Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng sự tự nguyện, khách quan, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Để hòa giải tranh chấp đất đai đạt được hiệu quả, phát huy vai trò ở cấp cơ sở, UBND xã, phường, thị trấn Luật Hòa giải cơ sở, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2004/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai đã quy định thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai phải được tiến hành như sau:
Khi tranh chấp đất đai xảy ra thì các bên phải tự hòa giải, thực chất là việc các bên tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, tự thương lượng và thỏa thuận với nhau về ẩn đề đang tranh chấp (khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013).
Đây là thủ tục đầu tiên đê các bên tiến hành thủ tục tiếp theo là hòa giải ở tổ hòa giải. Ở giai đoạn này trên phương diện pháp lý Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự định đoạt của các bên tranh chấp.
Trong trường hợp không thoả thuận được thì thông qua hoà giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục hòa giải ở cơ sở được thực hiện trước đây theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở. Thủ tục được tiến hành cụ thể như sau:
Về người tiến hành hòa giải: Việc hòa giải có thể do một hòa giải viên hoặc một số người trong tổ hòa giải tiến hành. Hòa giải viên ở cơ sở sẽ tiến hành hòa giải khi có một trong những căn cứ nên trên, tuy nhiên nhiều khi các bên không thống nhất lựa chọn được hòa giải viên thì Tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải.
Đồng thời, Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải. Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.