Phát biểu những cái đã rồi giải quyết được gì? – Giọng ông Hiền từ tốn – Bảo rút kinh nghiệm sửa chữa? Ai sửa? Không gì bằng ta hãy bàn cái trước mắt, lúa đã vàng, thu hoạch sao nhanh, gọn, không rơi vãi? Vụ tới cấy giống gì hợp với thổ ngơi đồng đất ta, đạt năng suất cao?

3.

Dân xóm Tuệ gọi bọn gã là tụi mẹ mìn buôn súng lục. Cũng đúng! Mìn và súng lục, hung khí giết người, kẻ mưu toan hại người dù bằng miệng lưỡi cũng mang bóng dáng tàn bạo ấy! Người ta thường bắt gặp tụi gã tụm năm, tụm ba thì thầm với nhau toàn chuyện đơm đặt, vu cáo. Người bị bọn gã xoáy mũi nhọn là đội trưởng, kiêm trưởng xóm Nguyễn Thanh Hiền.

Bọn gã có bốn người, gọi là trung tâm dựng chuyện; bày mưu, đặt kế đánh đổ một số người đứng đầu thôn xã không ăn cánh. Người không có vu buộc bằng có, bé xé to, lu loa kiện cáo gây dư luận xấu. Cán bộ thế tín nhiệm đâu làm việc? Mưu kế dùng trẻ con, đàn bà quấy rối rất hay! Quan trên chưa kịp hạ bệ, có khi tự anh ta tiêu cực xin thôi, xin nghỉ. Đánh đổ được người hay dòm dỏ, gây trở ngại công việc làm ăn của mình, dù việc ấy có trái đạo cũng cảm thấy mát lòng, mát dạ.

Bờ xôi, ruộng mật không còn mỉm cười với bọn gã! Vì sao? Lão Hiền đã trộn lẫn, chia đều. Bọn gã người bảy sào, người mười sào xa chân tre, gần nước, gần nhà... đâu cả rồi? Bây giờ mỗi khẩu không quá sào hai. Ruộng đẹp bảo san đều, ruộng đầu trâu, trán khỉ cũng thế. Chỉ chết người ít khẩu. Lão Hiền còn đầu nêu bọn lười thối thây nhiếc mắng tụi gã. Những là ôm chân, xu nịnh... Ngày ấy tạm chia người ta cũng phải tốn kém đãi đằng ông nọ, bà kia chứ? Thế nào là linh động chiếu cố chủ điền cũ có công cải tạo, giỏi sao họ không làm? Đợi đấy! Cho dù lão Hiền làm đúng nghị quyết khoán mười.

Ai xứng cương vị đầu nhóm? Kế Dụng! Ông ta có chủ nhiệm Bùi Hoàng Dính hậu thuẫn. Tuy đã tu tỉnh với nghề chủ xưởng mộc nhưng xem ra Kế Dụng còn máu cảnh quan trường đấu đá? Gã và con Phúc-Nhân chắc không ngoài số phận đôi ngựa “tép” chịu chơi! Trên bàn cờ thế đứng tứ trụ: Sĩ-xe-xong mã, quyết định sự thắng thua trăm trận! Kế Dụng thường dõng dạc giảng giải với bọn gã thế. Chỉ bực lão Nhân “ xe xì hơi”, đàn ông gì ngày nào cũng nửa chai, hai đậu say tít cung trăng; hết bàn đề lại lê đến chỗ đàn bà nhăn nhở như trâu dái ngửi khai. Được con vợ hắn bù lại, con bé mồm miệng luyến thắng, ngọt xớt như mía lùi, lê la, rỉ rả được khắp xóm. Gớm thật! Chả trách các cụ bảo: “Nhất lé, nhì min!” Nó được cả lé, cả min. Nhìn dáng thồ lộ lưng hơi gù, chân khuềnh khoàng vênh cái mặt rỗ nhằng, rỗ xíu, hấp háy đôi mắt lé như thắp đèn soi dầu, gã phát phì cười. Nó còn định chài gã cho chồng lấy làm thiếp. Những là “em thương chị lắm, đêm ngủ một mình có sợ ma không? Ma ông Kế Dụng, ông Bùi Hoàng Dính có vần ngửa, lật sấp chị xuống hành hạ không?”

Gã đấm đùm đụp vào lưng con chết ranh! Nó kêu giời choai choái một lúc, lại tí tởn châm chọc: “Hay ma bác thậm thọt Nguyễn Thanh Hiền?”

Nhắc đến Hiền không dưng má gã đỏ au, hơi thở bồi hồi và mắt thì lúng liếng như được ủ trong hơi rượu nếp. Gã nằm úp sấp quay mặt vào tường thở dài đánh sượt. Hình ảnh một thiếu niên nhỏ nhắn, tuấn tú từ bàn dưới lao lên giáng thẳng cánh hai quả đấm vào mặt tên khốn. Nhà nó thế lực, giàu có, vài triệu tiền bồi thường đáng gì? Cậu thiếu niên bị đuổi học, phải theo chị gái lên nông trường chè Mộc Châu biền biệt. Mãi cách đây bốn, năm năm người ta thấy một thương binh thậm thọt từ miền Nam ra đem theo hai con nhỏ - một trai, một gái và cô em gái nuôi trạc ngoài hai mươi tuổi đang là sinh viên văn khoa năm thứ hai. Người ấy là em trai út ông Từ. Ông niềm nở đón em và chia vườn đất cho dựng nhà. Người ấy goá vợ. Cô em gái nuôi cứ bảo học xong về làm đám cưới với anh nuôi để đền ơn tri ngộ.

Gã đã nhận ra người bênh vực mình năm xưa. Trái đất tròn thật. Không ngờ gã lại về ngay xóm anh ta làm dâu? Chính ông Nguyễn Thanh Hiền bây giờ, chớ trêu và cũng thật tiếc...!

Phúc-Nhân lại vần gã trêu chọc; “Hay chị em mình canh ti, đấu thầu lão Nhân nhà em?” Gã hóm hỉnh, chua cay: “Bán chợ nào? Eo ơi bảo tớ làm đồ tể, xin chắp tay!” Phúc bị hớ, cấu rứt gã chữa tẽn: - Người ta bảo ấy... kia mà? – Phúc làm điệu bộ xoa hai tay vào nhau hôn gió đánh chút - Thế chứ, chỉ được cái háu ăn!

Gã vờ hơn hớn nét mặt: “Thế Hả? Ai biết! Nhưng phải cho tớ làm cả cơ!” Phúc ngả ngốn vào lòng gã, nũng nịu: “ứ, đếch chơi, người ta có cu, có tí chịu nước lép làm hai cho gã được sổi sao? Chẳng hóa ra mình dại hơn con bò “xé keo” à? Gã xô nó ngồi dậy giọng cong cớn: - Gút bai cái cô ả mĩ miều! Ngẫm cái bản thân chị đấy, tài giỏi chả phải làm hai è cổ! – ý gã muốn kháy toẹt vào mặt cho Phúc biết, Lão Nhân đâu phải trai trinh, gái tiết gì, đã vợ con đàng hoàng nơi thành phố. Chẳng qua “Ngưu Ma Vương” muốn tìm của lạ, Ông tơ, bà nguyệt miễn cưỡng nhận hợp đồng thòng dây thừng vào cổ hai người xe duyên. Thì đấy! Phúc lé chẳng phải gà tơ, gạo nếp cống nạp trước sân mai mới yên chuyện “Hoạn Thư”? Nhưng gã chỉ lấp lửng: “ấy mới báu cái anh đàn ông nghiện thuốc lào lõ đít!”

Hai đứa cùng động lòng trắc ẩn nằm ôm nhau thở dài.

Trong con người gã yêu thương, ghét bỏ lẫn lộn. Gã tham gia phe nhóm đánh đổ Hiền, lại mong chuyện ấy đừng xảy ra. Gã như người leo cao sợ rơi đau phía dưới. Giá đừng có cô em gái nuôi, năm đôi lần về thăm anh, nói ra cái điều gã không muốn. Gã sinh đố kị. Gã ghen. Cái hoa nở thấp thì ghen với làn hương toả cao.

Cách đây hai đêm gã đánh bạo đột nhập vào đầu giường lão Hiền đánh cắp phương án ăn chia. Lão Hiền có thói quen thường ôm tài liệu ngủ. Lão giật mình ú ớ nắm được tay gã. Sợ hãi mà gã cứ đứng trân trân như trời trồng, gã lại mong ông Hiền đừng ngủ mê. Gã sẽ nhận là ăn trộm “cái ấy”! Thèm thì học mót Thị Mầu có sao? Nhưng lão Hiền mê ngủ nói lảm nhảm thật.

Gã giao cho Phúc-Nhân bàn mưu, tính kế với Thị Bành. Cái lưỡi nhọn lo le như lưỡi rắn của Thị Bành láo và tham. Thị con gái làng Ngọc Đức. Thị cao ráo, trắng hồng. Ngày mới về làm dâu thị phép rắc, trên kính, dưới nhường. Nhưng sau bảy bảy “bốn mốt” ngày thị chẳng còn kiêng nể ai. Ngày mưa chất bếp không cháy, đến cả đầu rau, vua bếp thị cũng cho ăn đủ thứ không ngon. Những gí vào với đái vào... mà đái thật. Dòng nước tội lỗi cứ tong tong nhỏ xuống đầu đức quan ngài khả kính!

Thị thắng è đánh tiếng từ xa: “Chào ông đội! Vô phép ông đội đứa chết binh, chết dịch nào nó tham mô của nhà tôi mất mấy tạ thóc?”

- Mấy tạ, lâu chưa?- Ông Hiền từ tốn rót nứơc mời thị.

- Mới năm nay này! – Thị giở giọng lu loa, càn bậy - ối giời đất ơi! Cha mai thần chủ bố chúng nó, người ta cũng phải làm đổ mồ trán, lênh láng mồ hôi l... mới có bông lúa, hạt thóc? ăn thế có bằng ăn cái thứ đầu lâu, hoa cái bố mẹ chúng nó! - Thị hạ thấp giọng rên rẩm - Giời ơi! biết cụ thể mấy tạ đã nên chuyện. Thế mới phải nhờ ông đội cho xem lại phương án ăn chia?

- Bà bình tĩnh! Tôi thanh toán rành mạch bà nghe.

Ông Hiền lật đầu giường, lục tìm tủ sách, vẻ ngơ ngác đi vào buồng. Ngoài cửa mạch có hai cặp mắt dõi theo. Có tiếng nói nhỏ: “Mất phương án ăn chia rồi!”. Tụi gã mẹ mìn kéo đến nhà ông Hiền ngày càng đông. Người ta nhốn nháo nói vào, nói ra, cãi nhau như mổ bò. Thị Bành vẻ đắc ý nháy tụi gã mẹ mìn giọng hách tạc: “Tôi bảo mà! Ông Hiền đễnh đoãng làm sao nổi đội trưởng mà bầu? May ra cái... còn dính vào chưa mất!”

- Chị làm nổi hả? Cái loại con dâu mất dạy tranh nhau với mẹ chồng cả nồi nước giải.

Thị Bành xám mặt trợn trừng đôi mắt đảo ngang: “Chết mẹ rồi! Ông Chấn Phong, bạn thân chơi chim cảnh cùng ông Khang bố đẻ thị. Ông này trực tính, lôi thôi cho ăn tát ù tai, thị Bành nghĩ vậy và len lén lủi ra sân.

Cuối cùng ông Hiền cũng tìm được cuốn sổ nháp, lấy lại giọng bình tĩnh: “Bà Bành nghe đây! Ba năm nay bà nợ Hợp tác xã tám mươi ba cân thóc, đúng không? Vụ mùa năm rồi bà nộp thuế tạ mốt, nộp sản chín mươi cân, trả nợ cũ tám mươi ba cân...”. Thị Bành tươi hơn hớn: “Vậy là tôi đã trả nợ xong!”

-Vâng! Vậy còn cân thóc nào bà bảo chúng tôi tham ô, tham nhũng?

Thị Bành ngơ ngác đưa mắt tìm bọn gã mẹ mìn cầu cứu. Phúc-Nhân ngưỡng thiên con mắt lé vờ hóng chuyện lão Hanh Cồ đảo nhanh mắt kia nhòm trộm cuốn sổ nháp trên tay ông Hiền. Thị bịt miệng cười hí hí cấu chân gã mẹ mìn. Lão Hanh Cồ, mụ ếch ộp đến hơn chục người cứ rộ lên chất vấn ông Hiền. Ông tươi cười trả lời bọn họ đâu ra đấy. Phúc-Nhân thầm nghĩ: “Lão Hiền có phép ma xó à? Rõ ràng cuốn sách học tiếng Việt trẻ con?” Gã mẹ mìn bấm tay Phúc-Nhân rồi nhỏ nhẹ lên tiếng: “Ông đội nhớ rành rõ lắm, nhưng chúng em muốn được tận mắt xem phương án ăn chia?”

Hai gò má lão đỏ ửng, một thoáng nụ cười, ánh mắt óng uốt, pha chút e thẹn ném về phía bâng khuâng.

Vừa lúc ông Từ bê một chồng sổ sách vào, giọng oang oang trách móc em: “Chú Hiền đoảng thật đấy, phương án ăn chia cho trẻ con dán diều? Hôm xưa chúng đã xé tanh banh một cuốn...

4.

Không cần ngoảnh lại, Bùi Hoàng Dĩnh cũng thừa biết tiếng bước chân ai. Kiến thức trong sách vở, sự tìm tòi học hỏi đã giúp ông sự tinh nhậy đáng nể. Hoa dong riềng có màu hồng tinh xảo, bản thân nó được ưa chuộng lại không cần hương? Ông đằng hắng lên tiếng: “Ông Kế hở? Xin mời vào!”

Kế Dụng hì hì ngồi xuống xa lông: “Chủ nhiệm giỏi thật! Có bao giờ bị nhầm không?” Dĩnh dương dương tự đắc: “Không giỏi sao còn giữ nổi cái xác mang về?” Dĩnh rót rượu mật ong mời ông Kế cùng nhấm nháp với kẹo sôcôla: “Có hai lần cậu ạ. Một lần cháu tưởng cậu chân đi bên nặng, bên nhẹ. Đợi mãi... quay lại, ồ! Hoá ra đôi gà chọi giống. Lần thứ hai: ...”

Chợt Kế Dụng dỏng tai lên vẻ nghe ngóng: “Nghe như tiếng chân vồi vội của cô kĩ sư trồng nấm?” Dĩnh phá lên cười ha hả: “Cậu Kế cũng quái! Cháu dâu nhỏ của cậu đấy. Được, cháu sẽ mời cậu thưởng thức mùi vị thế nào là cay đắng? - Ông tợp ngụm rượu, khoan khái nhắm kẹo sôcôla – Lần thứ hai cháu nghe như có tiếng báo gấm bới đất xa xa, cứ pạp pạp ... cháu giật mình quay lại. Cậu biết chuyện gì xảy ra không? Ông đội trưởng Nguyễn Thanh Hiền cậu ạ. Ông đi nghiêng bàn chân phải, chân trái nhón năm đầu ngón... một đại đội trưởng đặc công cự phách. Ông ta đến mời cháu ngoài mùng, nghĩa là sau đại hội xã viên dự lễ khánh thành sắm được vợ mới – Bùi Hoàng Dính hấp hé mắt nhìn Kế Dụng vẻ trêu chọc – Cậu có biết lão Hiền cưới ai không? Cô Nguyệt Cầm đấy...

- Sao thế được? – Kế Dụng giãy như đỉa phải vôi – Không thể như thế! Chủ nhiệm nói thế nào ấy chứ? – Kế Dụng hạ thấp giọng – Tôi vừa gặp em, bảo trưa nay đến nhà nói chuyện. Em còn cho trái hồng xiêm chín...

- Chứ không phải em cho cậu trái sầu riêng? Cậu gặp Phúc-Nhân sẽ rõ.

Phúc-Nhân chép miệng than vãn: “Trời ơi, cứ bảo ông Kế Dụng có dụng, nào ngờ chỏng gọng cả lũ với nhau! Con bé Nguyệt Cầm phải lòng nước rươi, nước ruốc thế nào với lão Hiền ai biết? Chả phải ông Kế bảo phương án ăn chia quan trọng. Người nào mất chí ít cũng phải mất đề cử, ứng cử khoá đầu ấy? Chết tiệt, đêm ấy lão Hiền ốm hay sao trùm chăn kín đầu, lại còn nằm giáo giở. Con bé vô tình cứ thọc tay vào... giời ạ! Nó bảo chạm phải con gì cứ nóng hổi... à, con khủng long ông Kế ạ” - Phúc không nín được cười cứ ngặt nghẽo muốn rơi cái cùi nhãn trắng trợt trong mắt lé - Sau đó chuyện ma tiệt gì em biết đâu được.

Kế Dụng đổ vật xuống giường Bùi Hoàng Dĩnh thở dốc từng hơi như muốn chết. Dĩnh rót cho ông cậu chén rượu cao hổ cốt, bảo uống cho mau tỉnh. Ông cậu bị cú sốc choáng váng đến sa sẩm mày mặt. Không ngờ lão Hiền cao tay thật! Ai biết trứơc mà sao chép lại phương án ăn chia? Nếu không giờ này lão đang khóc bằng tiếng Mán. Mụ Bành với lão Hanh Cồ mà “hành” chỉ còn nước “tháo quai nhê” thoát thân. Mình cũng ngố! Kẻ bị mất trộm sao không biết tương kế, tựu kế? Chu Du mất phu nhân, thiệt quân, có đáng làm trò cười cho thiên hạ! – Chợt Kế Dụng cười hàng thôi như điên, như dại...

Kế có dáng nằm duỗi dài co một chân, người hơi nghiêng, đầu nghoẹo, mồm nhai nuốt gì nhồm nhoàm nước miếng quếnh trắng bên mép. Có người bảo tướng Kế hệt mãnh hổ bị gãy sống lưng, bất lực với móng vuốt đã cùn nhụt.

Dĩnh lay vai Kế thức dậy: “Cậu ơi! Thế cờ sĩ-xe-song mã đang bị người ta phá vỡ tanh bành!” Kế Dụng dụi mắt bàng hoàng: “Ai? Đứa nào phá vỡ thế cờ?”

- “Khổng Minh túng, Khổng Minh cầm”, cậu ạ! “Gia Cát Hiền” còn bắt mất cả “ngựa ô” chịu chơi, hay đá!

Kế Dụng bị chạm nọc đau đớn đến điếng người: “Cuộc bỏ phiếu lần này lão Hiền chưa phơi áo, Kế thề không đi bằng đôi chân của người! Chủ nhiệm nhắn giùm tôi tay Lê Diệu, Đỗ Biển.

- Chắc Không? - Dính có ngón khích kiểu họa mi cái thật lợi hại - Cháu chờn cách làm bố tướng của cậu!

- Yên tâm đi! Con mẹ Mĩ Hà tí tởn đòi tranh cử, cậu chửi cho một trận, ngán đến cổ! Cậu bảo thẳng mặt mụ: “Này! Đừng tưởng ai ngồi ghế cũng vàng cả đâu? Có dày mặt với đời được không? Ghế mục ngã lộn cổ đấy!”

Còn ông Côn, ông ta cự phách đâu phải tay vừa?

- Hà... cậu làm tư tưởng rồi.

- Ông ta đã xin rút, nhân tố ủng hộ mình đáng tin cậy – Kế Dụng nhỏ giọng – Cậu chi hơi nặng tay, hơn hai triệu chạy việc cho con gái ông ta.

- Các đội cứng đầu trên Giang Hà?

Xã viên ai khó khăn, cứu tế năm mươi cân thóc. Còn thì cho vay, bán chịu phân, giống. Cán bộ đội hả? Tạm ứng tiền lưng cho họ. Chủ nhiệm cứ mạnh tay đừng ngại.

- Cháu còn ngại lão Đồng Đức Tẩm, cựu chủ nhiệm. Gần bầu lão cho bài ca tổ sư cháy phim, cậu ạ.

Cậu đã có cách! - Kế cắn bật nắp chai bia cổ rụt tu ừng ực rồi cười ghé sát tai Dĩnh. Chủ nhiệm vỗ đùi đánh đét, reo to: “Ru ngủ hả? Tuyệt vời, cháu chi hẳn hai mươi tấn thóc, mười lăm triệu đồng...”

Ông Kế mánh lới, năng nổ có lợi trong nhiều việc. Mười bẩy năm nay Dĩnh đứng vững trên ghế chủ nhiệm, phần lớn dựa vào sự trí trá khôn chèo, khéo chống của ông. Điều đó Dĩnh biết và ghi nhận. Dĩnh tự hào về ngoại tộc có người cậu ruột, con bà hai xuất hiện hỗ trợ mình đúng lúc. Người ta bảo dưới bầu trời Đồng Giang đã có sự toả sáng của ngôi sao Bùi Hoàng Dĩnh. Dù biết có nịnh khen Dĩnh cũng ôkê, mũi cũng động đậy tí chút.

Nhưng ông Kế hay làm những việc “bạo hổ bằng hà”, Dĩnh gọi là quá quắt! Vụ lợn, gạch giả tạo bị phát giác, may ông đi tập huấn vắng. Đến vụ kiểm chứng lòng son do ông Kế mách nước. Bảo người trung chủ sắp chết càng tỏ lòng tận tuỵ. Dĩnh đã uống hàng vốc thuốc cảm để chịu đựng bảy chai rượu lúa mới tiếp khách ngày mồng hai Tết. Sau đó là giây phút “lên tiên” với những cơn mê sảng, ói mửa. Giả vờ, bài bản phải như thật! Không ngờ quá tải suýt nghẻo. Cái tang mật gấu tươi pha rượu mật ong hay thế!

Lão Hiền còn dương dương tự đắc với chút kiến thức nông nghiệp, sách báo, thật ghét! Sớm tinh mơ giọng lão Hiền đã rành rõ phân công người phun thuốc trừ sâu, làm cỏ, bón phân kịp thời vụ. Lão đang hô hào bà con trong đội cấy lúa đặc chủng bán giá cao. Bọn lão cứ í ới làm mất giấc ngủ muộn của ông. Lão còn phổ biến cho ông cách quay vòng đồng ruộng năm bốn vụ: “Hai lúa, một bầu non, một rau xanh đại trà. Ơ này, cái món bầu non xào thịt rất ưa chuộng ở thị trường, ngày bán mấy tạ cũng hết. Lão còn cứu nguy cho ông một bàn thua trông thấy. ấy là tháng giêng là tháng ăn chơi, ông mãi say sưa tiếp “Lý Bạch, Lưu Linh” bỏ lúa xấu, lão Hiền nhắc khéo: “Lúa vàng như lông bò rồi đấy chủ nhiệm ạ! Huyện mà kiểm tra bây giờ có lẽ chúng ta được húp nước xáo bế bụng? Ông Dĩnh giật mình đôn đốc xã viên tập trung vào “những việc cần làm ngay”. Quả nhiên đoàn kiểm tra huyện tỏ lời khen ngợi ông Dĩnh. Hú vía!

Người như thế sao có thể bàn mưu đánh đổ? ôi dà, chặc! Hoa thơm đâu chỉ nghĩ cho mùa quả sau!...

5.

Bầu cử xong rồi mà Bùi Hoàng Dính cảm thấy mệt bã người? Bảo ông thất cử? Không! Đại hội có bốn trăn năm mươi đại biểu, khi sắp bầu, người ta tự động bỏ về non trăm. Khoan nói chuyện sao người ta bỏ về? Còn lại trên ba trăm phiếu bầu hợp lệ. Ông trúng cử cả! Cuộc bầu cử diễn ra rất đúng bài bản. Ông vẫn trên đường thăng vân đắc lộ. Vậy sao ông lại buồn chán và mệt đến bã người?

Bấy giờ mới khoảng 6 giờ sáng, Lê Diệu sơ mi bồng cốt, quần tàn thuốc, áo ráng chiều càng tôn thêm vẻ đỏm dáng của anh đàn ông xế bóng còn mong hoa, ghẹo nguyệt. Lão đi vội suýt đâm sầm vào người ngược chiều. Ngẩng lên hai gã nhận ra nhau cùng cười ha hả. Đỗ Kiển vỗ mạnh vai Lê Diệu vẻ trêu chọc: - Chào ông “Người trên núi nói to!”

Lê Diệu thoáng một giây sầm mặt, gã lấy lại vẻ tươi tỉnh, lưỡi cứ lo le như lưỡi rắn, ôm Đỗ kiển hôn kiểu Tây, rồi đọc thơ: “Con oanh trộm sắc loè màu, đừng điều quay ngắn mà đau “B” dài!” Hai gã lại cười. Tiếng cười Lê Diệu ha há vẻ khinh bạc. Đỗ Kiển mồm há to mà cười không thành tiếng.

Cay cú thật! Mẹ đẻ gã - Trần Thị Oanh, bố Đỗ Oánh, ông nội chẳng tên Tỵ là gì? Một mũi tên thằng cha xơi trọn của mình ba đích! Cha nó! Nhân lúc hôn kiểu Tây hắn đã định cho nhát cắn đứt lưỡi. Đợi đấy!

Lê Diệu trước đây đi lính tổng Dũng đóng bốt tại núi Dinh. Một dạo người làng ghét bỏ cứ réo hắn “Người trên núi nói to!” Gã phụ trách kế hoạch thay cậu ruột Bùi Hoàng Dính. Lão có biệt tài ứng khẩu thơ con cóc và nhớ dai. Mấy trăm mẫu ruộng hợp tác xã, ai ở xứ đồng nào, chất đất ra sao gã nhớ thông vanh vách. Người ta gọi gã là cuốn sổ nháp của nhiều đời chủ nhiệm.

Lê Diệu dáng to béo, lưng hơi gù, mặt sần sùi những mụn trứng cá đen sạm. Gã đảo qua nhà bếp véo má mấy cô “hoả đầu thực” đang ghẹo lửa đỏ ửng. Không có việc quan trọng đố ai bấng được gã ra khỏi mấy bàn băm chặt. Tuy vậy, gã cũng khoắng được miếng lườn gà đang luộc sôi sình sịch trên bếp, nhai nuốt nhồm nhoàm.

Người đi họp ngày một đông. Người ta tụm năm, tụm ba bàn tán năng suất lúa vụ này. Giọng một người chua đến mất tiếng: “Phải cái ít mưa, phòng trừ sâu bệnh chưa triệt để, mỗi sào giảm tới thúng thóc chứ ít?”

- Cái gì? Chưa có giống lúa năng suất thật lý tưởng đó thôi!

- ồi, tôi mắc bệnh thèm cơm, thèm gió thế nào ấy các chư vị ạ? Cơm trộn khoai chưa dám khấn thần khẩu tới tam tuần; gió thì mẹ đĩ phe phẩy quạt mo, nhát đầu đông, nhát cuối nguồn thấm gì? – Người ấy nhỏ giọng – Thỉnh thoảng con cháu bà Đoàn Thị Điểm còn khinh vế đối xứ Tầu...

Ông Hiền quần gụ nâu, áo xanh chéo, ngả chiếc nón gờn vành đang quạt phành phạch xuống lót ngồi, rít hơi thuốc lào thật lử: “Tôi mơ có những vụ lúa năng suất thật đã! Gió mát và trong lành; Đặc thứ gió tươi không gợn chút thị trường hàng nhái, hàng giả.”

- Có người nhái, người giả không ông? – Ai đó hỏi vui mà hàm ý.

- Ông Hiền quay lại nắm tay người kia cả cười: “Ai làm dở cứ xưng xỉa bảo mình toàn mĩ, chắc họ sắp thành “chậu rửa Toàn Mĩ” rồi!”

Toán sau có tới chục người, cựu chủ nhiệm Đồng Đức Tẩm dẫn đầu. Ông chào thân mật và bắt tay mọi người. Ông đứng giữa hội trường giọng oang oang: “Tôi có câu chuyện vui hơi thô nhưng là sự thật. Ơ kìa, chẳng phải cái tận cùng của sự thật chúng ta đang gõ ghét cho những con tàu tới đích?” - Ông ôm vai Nguyễn Thanh Hiền: “Hãy trả lại cho em cái tên ngày xưa!” Ông giơ tay hẹn mọi người dịp khác, rồi dẫn vài chị em tham quan khu sản xuất trồng nấm. Những đống đất làm dở, mô rơm, đụn rạ... đã rêu xanh, cỏ dại xoá dần dấu ấm hơi người. Hình bóng cô kĩ sư trồng nấm cao ráo, vui tính đâu rồi? Cô Mĩ Hà đội trưởng thúc mầm, chuyện rằng ai đó tung dư luận cô ấy nhiễm bệnh thế kỉ, người đẹp tủi thân về bộ đã vài tháng nay. Vừa lúc chủ nhiệm Bùi Hoàng Dĩnh thẫn thờ đi tới. Ai tinh ý sẽ nhận ra những thớ thịt trên mặt ông khẽ động đậy, nó như co rúm và lay thức nỗi đau đang xé toạc từng mảng da non!

Lê Diệu tay bắt, mặt mừng ông Tẩm mời về phòng khách sau hội trường: “Lâu lắm anh em mình chưa có dịp gặp nhau! - Diệu bày ra bàn đĩa trái cây, chai rượu mật ong vàng sánh. Hắn trịnh trọng rót mời ông Tẩm một cốc to, chạm đánh “cắc”: “Nào, mời anh! Zô...trăm phần trăm!” Ông Tẩm tợp một ngụm to, đặt cố xuống bàn bóc quả vải ngọt đầu mùa thưởng thức. Các nếp nhăn trên mặt ông giãn nở với nụ cười viên mãn: “Rượu gì ngon, có mùi thơm rất lạ, cứ dây dưa như cả thiên nhiên thu nhỏ lại rồi bung ra, tưởng hương đến vô cùng, vô tận?” Ông tợp ngụm nữa rồi nghiêng cốc. Diệu rót đầy cốc nữa, hai tay nâng ngang mày cung kính: “Trộm phép các cụ, em xin chúc mừng anh có lời hay, ý đẹp, gọi là chút tình mọn mong bề trên đừng chê”. – Hắn cạn một hơi. Ông Tẩm thầm nghĩ “Tay này đáng tin cậy, chơi được!” Thuở ông làm chủ nhiệm, Diệu làm kế hoạch, hai người ưng ý hết chê. Nhiều năm sau gã bị Dĩnh hắt hủi, Kế Dụng khinh khi, gã đều xuống ông nương nhờ uy tín. Ông cũng bày mưu cho hắn ối lần hữu dụng. Ông tiếp trên tay hắn cốc thứ ba, Diệu ỏn thót nịnh ông đến hởi lòng: “Anh chẳng thèm đến thăm bọn em?”

- Tao đến chỉ tổ tốn nước, báu gì! Đẹp đẽ rồi chứ?

- Quá đẹp! Khổng Minh tái sinh còn thua anh một bậc.

- Cái thằng chỉ khéo nịnh!...

Ông Tẩm cao hứng cạn một lúc năm, bảy cốc liền. Rượu vào, lời ra vui như sáo. Đến khi ông Tẩm không còn đứng vững, giọng khều khào và bàn tay như xua, như vẫy...

Cái Dĩnh ngại nhất vẫn là bài tham luận của ông Hiền. Cái lão tế nhị, có cọc nhọn, nhẹ nhàng biết ăn người, cười cười đấy mà chửi đâu kém cạnh mọc sừng, mọc ngạnh. Nhưng không! Bài tham luận của ông Hiền ngắn gọn, khúc chiết, phân tích cụ thể tình hình chủ quan, khách quan đâu ra đấy. Ông kết luận: “Lòng nhiệt tình, sự học hỏi hiểu biết để sáng tạo chẳng phải trách nhiệm cuộc đời tin cậy chúng ta?”.

Cơm nước xong. Trời oi bức. Người ta tụm năm, tụm ba trong hội trường xem Đỗ Kiển diễn trò. Đỗ Kiển cao gầy, mồm rộng, nói lí sự luyến thoắng khó ai theo kịp. Hắn đã từng chủ nhiệm một hợp tác xã nhỏ hồi mới thành lập. Sau hắn đi bộ đội, không chịu nổi gian khổ chiến trường – “B quay”! Hắn được tiếng trí trá có người tin. Đỗ Kiển vắn quần ống cao, ống thấp khập khễnh như Khán Tẻm, nhòm vào mặt từng người: “Bà bầu ai làm chủ nhiệm? ÔngDĩnh? Ông Hiền? Ông Hiền có giỏi chỉ ở một đội. Ông Dĩnh biết lo toan cho hai mươi đội, khó khăn chúng ta kêu ai? Ông Hiền à? Xin lỗi nhá, hãy quên đi cái mùa xuân...”

Cô Mĩ Hà bực tức cắt ngang: “Chủ nhiệm chẳng thế thì sao? Có bằng khen ban đêm sao tối thế? Hợp tác xã đâu phải lợi lộc dành riêng cho một người nào? ấy mới nhầm to ông Đỗ Kiển ạ. Nơi đổ mồ hôi, sôi nước mắt vì lợi ích

mọi người!

- Tôi làm chủ nhiệm còn cơm bưng, nước rót đến tận mồm – Ngừơi đàn bà môi trầu đỏ chót, mắt như mọc cạnh nhìn đũng quần Đỗ Kiển như đứt con ngươi.

- Có bế em đi ngủ không?- Người ấy lên giọng trống quân: “áo rách anh bảo cởi ra, hoa thơm anh ướp làn da cô mình, ha ha...”

Người ta trêu chòng nhau cười nói nhốn nháo như vỡ chợ. Có người còn ném cho Đỗ Kiển gói giấy đỏ, mở ra cục xương đã gặm nham nhở. Đỗ Kiển nghĩ thầm: “Mình không liệu cách thì cháy phim đến nơi!” Hắn hoa chân, múa tay diễn vai Khán Tẻm: “Ơ, bớ trương tuần! Voi giấy ới a ngựa giấy, tít mù nó lại vòng quanh...!”

Đến giờ vào hội trường. người ta đề cử liên doanh bầu chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Hiền và Bùi Hoàng Dĩnh. Đồng chí phó bí thư đảng uỷ trịnh trọng đứng lên thông báo: “Ông Hiền bận đưa con đi bệnh viện gấp. Ông đã báo cáo tổ chức và gửi lời nhắn lại, xin nhừơng cho người khác...” Người ta nháo nhác hỏi nhau. Nhiều người thất vọng luồn cửa sau tắt lối bờ sông ra về. Người đi lối trước được riết róng mời lại. Phải mất hơn hai mươi phút mới ổn định lại trật tự.

Ông Dĩnh mặt xanh như đít nhái, không còn hiểu thực hư thế nào? Đề cử người liên doanh khác không ai chịu nhận. Chắc họ nghĩ gọt vỏ quả bí lại bảo quả dưa? Tốn bao công của mèo có được hoàn mưu? Dĩnh liên doanh với Dĩnh sao? Đắc cử thế còn đâu cái giá!

Lão Hiền biết mình yếu thế chăng? Hay lão nghĩ công việc của nhân dân ai biết cách làm lợi bầu chả được, rất xứng đáng là đằng khác, sao cứ phải tranh nhau? Có thật thế không hở ông cậu họ Nguyễn Thanh Hiền? Chẳng hoá mình lấy lòng đom đóm so đo với ánh trăng rằm; Ơ, chút quyền lực mỏng manh có thể đánh mất mình, dìm mình chết chìm nơi vũng trâu đằm sao? Mình là cái gì, có còn là đại uý Bùi Hoàng Dĩnh oanh liệt một thời không? Người ta sẽ ghê tởm và thương hại kẻ quá si mê, mù quáng nhiễm bệnh thế kỉ. Người ta sẽ coi mình là kẻ tha hoá chăng? Thế thì khác gì...

Ngay tối ấy ông Dĩnh tức tốc tới nhà anh rể, mong một lời khuyên xác đáng giải thoát nỗi lòng bấy nay.

Anh rể ông ngót nghét sáu mươi, dáng vẻ còn trẻ trung, hoạt bát lắm, ông rót nước, mời thuốc và thăm hỏi Dĩnh cứ khoắn khoả, thân mật.

Thưa anh! – Dĩnh ngập ngừng do dự – Hình như huyện uỷ dành ông Hiền cho chức bí thư Đảng uỷ nay mai? Anh Quang bệnh tật ốm yếu luôn...

- Ơ, cậu học đâu được cách cầm đèn chạy trước ô tô? Ông thầm nghĩ “Một con người như ông Hiền, Đảng và nhân dân đáng ghi nhận lắm chứ? Đáng lẽ mình phải nhìn ra sớm hơn! Nhưng ông lại cười hà hà: “Hay cậu kiêm nhiệm luôn?”

- Dạ! Thưa anh... – Dĩnh bất ngờ sung sướng đến phát run, như vậy huyện uỷ vẫn tin mình! Nhưng đấy có phải là cách giải toả không?

Ông phó bí thư thì nghĩ khác “Hãy trả cậu ta về với đôi chân thực thụ của mình!” - Ông chép mệng thở dài – Mong người ta cũng sớm nhận ra điều ấy!

Ngoài kia trăng đã lên cao. Hương lúa chín thơm dìu dịu lan toả khắp không gian. Gió xôn xao làm bật thức màu trăng lụa trong sáng đến vô cùng...

29/08/2005

N.B