Những gì bạn không biết về các giai đoạn bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn với các triệu chứng và đặc điểm khác nhau. Các giai đoạn bệnh giang mai có thể chồng chéo lên nhau, ở một số trường hợp bệnh phát triển không theo một thứ tự, khiến người bệnh không hề biết bản thân bị mắc bệnh trong nhiều năm. Vậy bệnh giang mai là gì và các triệu chứng của bệnh ra sao? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nguyên nhân gây bệnh giang mai có thể là do:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh với người mắc bệnh (quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau).

  • Tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bệnh, lúc này xoắn khuẩn giang mai sẽ tìm cách xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua vết thương hở.

  • Lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai thông qua nước ối và nhau thai.

  • Nhận máu của người mắc bệnh giang mai hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh.

các giai đoạn bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai

Những người có các yếu tố sau có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn so với những người khác:

  • Có đời sống tình dục phóng khoáng, quan hệ với nhiều bạn tình.

  • Có bạn tình bị nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh giang mai.

  • Đang bị nhiễm các bệnh xã hội khác hoặc bị nhiễm HIV.

  • Thói quen quan hệ tình dục đồng giới, cùng lúc quan hệ với nhiều người

Các giai đoạn bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh lâu nhất trong các bệnh xã hội, có thể lên tới 90 ngày. Sau thời gian ủ bệnh các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể như sau:

Bệnh giang mai giai đoạn 1:

Được tính từ khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh với các biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các vết loét màu đỏ (còn được là săng giang mai), có kích thước từ 1 – 2cm. Vị trí xuất hiện có thể ở môi lớn, môi bé, âm đạo (đối với nữ), ở bìu, dương vật, bao quy đầu (đối với nam). Những vết loét này có thể tự lành sau từ 3 – 6 tuần, điều này khiến người bệnh nhầm tưởng bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, thực chất xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể và ủ bệnh để phát triển sang giai đoạn 2.

Bệnh giang mai giai đoạn 2:

Giang mai giai đoạn 2 bùng phát sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần. Ở giai đoạn này các vết loét xuất hiện nhiều hơn kèm theo tình trạng nổi ban trên khắp cơ thể, thậm chí nổi cả ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như nổi hạch, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu,… Cũng giống như giang mai giai đoạn 1, các biểu biện bệnh giang mai ở giai đoạn 2 cũng có thể tự biến mất kể cả khi có được điều trị hay không.

các giai đoạn bệnh giang mai

Các giai đoạn bệnh giang mai

Giang mai giai đoạn 3 (giai đoạn tiềm ẩn):

Giang mai giai đoạn 3 không còn các biểu hiện là những sang thương ngoài da như ở giai đoạn 1 và 2. Ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có các dấu hiệu nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất của bệnh giang mai giai đoạn 3 là có thể tiến triển mang tính chất ăn sâu, phá hủy tổ chức và chuyển sang giai đoạn cuối.

Bệnh giang mai giai đoạn 4

Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công sâu vào các cơ quan như tim mạch, não, gan,… với mỗi biểu hiện khác nhau như giang mai củ, giang mai tim mạch, gôm giang mai, giang mai thần kinh. Giang mai giai đoạn 4 nguy cơ lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường trở nên hạn chế hơn tuy nhiên bệnh có thể dẫn tới các di chứng như không hồi phục, thậm chí tử vong dù được chữa trị.

Để hạn chế được những biến chứng do bệnh giang mai gây ra người bệnh nên tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm chuyên sâu tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Với những thông tin KIẾN THỨC SINH SẢN NAM NỮ chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các giai đoạn bệnh giang mai. Đồng thời có phương pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. Mọi vấn đề băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp bạn có thể lên hệ theo số (0225) 369 9999 để được hỗ trợ.