[Giải Đáp]: Đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì?

Chuyên gia cho tôi hỏi đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì? Tôi năm nay 42 tuổi, cứ mỗi lần đến kỳ đèn đỏ là tôi lại bị đau khủng khiếp. Xin hỏi bác sĩ tôi đã bị bệnh gì và nên uống thuốc gì để điều trị? Cảm ơn bác sĩ!

(T. Hoài - Vinh)

Tư vấn sức khỏe: Chào bạn! Đau đầu khi có kinh nguyệt là tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra tình trạng này mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đau đầu khi có kinh nguyệt thường gặp ở những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Trong chu kỳ kinh, cơ thể của người phụ nữ bị mất đi 1 lượng máu đáng kể, cộng với sự thay đổi của nội tiết tố estrogen nên ngoài việc bị đau đầu, đau nửa đầu thì chị em còn bị đau lưng, chướng bụng, khó chịu trong người,….

So với nam giới thì phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu cao gấp 3 lần, hiện tượng này tăng đáng kể vào độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân có thể là do:

Thiếu máu do thiếu sắt:

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu khi có kinh nguyệt, tình trạng thiếu máu làm cho nồng độ oxy trong máu thấp, gây tổn hại năng lượng mà não có thể sử dụng, khiến cơ thể bị kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần.

Chị em có thể nhận biết cơ thể bị đau đầu khi có kinh nguyệt do thiếu máu thông qua các biểu hiện như: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, da nhợt nhạt,…. Thiếu máu do thiếu sắt khá nguy hiểm, do vậy chị em cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để tránh những tác hại không mong muốn có thể xảy ra.

Đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì?

Đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Trước chu kỳ kinh, nồng độ hormone estrogen giảm, làm cho mức độ serotonin giảm theo. Điều này gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, trong đó đau đầu, đau nửa đầu là một trong những dấu hiệu điển hình.

Ngoài ra, các triệu chứng của tiền kinh nguyệt còn khiến chị em có cảm giác thèm ăn, bầu vú mềm và sưng, hay quên, đau cơ, lo lắng, căng thẳng, hay quên, phiền muộn,….

Đau đầu khi có kinh nguyệt do estrogen và progesterone

Sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone có thể khiến chị em bị đau đầu trước, trong và sau chu kỳ kinh. Những hormone này điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, sau khi trứng rụng thì nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống mức thấp nhất ngay trước chu kỳ kinh, khiến bạn đối mặt với tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt

Cơn đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khiến bạn bị đau nhói nghiêm trọng bắt đầu từ ở một bên trán và di chuyển sang bên còn lại. Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt, làm việc hàng ngày, thậm chí khiên cơ thể bị suy nhược. Ngoài ra, chị em còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi, âm thanh và ánh sáng.

Trở lại trường hợp của bạn Hoài, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác đau đàu khi có kinh nguyệt là do đâu. Đồng thời có phương pháp khắc phục hiệu quả, an toàn nhất.

Cách phòng tránh nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt

Để phòng tránh hiện tượng đau đầu khi có kinh nguyệt trước tiên chị em cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ưu tiên các thực phẩm như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan động vật, nấm hương,… để tăng cường máu. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài, hạn chế thức khuya, cần ngủ đủ giấc.

Chị em có thể thực hiện một số mẹo dưới đây để khắc phục cơn đau nửa đầu hiệu quả:

  • Để một vài cục đá trong khăn và đặt lên trán trong khoảng vài phút, cố gắng thư giãn vài phút.

  • Châm cứu cũng là phương pháp giúp giảm cơn đau đầu đang hành hạ trong chu kỳ kinh.

Đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì?

Châm cứu giúp làm giảm đau đầu trong ngày hành kinh

  • Tập các bài tập thư giãn như thiền, yoga để giảm căng thẳng, stress.

  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và đường trong những ngày sắp có kinh.

  • Uống đầy đủ nước, kết hợp với vận động để dục thể thao để đem lại hiệu quả cao hơn.

  • Sử dụng thuốc trị đau đầu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Với những thông tin được các chuyên gia của chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp chị em hiểu rõ đau đầu khi có kinh nguyệt là bị bệnh gì? Mọi vấn đề băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp chị em có thể liên hệ về số (0225) 369 9999 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.