Những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

Dựa vào định nghĩa ở trên, có thể thấy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có tính chất và đặc điểm khác biệt so với các hoạt động đầu tư khác, cụ thể như sau:

Gắn liền với đất xây dựng công trình

Các công trình xây dựng cơ bản đa số đều gắn liền với đất đai và khi đã hoàn thành công trình thì sản phẩm đầu tư khó có thể di chuyển đi nơi khác.. Chính vì thế trước khi đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản cần phải được quy hoạch cụ thể. Đồng thời công tác quản lý vốn đầu tư cũng phải được xác định và phê duyệt dựa vào bảng dự toán đầu tư.

Tính đơn chiếc của sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản

Đặc thù của sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là luôn phải chịu tác động của các yếu tố xung quanh như địa hình, địa chất, khí hậu,… Do đó, các sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản không thể được sản xuất hàng loạt theo một dây chuyền nhất định. Thậm chí cấu phần ngay trong cùng một công trình xây dựng cũng không hề giống nhau hoàn toàn về mặt thiết kế hoặc kiểu cách,…

Có vốn đầu tư lớn, được tạo ra trong thời gian dài

Với mục đích sản xuất phục vụ nhu cầu sử dụng chung của toàn xã hội, các công trình đầu tư xây dựng cơ bản đều được tạo ra trong thời gian dài và có quy mô, vốn đầu tư lớn. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là vốn từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn có nguồn do đóng góp tự nguyện của tư nhân vì lợi ích cộng đồng và vốn đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp từ nước ngoài.

Do sở hữu nguồn vốn đầu tư lớn nên đòi hỏi quá trình xây dựng cơ bản phải có biện pháp quản lý phù hợp. Điều này góp phần đảm bảo tiền vốn được sử dụng hiệu quả, không bị ứ đọng hoặc thất thoát. Từ đó các công trình đầu tư xây dựng mới có thể hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng như kế hoạch đề ra ban đầu.

>>> Xem thêm: https://meeyland.com/loi-khuyen/dau-tu-xay-dung-co-ban/