Văn 12

THAY LỜI TIỄN BIỆT…

Tháng bảy năm nay, có ba thú cao niên lần lượt lìa rừng, vĩnh viễn chia tay toàn thể gia đình Hướng Đạo Việt Nam. Đó là các huynh trưởng lão thành:

Hoang Lau_Do Van Ninh

(Hoẵng Láu – Antôn Đỗ Văn Ninh)

HOẴNG LÁU – ANTÔN ĐỖ VĂN NINH

Sinh năm 1923

Nguyên Ủy viên Ngành Thiếu Hướng Đạo Việt Nam;

Nguyên Thành viên Toán Huấn Luyện Quốc Gia;

Nguyên Đạo Trưởng Đạo Kỳ Hòa;

Nguyên Đạo Trưởng Đạo Thủ Đô.

Lìa rừng lúc 03:00 am ngày 04 tháng 07 năm 2014 tại Việt Nam

HƯỞNG THỌ 91 TUỔI

Cop Dung Dan_Ton That Hy

(Cọp Đứng Đắn – Tôn Thất Hy)

CỌP ĐỨNG ĐẮN – TÔN THẤT HY

Pháp danh NGUYÊN LÝ

Sinh năm 1929

Nguyên Đạo Trưởng Đạo Gia Lai;

Nguyên Trưởng Làng Quảng Tế - Hướng Đạo Trưởng Niên.

Lìa rừng lúc 10: 24 am ngày 10 tháng 07 năm 2014 tại Hoa Kỳ

HƯỞNG THỌ 85 TUỔI

Soi Cuoi_Dinh Xuan Phuc

(Sói Cười – Đinh Xuân Phức)

SÓI CƯỜI – DOMINIC ĐINH XUÂN PHỨC

Sinh năm 1920

Nguyên Đạo Trưởng Đạo Xuân Hòa 1958 - 1965;

Nguyên Đạo Trưởng đạo Thủ Đô, năm 1966 – 1967;

Nguyên Châu Trưởng châu Bình Triệu, 1974 -1975.

Lìa rừng lúc 02: 00 pm ngày 24 tháng 07 năm 2014 tại Hoa Kỳ

HƯỞNG THỌ 94 TUỔI

Tham gia Hướng Đạo từ thuở thiếu thời, cả ba huynh trưởng đáng kính nói trên đều gắn bó cả cuộc đời với phong trào Hướng Đạo Việt Nam.

@ Hoẵng Láu – Đỗ Văn Ninh: Là tác giả của một số sách nổi tiếng và quen thuộc với các hướng đạo sinh, như "Bước Đường Đầu", "Hướng Đạo Hạng Nhì", "Phuơng Pháp Hàng Đội" (biên soạn riêng cho nữ hướng đạo), "Đội Của Tôi", "Cẩm Đoàn", dịch sách "Hướng Dẫn Vào Nghề Trưởng Hướng Đạo" từ cuốn "Aids to Scoutmastership" của Baden-Powell, v.v…

Năm 1967 trưởng Đỗ Văn Ninh đã thuyết phục Đại tướng William Westmoreland tài trợ cho Hướng Đạo Việt Nam một phái đoàn, gồm trưởng Ninh và bốn trưởng khác dự trại họp bạn Hướng Đạo thế giới lần XII tại Idaho Hoa Kỳ. Đây là một thành tích rất vẻ vang của trưởng Ninh. Ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã tự tay trao quốc kỳ cho trưởng để đi tham gia trại này, với nhiệm vụ giới thiệu Hướng Đạo Việt Nam với thế giới.

@ Cọp Đứng Đắn – Tôn Thất Hy: Bút hiệu Cọp Gia – Lai và Quang Chi.

Cùng với các Trưởng huấn luyện khác, Trưởng Tôn Thất Hy đã tổ chức rất nhiều khóa huấn luyện huynh trưởng cho cả bốn ngành Ấu –Thiếu – Kha – Tráng.

Ấn hành và duy trì bản tin Bạch Mã suốt 22 năm qua, và làm cố vấn cho Hội đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam. Năm 1982 giữ chức Tổng thư ký Ban Chấp Hành HĐVN do Trưởng Mai Liệu làm Chủ tịch. Năm 1983 là Thư Ký Hội Nghị Costa Mesa thành lập Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam.

Tháng 06/2014 ngay trên giường bệnh, Cọp Đứng Đắn – Tôn Thất Hy còn kịp cho ra mắt và phát hành Sổ Tay Hướng Đạo do Trưởng cất công biên soạn, trước khi Trưởng xuôi tay nhắm mắt lìa rừng.

@ Sói Cười – Đinh Xuân Phức: Sinh hoạt ngành Ấu từ những năm 1930, Trưởng Đinh Xuân Phức từng dẫn Bầy vượt sông Hồng qua vùng chiến sự, từ Nam Định về Hà Nội bằng đò máy. Cùng với Trưởng Đoàn Văn Lụy, Trưởng Đinh Xuân Phức là người sáng lập Đạo Xuân Hòa. Trưởng từng là thành viên phái đoàn Hướng Đạo Việt Nam, tham dự hội nghị Hướng Đạo Thế Giới lần thứ 23 tại Nhật Bản.

Định cư tại Hoa Kỳ năm 1979, Trưởng Đinh Xuân Phức đã liên lạc với các huynh trưởng kỳ cựu, vân động thành lập Gia đình Bách Hợp Nam California và Hội Đồng Hướng Đạo thuộc Châu Orange County. Tổ chức nhiều khóa huấn luyện dự bị cho các Trưởng tại miền Nam Cali. Và tham gia tổ chức Hội nghị huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam tại Costa Mesa…

Với những công lao đóng góp vào hoạt động cho phong trào, cả ba vị huynh trưởng lão thành đều đã nhận Huân Chương Bắc Đẩu, huân chương cao quí nhất do Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam trao tặng.

Tuy lìa rừng, nhưng quí Trưởng vẫn kịp lưu lại cho thế hệ đàn em những bài học tinh túy dành cho hướng đạo sinh. Không hoài phí tuổi thanh xuân, cả đời quí Trưởng đã tự giác rèn luyện và hướng dẫn đàn em theo con đường hướng thiện – phục vụ tha nhân, đúng như tôn chỉ mục đích hằng trăm năm qua của phong trào.

“Anh em chúng ta chung một đường lên, chung một đường lên đến nơi Nguồn Thật. Nguồn Thật là đây, sức sống Vô Biên. Sống Vô Biên là, sống cùng Tạo Vật”. Gia đình cựu Hướng Đạo Sinh Ngô Quyền – Biên Hòa xin cất tiếng hát “Nguồn Thật” thay lời tiễn biệt quí Trưởng. Noi gương quí Trưởng, chúng em luôn luôn “Sắp Sẵn” và trân trọng giữ gìn ba lời tuyên hứa của Hướng Đạo Sinh…

Tháng 07/2014

Gia đình cựu HĐS. Ngô Quyền – Biên Hòa

TRẠI HỌP BẠN THẾ GIỚI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM THẲNG TIẾN 10

H_1

Được tổ chức tại Cam Strake – Houston, Canroe, trên xa lộ 45 South, cách Houston khoảng 30 phút lái xe. Trại diễn ra từ Thứ Sáu 27 – 06 đến Thứ Năm 03 – 07, 2014 với nhiều hoạt động mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Có tất cả 53 đơn vị ghi danh dự trại, với tổng số khoảng 1.700 trại sinh từ các quốc gia: Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Canada … Tham dự trại Thẳng Tiến 10, gia đình cựu HĐS Ngô Quyền – Biên Hòa có 05 Trưởng niên tham dự, gồm các Trưởng: Đỗ Quốc Tuyến, Huỳnh Quang Phước, Mai Quan Vinh, Diệp Hoàng Mai và Đặng Vũ Giang.

H_2

Chương trình trại tổng quát gồm nhiều sinh hoạt truyền thống, văn nghệ hoặc lửa trại … với những nội dung giáo dục tinh thần yêu quê hương, yêu dân tôc Việt Nam. Ngày Chủ Nhật, trại có buổi sinh hoạt tâm linh cho các trại sinh. Ngoài ra, các ngành: Ấu, Thiếu, Kha, Tráng và Trưởng Niên đều có những chương trình sinh hoạt chủ đề cho từng ngày trại, rất hồn nhiên và sôi nổi.

H_7

Cũng tại kỳ trại Thẳng Tiến 10, Trưởng Võ Thành Nhân đã tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam. Trưởng niên Lê Văn Phước thuộc Làng Bách Hợp Dallas, đã được bầu làm Văn Phòng Trưởng VPHĐ Trưởng niên. Được biết, trại Thẳng Tiến lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Washington DC vào năm 2018.

Tháng 7, 2014

Diệp Hoàng Mai

H_6
H_3
H_5
H_8

THƯA THẦY, CON ĐÃ THÀNH NHÂN…

10_b4-_1-large-content

Nămnay các cựu học sinh lớp Mười Bê Bốn ( NK 1970 – 1971) trung học Ngô Quyền BiênHòa, đã dời buổi họp thường niên chậm lại một tuần lễ. Các anh hẹn nhau ngàyChủ Nhật thứ hai, thay vì ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Tư như những nămtrước. Một khoảng trời riêng tại quán “NhữngNgười Bạn”, đã được trưởng ban tổ chức Nguyễn Văn Cảnh chuẩn bị chu đáo,sẵn sàng cho các cựu học sinh Mười Bê Bốn đón tiếp thầy cô.

AnhNguyễn Văn Tất tiếp tục được cả lớp tín nhiệm, giao cho anh trọng trách đónrước thầy cô ở Sài Gòn. Bao giờ cũng vậy, anh Tất đưa thầy cô dạo quanh phốBiên một vòng, trước khi trở về điểm hẹn. Đến với các anh Mười Bê Bốn năm naycó quí thầy cô: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến,Khương Thị Bàn, Nguyễn Văn Có, Nguyễn Viết Long. Riêng cô ĐinhThị Hòa đang đi du lịch với con cháu, và thầy Nguyễn Tấn Hoan đang điềutrị bệnh, đã không đến được với đám học trò cũ lần này.

10_b4-_h_3-large

Hàng ngồi : ThầyNguyễn Văn Có, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Viết Long, cô Khương Thị Bàn, thầyĐinh Hữu Quyến.

10_b4-_h_2-large

Hàng ngồi: ThầyNguyễn Văn Có, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Viết Long, cô Khương Thị Bàn, thầyĐinh Hữu Quyến.

Hàng đứng: Nghiêm Văn Hải,Nguyễn Ngọc Sa, Nguyễn Văn Tất, Vũ Đại Thành, Lê Thanh Danh, Phan Minh Châu,

Trần Anh Dũng ( phía sau Châu), Nguyễn Thành Danh, Diệp Hoàng Mai, Nguyễn VănPhùng, Hồ Văn Hòa Bình,

Đào Tấn Ngọc, Nguyễn Hữu Hùng (phía sau Ngọc), NguyễnVăn Cảnh, Nguyễn Văn Sấm, Hồ Văn Cao, Ngô Tấn Lộc.

Chỉlà buổi họp mặt thân mật thường niên, nhưng các anh Mười Bê Bốn luôn rạch ròihai phần Lễ – Hội. Ly rượu Lễ đầu tiên, anh Nguyễn Văn Sấm thay mặt cả lớp mời quíthầy cô, với lời chúc sức khỏe “Kính mong thầy cô vạn thọ – đại vạn thọ, để cựuhọc sinh Mười Bê Bốn còn được nhiều lần đón tiếp thầy cô…”

Chínly rượu kế tiếp, các anh rót mời chín người bạn học cũ đã qua đời, gồm các anh:Bùi Đức Chung, Hồ Hoàng Cương, Trần VănChim, Dương Ngọc Mai, Nguyễn Hồng Phúc B, Nguyễn Hồng Thanh, Vũ Mạnh Tiến, LêVăn Tình, Bùi Hoàng Tuấn. Thầy Đinh Hữu Quyến thay mặt tất cả mọingười, nâng ly rượu mời chín đứa học trò vắn số … Phần rượu ngon còn lại, cácanh cựu Mười Bê Bốn xoay vòng chúc tụng lẫn nhau…

10_b4-_h_4-large
10_b4-_h_5-large

Chuyểnsang phần Hội, anh Nghiêm Hải chưa kịp nắn phím so dây, thầy Đinh Hữu Quyến đãbắt nhịp bài ca quen thuộc “Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn, đường dàingút ngàn chỉ một trận cười vang vang …” rồi. Không để tiếng hát của “Gấu Hăng– Đinh Hữu Quyến ” lẻ loi, anh em tôi vội vàng hòa giọng … “vừa ca, vừa la,vừa hét ” ầm ĩ… Có rượu ngon, có bạn hiền, có thầy cô giáo cũ thân thương … Mấyông anh cựu Mười Bê Bốn la đà “Trở về dòng sông tuổi thơ”, bắt đầu “quậy” muốnđục ngầu bến nước Đồng Nai…

10_b4-_h_6-large

Tôinhớ ngày xưa, lớp Mười Bê Bốn có nhiều “ca sĩ” rất ư nổi tiếng. Vậy mà bi giờ, dườngnhư vẫn chưa mấy ai biết tiếng của các anh ( ?!...) Cho nên chương trình văn nghệ của lớp đàn anh,rất đình đám nhưng chỉ để dành … hát cho nhau nghe mà thôi. Không thuộc lời,nên anh nào cũng hát “ bài ca liên khúc” – mỗi người hát một khúc – rồi ráp lạithành bài. Từ “ Tình khúc cho em” của Lê Uyên – Phương, đến “Hãy yêu nhau đi“& “Gọi tên bốn mùa” của Trịnh Công Sơn. Từ “Niệm khúc cuối” của Ngô ThụyMiên đến “Thà như giọt mưa” & “Em hiền như Maseour” của Phạm Duy &Nguyễn Tất Nhiên. Tôi ham vui, bài nào cũng lao theo các anh, hát … bất chấpnhạc. Đến lúc anh Hải dạo bài “Trả lại em yêu” thì mấy anh em mời thầy NguyễnViết Long hát cùng, để nhớ về “Khung trời đại học, con đường Duy Tân, cây dàibóng mát…” một thời thầy gắn bó… Chếnh choáng men rượu nồng, thầy Long còn đọcthơ “ Say ” tặng đồng nghiệp cũ, học tròxưa:

Khi say rồi,ta nhớ lại người xưa,

Yên Đỗ, Tú Xương bỗng như gần gũi…

Này cụ Nguyễn Du, này anh Phạm Thái,

Hãy cùng ta nhắp chén gật gù say…

Sứckhỏe của thầy Nguyễn Văn Có tuy chưa phục hồi sau lần đổ bệnh, nhưng trướcnhiệt tình của đám học trò Mười Bê Bốn, thầy không thể nào từ chối đến với ngàyhọp mặt ấm áp ân tình của các anh:

Bao giờ quên được trò năm cũ,

Bao giờ quên được mái trường xưa?..

Mộtmón quà nho nhỏ, các anh trân trọng gửi thầy cô trước giờ tạm biệt. Anh Nguyễn VănSấm thay mặt lớp bày tỏ lời tri ân với quí thầy cô: “… Mấy mươi năm qua, đám học trò lớp Mười Bê Bốn nghịch ngợm ngày nào nayđầu đã bạc. Tụi con có đứa thành công, có đứa thành danh, có đứa không…Nhưng chắc chắn một điều, tất cả học trò Mười Bê Bốn của thầy cô đều đã thànhNhân, từ những lời dạy dỗ của thầy cô dành cho học trò Mười bê Bốn khi xưa.…”

10_b4-_h_7-large

Nângly tạm biệt, anh Vũ Đại Thành nhận “chức” trưởng ban tổ chức cho lần họp mặtnăm 2015. Địa điểm họp, được tân trưởng ban “phán” luôn: “ Tư gia của tui, tại cù lao Bạch Đằng thuộc huyệnTân Uyên, tỉnh Bình Dương …”

Tháng04/2014

Diệp Hoàng Mai

NHƯ GIẤC CHIÊM BAO

co_huynh_thi_tam_xua-content
co_huynh_thi_tam_nay-content

Cô Huỳnh Thị Tâm Xưa và Nay

Thầy Phạm Đức Bảo có lần hỏi tôi:

- Này, em có gặp cô Huỳnh Thị Tâm không?

- Em có đi tìm cô Tâm, nhưng chưa gặp. Có lẽ cô đi nước ngoài rồi thầy ơi!...

- Không, cô Tâm vẫncòn ở Sài Gòn này này…

Nhưng địa chỉ và số điện thoại của cô Tâm, thì thầy hiệu trưởng lắc đầu : “Tôi chịu!...”

Cho đến một ngày cuối tháng tư – trước cổng căn nhà nhỏ xinh trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 – hai cô trò ngỡ ngàng khi gặp lại nhau. Cô Tâm không thể nào nhớ tôi, cô học trò lớp đệ Thất hai (NK 1968 –1969) của bốn mươi sáu năm về trước. Nhưng tôi – ngay lần đầu học môn Việt Văn bậc trung học – quá ấn tượng với bài giảng “Tính tiền đi chợ ” của cô giáo Huỳnh Thị Tâm, nên tôi nhớ cô hoài. Hôm gặp lại cô, tôi vui quá bèn đọc một lèo bài thơ mà khi xưa, cô bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng…

Một quan tiền tốt mang đi,

Nàng mua những gì mà tính chẳng ra?

Thoạt tiên mua ba tiền gà,

Tiền rưỡi gạonếp với ba đồng trầu.

Trở lại muasáu đồng cau ...

Tôi kể với cô, tôi đã hỏi thăm nhiều thầy cô giáo cũ, với mong muốn thăm lại cô rất lâu rồi. Nhưng có lẽ phải đến lúc “Ông Trời chịu bật đèn xanh, em mới được gặplại cô….” Cô cười hỏi tôi:

- Em không biết nhà của cô ở Cù Lao Phố hay sao?

- Hồi đó em còn nhỏ quá, gần như em không biết nhà thầy cô nào cả. Sau này do thời cuộc, thầy cô và bạn bè bị lưu lạc khắp nơi. Em nhớ cô, nhưng em không biết tìm cô ở đâu? Nhờ câu chuyện quanh “Tấm hình cũ” với cô Đào Thị Nga, cô Nga mới cho em biết chị Huỳnh Thị Mỹ – em gái của cô Tâm – đang ở Cù Lao Phố…

co_tam_nq-large
co_tam_giua_san_truong-content
co_tam_trong_lop_hoc-content

Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Năm 1970 cô lập gia đình, chuyển về Sài Gòn tiếp tục dạy học. Năm 1992 cô Tâm nghỉ hưu, và từ đó đến nay – đã hai mươi hai năm –cô Tâm không còn đứng trên bục giảng nữa. Nên khi gặp lại đứa học trò “vừa quá cũ, vừa quá già” sau bao ngày xa cách, cô Tâm “quá bất ngờ” là tất nhiênrồi!...

Bốn mươi sáu năm dài dằng dặc đã trôi qua, nhưng tôi vẫn tìm thấy nơi cô giáo cũ của tôi những nét thân thương quen thuộc. Vóc dángvị giáo sư Việt Văn đầu đời của tôi, vẫn mảnh mai gầy yếu như ngày nào. Và giọng nói của cô, vẫn nhẹ nhàng cuốn hút tôi vào câu chuyện y như ngày xửa ngày xưa…

co_huynh_thi_tam__mai-content

Hỏi lại số tuổi của tôi lần nữa, cô Tâm nhẩm phép toán trừ – từ thời điểm cô trò “gặp” nhau nơi mái trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa – rồi khẽ khàng nói với tôi:

- Thời gian trôiqua nhanh quá, phải không em? Từ lúc cô về trường Ngô Quyền dạy học đến giờ, tính ra đã gần nửa thế kỷ. Bây giờ nhớ lại, cô giật mình tưởng mình vừa qua một giấc chiêm bao…

Tháng 04/2014

Diệp Hoàng Mai

VĨNH BIỆT THẦY LÊ VÂN GIÁP

thay_giap_xua-large-content
thay_giap_nay-large-content

Hình Thầy Lê Vân Giáp xưa và nay

Thầy Lâm Tấn Văn đưa chúng tôi đến thăm gia đình thầy Lê Vân Giáp, giữa buổi trưa hè đổ nắng. Vừa hay tin thầy qua đời, Dung Phùng và tôi nhờ thầy Văn giúp chúng tôi thực hiện một nghĩa cử nho nhỏ – nhằm bày tỏ tấm lòng trò xưa đối với thầy xưa – của những cựu học sinh trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa…

- Mấy em này là cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa, vừa hay tin anh Giáp mất, mấy em muốn đến thắp nhang cho thầy giáo cũ…

Chị Lê Thị Lan Anh – trưởng nữ của thầy Lê Vân Giáp – ngậm ngùi nói với chúng tôi:

- Muộn quá rồi, ba tôi qua đời đã hơn hai năm nay. Trước đó ba tôi bị tai biến, điều trị mất mấy năm mới về với Chúa…

Nhà thầy Văn tuy chung đường, nhưng khác ngõ với nhà thầy Giáp. Thời gian này thầy Văn cũng đổ bệnh phải điều trị dài ngày, vì vậy thầy Văn không hay tin thầy Lê Vân Giáp qua đời. Vừa hay tin buồn về đồng nghiệp cũ được vài ngày nay, thầy Văn thông tin cho tôi biết.

Dung Phùng xếp trái cây ra đĩa, trân trọng đặt lên bàn thờ thầy Lê Vân Giáp. Thầy Lâm Tấn Văn thắp nén nhang viếng đồng nghiệp cũ. Dung và tôi cùng thắp nhang gửi thầy xưa lời vĩnh biệt muộn màng.

Cô cho chúng tôi biết, thầy Giáp nghỉ dạy học sau thời gian học tập cải tạo. Thầy nhận sửa TV tại nhà, phụ với cô buôn bán lo lắng đàn con. Tuy không được học với thầy Lê Vân Giáp, nhưng tôi vẫn nhớ và nhận ngay ra thầy, khi chị Lan Anh cho tôi xem tấm hình xưa thầy Giáp chụp ở trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.

thay_giap_hsnq-large

Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …

Tháng 04/2014

Diệp Hoàng Mai