Tiếng Việt

Trang ghi lại những suy nghĩ linh tinh về tiếng Việt.

I. Đùa


Nguồn gốc của thán từ "á đù!"


Gần đây chợt nghe giới trẻ sử dụng nhiều thán từ "á đù!". Thật ra từ mấy chục năm trước cũng đã nghe thấy thán từ này rồi. Nhưng mà lúc đó thì chỉ có người miền Nam sử dụng, và những người dùng nó thường cũng bị coi là thành phần không có giáo dưỡng gì, còn bây giờ thì người miền Bắc cũng dùng nó như câu cửa miệng, nhưng không bị kỳ thị như xưa. Giới trẻ ngày nay thốt lên "á đù" mỗi khi gặp chuyện bất ngờ, khi có chuyện ngoài dự tính, ngoài ý muốn, khi có bức xúc,... Sau một thời gian tìm hiểu về thì tôi vỡ lẽ về nguồn gốc của nó. Hóa ra thán từ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp.

Từ "Dieu" trong tiếng Pháp mang nghĩa là đấng thần linh, đức Chúa. Người Pháp hay thốt lên "ahh mon Dieu" (ôi Chúa tôi!) hay đơn giản là "ahh Dieu" (ôi Chúa ơi!) mỗi khi gặp chuyện bất ngờ, tương tợ như người Anh với câu cửa miệng "oh my God" vậy. 

Mà ai cũng biết là trong suốt một thời gian dài chịu ách đô hộ, tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Pháp nên dần dà dân An Nam đọc trại câu cảm thán trên thành "á điều", rồi theo thời gian trở thành "á đù" như ngày nay.

Tiếng Việt là cội nguồn của nhiều ngôn ngữ


Nói vậy chứ, có thể coi tiếng Việt là cội nguồn của nhiều thứ tiếng khác. Khá nhiều từ vựng trong các ngôn ngữ khác đều bắt đầu từ tiếng Việt.

Chẳng hạn:

Giống đực, giống cái trong tiếng Việt


Ai bảo chỉ có tiếng Pháp tiếng Đức mới có giống đực giống cái, còn tiếng Việt thì không có?

Rõ ràng là trong tiếng Việt có rất nhiều danh từ đi chung với từ chỉ giống đực cái.

Này nhé:

Mày biết bố mày là ai không?

Nhiều người Việt thường chê dân tộc khác là thảo mai, sống giả tạo nhưng kỳ thực bản thân họ cũng không thành thật cho lắm. Điển hình là khi được hỏi "mày biết bố mày là ai không?" thì tôi chưa thấy ai trả lời câu hỏi này một cách thực lòng cả. Chưa bao giờ tôi thấy ai mà khi được hỏi câu này liền vỗ ngực dõng dạc đáp trả: bố tao là Ủy viên ban chấp hành TWĐ khóa XX, ủy viên ban thường vụ, đại biểu Quốc hội khóa XX... cả. Thế đấy.

II. Không đùa


Câu vô nghĩa

Người Việt nói khá nhiều câu vô nghĩa trong sinh hoạt thường nhật mà không để ý rằng đó là những câu vô nghĩa.

Chẳng hạn, trong cuộc tranh luận, người ta thường cay cú nhau là "mày cố tình không hiểu" hay "sao mày không chịu hiểu".

Đây là ví dụ điển hình cho những câu vô nghĩa.

Chúng vô nghĩa bởi vì chúng phản logic nếu xét về phương diện ý nghĩa của từ ngữ.

Đã là "cố tình" hay "chịu", "không chịu" thì động từ sau đó phải là loại động từ mà ta làm chủ được nó.

Còn "hiểu" lại là động từ mà ta không có sự chủ động. Ta không thể muốn hiểu là hiểu, muốn không hiểu là không hiểu.

Sự hiểu là trạng thái đầu óc, tinh thần sáng tỏ vấn đề. Còn không hiểu là ngược lại với trạng thái đó.

Đối với một vấn đề, ta chỉ có một trong hai trạng thái là hiểu, hoặc không hiểu.

Vì vậy ta không thể nói ai đó "cố tình không hiểu" hay "không chịu hiểu".

Ta chỉ có thể nói ai đó đã hiểu, nhưng vẫn làm bộ như không hiểu.


Một câu khác thường thấy trong đoạn hội thoại của giới trẻ.

- Oày, tao đã quyết định yêu em ấy mà ạ!


Đây cũng lại là một câu vô nghĩa.

Yêu là một động từ mà trí óc con người không thể làm chủ.

Đối với một người, ta chỉ có một trong hai trạng thái là yêu hoặc không yêu.

Yêu thì là yêu thôi, chẳng gì ngăn cản được.

Còn đã không yêu thì có ép cũng chẳng được.

Do đó ta không thể quyết định yêu một ai đó, hay quyết định không yêu một ai đó được.

Ta chỉ có thể quyết định không yêu nhưng vẫn cưới, quyết định đi chơi, hẹn hò với ai đó hoặc không.

Nói ngắn gọn thì là ta chỉ có thể quyết định, cố tình làm gì đó mà bản thân ta tự chủ, điều khiển được hành động đó.

Còn "hiểu" với "yêu" là những động từ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, nên không thể nói "quyết định hiểu điều gì đó" hay "không chịu yêu ai đó".


Một câu vô nghĩa khác cũng thường được sử dụng rất nhiều.

- Tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất đến quý vị.


Người ta nói câu này rất nhiều mà không nhận ra rằng câu này sáo, chẳng có cái vị gì, cũng chẳng có tí vẹo ý nghĩa nào trong đó.

Lời chào trân trọng nhất là lời chào như thế nào...?

Chẳng ai trả lời được cả.


Hy vọng rằng người Việt sau này sẽ để ý nhiều hơn tới ngôn ngữ của nước mình mà bớt đi những câu vô tri như trên.