Tìm hiểu về tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Có thể nhận thấy được điều này trong việc quy mô chi tiêu đầu tư công được mở rộng liên tục, tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội và trên GDP đã giảm dần.

Tuy nhiên ngoài những thành công đạt được có thể nhìn thấy rõ rằng việc tái cơ cấu đầu tư công ở nước ta hiện nay còn diễn ra khá chậm và chưa đạt được như kỳ vọng, tình trạng đầu tư còn chưa được khắc phục một cách triệt để. Chính vì vậy để có cái nhìn tổng thể và giải quyết những tồn tại này hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Hiện nay, những người làm về kinh tế định nghĩa đầu tư công chính là chi tiêu của Nhà nước nhằm tăng lượng vốn vật chất và vốn con người. Ngoài ra còn làm tăng sản lượng tiềm năng của quốc gia ở thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, cơ cấu đầu tư công được hiểu là việc tập hợp các khoản chi đầu tư của Nhà nước cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, với tỷ trọng khác nhau trong tổng chi tiêu của Nhà nước cho đầu tư.

Với định nghĩa đầu tư công có thể rút ra được việc tái cơ cấu đầu tư công ở nước ta hiện nay chính là điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hiện tại sang một cơ cấu đầu tư công khác với khả năng và quá trình hợp lý hơn. Việc tái cơ cấu sẽ gắn liền với tăng trưởng kinh tế bền vững. Và tái cơ cấu bền vững cũng chính là việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hướng tới thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững trong điều kiện môi trường được bảo đảm ở thời điểm hiện tại.

Thực trạng tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam

Tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội

Xét về tái cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội, theo số liệu thống kê, vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017 chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ năm 2011 đến nay có thể nhận thấy chi đầu tư công liên tục tăng, đặc biệt là trong năm 2017, chi đầu tư công cao gấp 1,74 lần so với năm 2011 theo như số liệu hiện hành.

Trong những năm gần đây việc tái cơ cấu có mục tiêu giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này có thể được nhận thấy do số vốn tăng tuy nhiên tỷ trọng chi đầu tư công lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây.


Tái cơ cấu chi đầu tư công theo nguồn vốn

Xét về tái cơ cấu đầu tư công theo nguồn vốn, có thể nhận thấy rõ rằng Chính phủ đã dành ngân sách lớn cho đầu tư. Việc này được nhận định khi hàng năm, Nhà nước đã chi cho đầu tư hơn 200.000 tỷ đồng trong ngân sách hiện có. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ chiếm tỷ trọng từ hơn 40% đến hơn 50% tổng chi đầu tư công.

Chi đầu tư từ nguồn vốn chỉ đứng sau chi đầu tư nguồn ngân sách nhà nước. Chi đầu tư nguồn vốn thông thường sẽ là trái phiếu chính phủ. Điều này được thể hiện rõ qua năm 2011 khi Chính phủ đã quyết định đầu tư 114.085 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho hạng mục này. Tức là sẽ chiếm 33,4% tổng chi đầu tư công. Đặc biệt trong những năm tiếp theo thì chi đầu tư từ vốn vay cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng chi đầu tư công.

Xét về con số tuyệt đối, chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước khá ổn định. Chỉ trừ năm 2011 thì hầu hết duy trì ở mức hơn 200.000 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì chi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước lại có xu hướng giảm còn về chi đầu tư từ vốn vay và vốn của các các doanh nghiệp nhà nước thì lại có xu hướng tăng.

Tái cơ cấu đầu tư công trong các ngành

Trong giai đoạn này, các ngành có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công cao là sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, cung cấp nước, vận tải, kho bãi, giáo dục, đào tạo, điều hòa không khí, hoạt động quản lý và xử lý rác thải;; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. Những ngành có tốc độ tăng vốn đầu tư thấp sẽ là những ngành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và chế tạo.

>>> https://meeyland.com/tu-van-luat/tai-co-cau-dau-tu-cong/