Post date: Oct 17, 2012 5:9:45 PM
Phu nhân tướng Nguyễn Cao Kỳ
Câu Chuyện Tháng 4-2003, Từ Phu Nhân Đến Ca Sĩ: Nói Với Bà Đặng Tuyết Mai 'Giai Nhân Bên Chính Trường' Sử liệu bằng lời nói - thứ Bảy 19 tháng 4-2003
(Phần giới thiệu của Giao Chỉ - San Jose): Hai mươi bảy năm qua, mỗi người trong chúng tađều có riêng một ngày 30 tháng 4-1975 để nhớ lạị Năm nay chúng tôi gửiđến quý vị một tài liệu mớị Trải qua những cuộc binh đao, dâu bể, các nhân vật của thời đại thường nói rằng mọi chuyện để lịch sử phán xét.Đó là những lời nói rất trừu tươ.ng. Lịch sử là aỉ Sẽ xét xử bằng cách nàỏ Đất nước ta trải qua 100 năm Trịnh Nguyễn phân tranh. Lịch sử nào sẽ định công luận tội hai bên. Bởi vì chúng ta không còn đủ các dữkiện. Rồi đây 100 năm sau, lịch sử cuộc chiến Nam Bắc của thời 54-75 cũng sẽ phai mờ. Nếu các dữ kiện không được ghi lại một cách trung thực và công bình từ mọi phíạ
Do đó, lần này quý vị sẽ cùng chúng tôi nghe những tin tức và nhận xét của một phụ nữ sinh ra từ miền Bắc, trưởng thành ở miền Nam đã sống bên cạnh chính trường miền Nam Việt Nam, nói về cuộc đời và đất nước. Qua phần hỏi chuyện của các ông Phạm Phú Nam ở San Jose, ông Nam Lộc ở Orange County và do ông Nguyễn Tường Tâm dẫn giải, chúng ta sẽ được nghe nhiều chuyện lý thú. Chuyện nhà, chuyện nước. Chuyện sân khấu chính trị và chuyện sân khấu kịch trường. Thật là ngẫu nhiên của lịch sử mà ngày xưa miền Bắc có bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ khuynh đảo vương phủ của chúa Tri.nh. Rồi đến thời nay miền Nam có hoa khôi hàng không Đặng Tuyết Mai trở thành phu nhân Thủ tướng.
Trong câu chuyện trọn vẹn một giờ, bà Tuyết Mai sẽ nói về tất cả mọi vấn đề.Từ tình duyên, gia đạo, chuyện Tuyết Mai và Kỳ Duyên. Chuyện tình cũ và chuyện duyên mớị Nói về đảo chính, về bầu cử, về ông Thiệụ Chuyện ông Kỳ đã đến với bà ra sao và đã chia tay như thế nàọ Tại sao lại có tin bà tự tử ở Phi Luật Tân và tại sao ông Kỳ lại không ở lại tự tử ở Sài Gòn. Bà nói về Đại tướng Cao Văn Viên, về Trung tướng Trần Văn Minh. Những người đã chết và những người còn sống. Bà nói về người Mỹ và bà nói về người lính, người vợ lính. Bà đã đem đi Mỹ được bao nhiêu tiền,được Mỹ đón tiếp ra saọ Về chuyện đàn bà, bà Tuyết Mai bàn về sửa sắcđẹp, ghen tuông, làm ca sĩ, đòi tiền thù lao. Và đặc biệt hơn hết, khi nói về tướng Kỳ với những khẩu khí của ông, những hệ lụy cuộc đời chính trị, bà đã giãi bày trung thực những ý nghĩa thành bại của một người anh hùng mà bà đã một thời kết nghĩa vợ chồng.
Nếu 30 tháng 4 mỗi năm là lúc các vị lãnh đạo miền Nam lại được nhắc đến trước tòa án công luận thì riêng năm nay, với những lời chân tình hết sức thành thật, luật sư thành công nhất của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ lại chính là bà vợ cũ của ông.
Đối với chúng tôi, đại diện cho thành phần công luận già nua cũ kỹ còn lại của cuộc chiến chưa quên, nếu bây giờ những dữ kiện chân thực chưa được nói ra thì còn chờ đến bao giờ.
Sau bao nhiêu năm chờ đợi, hôm nay chúng ta nghe chuyện chính trị từ một phụ nữ, đã một thời tài sắc của sân khấu chính trị và ngày nay lại muốn bắt đầu trên sân khấu văn nghê..
Vào Cuối thế kỷ 20, con sông Bến Hải chia đôi đất nước. Thiếu Tướng Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, đi máy bay Hàng Không Việt Nam, gặp nàng tiếp viên hoa khôi Đặng Tuyết Mai bèn hỏi làm vơ.. Đám cưới năm 64 tại Khách sạn Caravelle nổi danh của Sài Gòn hoa lê.. Thủ Tướng Trần Văn Hương đi bao thơ 200 ngàn. Tướng Nguyễn Khánh mừng 1 chiếc Falcon 60, lúc đó giai nhân 23 tuổị Năm sau Bà trở thành Thủ Tướng Phu Nhân. Tiếp theo là Phu Nhân Phó Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòạ Ngày nay, sống tại hải ngoại, sau khi chia tay với Tướng Kỳ, Bà muốn sống một cuộc đời bình thường của một người dân di tản, và đôi khi bà muốn làm ca sĩ.
Radio Dân Sinh của chúng tôi đã có cơ hội nói chuyện trực tiếp với Bà Tuyết Mai do Phạm Phú Nam phỏng vấn và đồng thời trích lại một số tài liệu trong phần mạnđàm của MC Nam Lộc để hoàn tất chương trình phát thanh đặc biệt về một cựu phu nhân VNCH.
Cũng như Vương Phi họ Đặng của thế kỷ 18 ởthành Thăng Long, phu nhân Đặng Tuyết Mai là người có môt thời sống cuộc đời ngoại hạng ở Sài Gòn. Trong các cuộc duyệt binh hay thăm tiềnđồn, thủ tướng Kỳ và phu nhân đều mặc đồ bay màu đen, quàng khăn màu tím. Các tướng lãnh Việt Mỹ và đồng minh trên khán đài đồng loạt đứng lên chào khi ông bà đi ngang quạ Thiếu tá tùy viên của Tướng Westemorland đã nói rằng ông Kỳ là người cực kỳ may mắn. Con người làm chủ Saigon hoa lệ và làm chủ cả hoa khôi Saigon. Trước khi lấy bà Tuyết Mai, báo chí Vietnam gọi ông Kỳ là Lady Killer. Nhân dịp tướng Kỳ và tướng De Gaulle cùng đến Hoa Thịnh Đốn dự tang lễ Tổng Thống Eisenhower. Báo chí Mỹ hỏi De Gaulle về Kỳ. De Gaulle hỏi lại: Kỳ là aịQui est Kỳ. Báo Mỹ hỏi lại Kỳ. Ông Kỳ trả lời: Kỳ là Kỳ, Kỳ trẻ hơn De Gaulle và có vợ đẹp hơn. Quả thực Đặng Thị Huệ và Đặng Tuyết Mai đều là những người đẹp một thời nổi danh tài sắc. Ngày xưa Đặng thị Huệ là nhà thơ phu nhân, ngày nay Đặng Tuyết Mai là phu nhân ca sĩ.
16). Bà suy nghĩ gì về cung cách thường ăn to nói lớn theo kiểu đại ngôn của ông Kỳ.
Bà Tuyết Mai: "Anh Kỳ nổi tiếng là cái người rất là... anh ấy thật lắm, nói một tiếng nôm na là rất là ruột ngựạ Vâng, và chính tôi ở nhà tôi vẫn thường hay nói đùa là: Bố ạ, Bố có một cái thiên tài là Bố tựthắt thòng lọng rôì bố chui cổ bố vàọ Ảnh không có những thớ lơ nhưng mà ảnh nói với tất cả cái lòng thật, cái lòng thành".
17). Xin bà cho biết về hoàn cảnh của ông bà lúc hết quyền hành và vai trò "ngồi chơi sơi nước" trong 4 năm sau cùng.
Bà Tuyết Mai: "Thì anh nhớ rằng khi mà anh Kỳ làm Phó Tổng Thốngđó, rồi thì xảy ra cái vụ mà đạn trực thăng bắn nhầm, bao nhiêu là người phe phái của anh Kỳ rồi thì bao nhiêu những chân tay của anh Kỳbị chặt hết, có thể chúng tôi lúc bấy giờ đúng là ngồi chơi xơi nước, và sau hết nhiệm kỳ đó, chúng tôi không ra liên danh thêm với anh Thiệu nữạ Thì chúng tôi đã rút lên trên Khánh Dương làm nông trại, sống mộtđời rất là bình thản ở trên đó thôi, xa lánh giang hồ các thứ. Thế thì nhiều người bây giờ cứ hay đổ cho anh Kỳ nhưng mà nên nhớ rằng 4 năm sau, anh Kỳ không còn ở trong Chính quyền nữa và chúng tôi bị chặt hết cả các phương tiện để mà biết tình hình nó như thế nào nữạ Chúng tôi bịra ngoài cái chuyện đó rôì, thành ra anh Kỳ vẫn là cái người gọi là anh hùng tính, thành ra vẫn cứ hay đi đến đâu cũng hay, vâng, nhận trách nhiệm đó là của tôị Tôi thấy phải trả ra lại anh ấy cái sự thật, 4 năm sau anh ấy không còn làm gì nữa mà đất nước có thể mất ngay trong một ngày nếu mà cái ngày đó thua trận mà cứ rút chạy như thế thì có thểthua ngay trong một ngày, anh Kỳ không có trách nhiệm trực tiếp gì trong cái ngày cuối cùng đó cả, thành ra xin qúy vị miễn kết án và đỗtội cho anh trong những cái ngày cuối cùng đó. Anh ấy khi được giao tổchức được Quốc hội, đã lập được Chính phủ, đã có các thứ và nếu mà còn nhiều thời gian, thì tôi có thể đi vào details, để kể qúy vị nghe làm thế nào anh Kỳ diệt trừ được nhũng cái nạn tham nhũng, dấu gạo, dấu những... mấy ông Tàu ở trong Chợ lớn đó anh, vâng, goị là gì nhỉ...gian thương. Bao nhiêu những chuyện khó khăn đó mà cùng môt lúc anh Kỳmới có 35 tuổi đầu thôi, lúc đó rất là trẻ, anh giải quyết hết được những cái chuyện đó và hôm nay tôi cũng nhắc nhở cho qúy vị biết là anh Kỳ ở trên cái địa vị đó, có bao nhiêu lần những người đã đề nghị mua chuộc anh bao nhiêu tiền mà anh Kỳ vẫn lắc đầu từ chối và cho đến giờphút này chúng tôi vẫn hãnh diện về chuyện đó. Anh Kỳ không có trách nhiệm gì trong cái ngày mất nước về sau nữa đâu".
18. Theo bà nghĩ Việt Nam Cộng Hòa bị mất là lỗi của aỉ
Bà Tuyết Mai: "Thưa bây giờ, tôi không dám nói rằng quy vào lỗi của một cá nhân nào hết nhưng mà khi một trận chiến thua như vậy thì nó phải có một sự sai lầm ở một chỗ nào đó thì bây giờ nếu khi mà giặc nóđến nhà thì những cơ quan, những người đầu tiên phải chống giặc là quânđội, những vị chỉ huy quân đội là những aị Đó, thì bây giờ mình chỉ suy nghĩ thế thôi nhưng mà sau khi sống ở bên này hai mươi mấy năm rôì thì tôi hiểu được rằng Quân đội Việt nam không thua, chúng ta đã thua ởWashington, chúng ta đã thua ở những cái người đồng minh của chúng tađã quyết định chúng ta như anh vừa mới nói đó. Chúng mình chỉ là những con xe, người ta đã thí con xe của chúng mình và tất cả những xương máuđó của đồng bào cũng như của binh sĩ đã chết một cách rất oan uổng và chúng ta, thân phận là một con xe, một con tốt thí thôị Chúng ta thua ởchỗ đó, và bây giờ cái câu chuyện này là phải có tất cả cái ban điều tra và xử xét sau này với nhiều yếu tố để có thể quy định bây giờ là lỗi tại aị Bây giờ tôi chỉ là chứng nhân thôi, tôi nói cho anh nghe những cái tôi nghe được, nhìn thấy rõ thôi, không dám đỗ lỗi cho ai hết".
19). Bà cùng gia đình đã ra đi vào ngày 28 tháng 4. Xin Bà đã cho biết thêm một chút về cuộc sống trong những ngày mới đến Mỹ?
Bà Tuyết Mai: "Cái ngày 28 chúng tôi đi thì trong tay chúng tôi chỉcó 10.000 đô la mà thôi, tại vì trước đó, 10.000 đô la là do tiền đểdành được trong những chuyến công du đó, thưa anh. Mỗi lần công du, thì Chính phủ trích ra một số tiền để mình chi tiêu trong những lúc mình công du, thì đó là những cái tiền chúng tôi dành dụm được còn dư, chúng tôi không chi tiêu đến nhiều, tôi để dành được có 10.000 đô la thôị Thìđem đi sang bên Mỹ, tưởng rằng là người Mỹ sẽ giúp đỡ cho mình cái gì như là lời của ông Tướng Minh nói đó hóa ra họ chẳng có một cái chương trìng gì để giúp đỡ như là lời... thì chính anh Trần Văn Minh cũng chẳng được hưởng gì như người Mỹ đã hứa hẹn, vâng. Chúng tôi bị quăng ra đến Washington D.C, không được vào ở trong trại, không được học cách thức sống ở một xã hội mới, cũng không có một cơ quan Mỹ nào ra đón hết... Thì có mấy người bạn ra đón mà không có nhà ai là chứa được 14 người hết, thì chúng tôi thuê 3 cái phòng hotel rất là rẻ tiền ởWashington D.C. Thì mỗi một ngày, kể chuyện vui thôi, mẹ tôi thì rất là tằn tiện, cho mua mỗi ngày có hai ổ sandwich với một ít ham gì đó mà ăn cho đến 3 tuần lễ ở đấy, nhưng mà mọi người đều biết tôi chỉ có 10.000đô la thôi, không nhà, không cửa, không một phương tiện gì hết, không có ai giúp đỡ được gì hết và sau cuối cùng thì đi thuê được một cái nhà, phải nói dối mãi 5 người thôi thì họ mới cho thuê, phải bỏ ít tiền ra mua một cái xe spacer, anh có nhớ cái xe spacer hồi xưa không, chởcó khoảng 10 người trên xe đó, và bạn bè, người cho cái đệm, người cho cái canape, sofa này kia, tủ lạnh các thứ đi xin nhưng mà lúc đó đi học các cháu cũng không biết đi xin tiền grant hay là cái gì hết thành ra hôm đó anh Kỳ ở đâu, tôi cũng mất liên lạc luôn. Mẹ con chúng tôi nhào vô, tôi cũng đi làm các việc lao động để mà kiếm tiền, các em tôi cũng làm busboy, các con cũng làm nhào hết cả vô để mà sinh còn lúc đó, chẳng có cái gì đặc biệt hết..."
1). Đây là buổi phỏng vấn với nhiều câu hỏi khó khăn và trực tiếp, chúng tôi đã xin được cáo lỗi trước. Xin bà cho biết có sẵn sàng trả lời tất cả không? Bà Tuyết Mai: " Tôi nói hết sức thật với lòng mình, vâng tôi sẽ nói hết sức thật với lòng mình và tôi nói với cái tâm trạng của một chứng nhân đi bên cạnh anh Kỳ". 2). Phần lớn chúng ta đều tò mò muốn biết vì hoàn cảnh nào đã làm bà bằng lòng lấy ông Kỳ, lúc đó ông mới ly dị vợ có 5 con, và trước đó ông Kỳ là người nổi tiếng bay bướm. Bà Tuyết Mai: "Thưa anh, hồi đó có, phải nói là anh Kỳ cũng là một người ăn nói và tán rất là giỏi và lúc đó trong tay anh lại có tất cả những phương tiện để mà làm chóa mắt tất cả những người thiếu nữ nào được anh để ý đến. Chẳng hạn như anh mời tôi tối nay đi ăn cơm ở Singaporẹ Hay là lấy máy bay chạy lên Đà lạt ăn uống. Hay là rằm tháng 8 thì đem nước trà sen và bánh trái bay lên tận gần mặt trăng để mà thưởng trăng chẳng hạn. Tất cả những cái chuyện đó. Hay là bay đến đâu chưa vào đến Hotel đã có hoa gửi đến. Thì những sự đó làm mình cũng bị choáng ngợp và cũng bị xúc động, có, một trong những lý do đó..."
3). Xin bà cho biết về thời gian và hoàn cảnh lập gia đình với tướng Kỳ.
Bà Tuyết Mai: " Vâng, cuộc đời trước của tôi thì như mọi người đã biết, tôi là vợ của anh Nguyễn Cao Kỳ từ hồi rất là trẻ. Trong những năm mà anh Kỳ ở Chính quyền thì tôi giữ một vai trò rất là khiêm nhường bên cạnh... Tôi chỉ là cái bóng của anh Kỳ để đi làm những chuyện xã hộị Mục tiêu chính của chúng tôi là đi thăm gia đình vợ con binh sĩ, hay là những viện mồ côị Có thể lâu lâu chạy đến giúp chị Cao Văn Viên trong việc chăm sóc thương phế binh trong nhà thương Cộng Hoà".
4). Phải chăng lúc đó bà trở thành một ngôi sao sáng trong hàng ngũ các phu nhân của VNCH?
Bà Tuyết Mai: " Thưa anh, về cái chuyện ngôi sao sáng thì chắc là tôi không dám nhận đâu vì tôi vẫn nói là tôi chỉ là cái bóng mờ bên cạnh anh Kỳ thôi".
5). Xin bà cho biết đã làm công việc gì vào thời điểm đó?
Bà Tuyết Mai: "Tại vì có những cơ hội để nhìn thấy cái sự thật phũ phàng cuả cái... Tôi nói riêng về những gia đình binh sĩ chẳng hạn, họ thiếu thốn vô cùng. Chồng thì ra mặt trận mà vợ thì ở nhà, 5, 6 con có đến lương tướng còn không đủ để mà sống trong gia đình nữa là lương của lính. Thành ra có những trường hợp rất là đau thương. Tôi được cơ hội thấy tận mắt những chuyện đó hoặc là những trại mồ côi, đặc biệt là ở Gò vấp, Thủ thiêm. Tôi có sponsor đặc biệt hai trại mồ côi bằng cách là tôi cứ lẳng lặng vào những ngày rãnh rỗi cứ phóng xe với một người cận vệ đi thẳng đến đó. Đem quần áo, thuốc men hay là sữa, kẹo bánh gì cho con nít. Tôi cứ lẳng lặng đến phụ giúp với họ như là một người volunteer để giúp đỡ tắm rửa cho các em bé."
6). Ngày xưa ở Sài gòn, báo chí loan tin trước khi tướng Kỳ nhận lời làm Thủ Tướng do Hội Đồng tướng lãnh ủy nhiệm, ông có tuyên bố là xin phép để về hỏi ý kiến phu nhân. Câu chuyện này nói lên tầm ảnh hưởng của bà trong công việc tham chính của ông Kỳ. Xin cho biết hoàn cảnh của bà từ lúc là phu nhân tại chức cho đến lúc ông Kỳ hết quyền hành.
Bà Tuyết Mai: "Bản tính của tôi từ xưa đến nay và tất cả các bạn đã biết tôi từ ngày nhỏ thì vẫn nói rằng tôi vẫn y như thế. Không phải vì lên làm bà Kỳ tôi lại có một thái độ khác, mà bây giờ xuống không phải là bà Kỳ tôi cũng vẫn thế. Tôi vẫn tự bằng lòng về mình, và thái độ của tôi không hề thay đổi, cũng như nói rằng là lên voi cũng không hãnh diện mà xuống nữa, cũng không bị buồn phiền vì những chuyện đó. Tôi vẫn là tôi và tôi vẫn gần gũi tất cả những người thân. Có hay không là những cơ hội mà mình có gặp nhau hay không thôi".
7). Đặc biệt vào giai đoạn Hội đồng tướng lãnh VNCH hội họp để quyết định về việc thành lập liên danh bầu cử Tổng Thống, trong hoàn cảnh nào mà tướng Kỳ đơn phương quyết định nhường cho tướng Thiệụ
Bà Tuyết Mai: "Khi bầu cử Tổng Thống thì xảy ra cái chuyện là anh Thiệu cũng đòi ra một liên danh nhà binh nữa và anh Kỳ cũng ra với sự ủng hộ của toàn thể quân đội lúc đó và cả người Mỹ nữạ Thế nhưng hai liên danh quân đội thì lúc đó chúng tôi nghĩ sẽ thuạ Thua là thua Trương Đình Du, vâng, là một người có vẻ thân lúc đó gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Có Cộng sản gì đó tôi không biết, nhưng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trở lại cái chuyện đó là các ông Tướng lãnh họp lại để khuyến cáo anh Thiệu là nên rút xuống để nhường cho anh Kỳ. Vâng, vì lúc đó anh Kỳ được lòng dân chúng hơn. Lúc đó ông Thiệu rất là hăng, ông Thiệu bảo là: "Không, tôi có quyền tự do của tôi, là một người công dân tôi có quyền ra ứng cử, mặc dù tôi biết tôi chỉ được có hai phiếu thôi là cuả vợ và con của tôi, tôi vẫn rạ" Thế thì mấy ông này mới nháy nhau, rồi bước vào trong phòng không có ông Thiệu, mấy chục ông Tướng quyết định đi ra nói rằng là như vậy thì sẽ hạ bệ, không biết dùng tiếng này có nặng quá không nhưng mà hạ bệ anh Thiệu xuống để cho anh Kỳ lên. Lúc mà mấy ông dằn di đi ra thì ông Thiệu ổng cảm được chuyện đó ngay ông mới giơ hai tay ra chặn ngay không cho mấy ông tuyên bố gì hết. Ông nói là thôi, các anh em khỏi nói gì nữa, các anh em muốn tôi xuống thì OK tôi xuống. Thì được rồi để moi xuống cho Kỳ rạ Ổng nói như thế và ổng khóc. Và cái chuyện này là có thật 100% vì sau đó tôi đã điều tra các ông Tướng là có thật hay không thì mọi người đều xác nhận là có. Thì anh Kỳ rất là mủi lòng. Nghĩ thì thôi bây giờ Trung Tướng mà đã cương quyết ra như vậy cùng là liên danh nhà binh cả, thì thôi để tôi xuống để Trung Tướng rạ Vì liên danh quân đội là một Trung Tướng cũng vậy mà tôi cũng vậỵ Trung Tướng thích ra thì Trung Tướng ra đị Vì tôi vốn dĩ là một anh chàng chẳng thích làm chuyện chính trị gì cả. Mọi người nói không được, không được, nếu mà ông Thiệu ra thì thuạ Sau đó có một ông Tướng nào đó tuyên bố là: Kỳ à, nếu mà Toa đã nói cái chuyện hy sinh như vậy thì tại sao hai người không ngồi lại với nhau làm một liên danh nữa đi thì may ra mới thắng được. Thì anh Kỳ bảo ok, cũng được. Chỉ có thế thôi, không có một cái pressure nào khác hết, và chuyện này "again" tôi đã điều tra kỹ lắm rôì. Anh Kỳ có lý do khi mà tất cả những anh em, đàn em của anh Kỳ chất vấn anh Kỳ có nói là những ông Tướng ở trong hậu phương mà còn tranh giành nhau như vậy thì làm sao mà những người lính ngoài tiền tuyến đánh nhau được. Mình phải tỏ ra cho họ biết là các Tướng lãnh ở hậu phương cũng đoàn kết. Tôi nhường cái quyền đó, tôi bằng lòng hy sinh đi xuống thì có gì là lạ đâụ Tôi không bao giờ đặt quyền lợi của tôi lên trên bao giờ".
. Chuyển hướng sang những tháng không quên của tháng 4 năm 1975. Xin hỏi rằng, vào thời điểm đó, bà có tiên đoán được tình hình đất nước sẽ đi về đâu không?
Bà Tuyết Mai: "Thưa hoàn toàn không, không biết. Biết rằng là nguy hiểm lắm rồi, từ mất Ban Mê Thuột, xuống đến Nha Trang. Biết là nguy hiểm lắm rồị Vẫn nghỉ#7857ng là mình sẽ rút xuống vùng 4 vì vùng 4 của mình là vựa gạo thóc như thế. Và bây giờ thì tôi không còn được nhớ rõ các số quân trang. Tôi chỉ có nghe loáng thoáng khi mà anh Kỳ briefing với tất cả các sĩ quan hay là với một vài ông tướng. Dự định thì vẫn nghĩ rằng họ có đầy đủ vũ khí cũng như là máy bay, cũng như là xe tăng, cũng như là súng ống để mà chiến đấu nữa".
9). Xin bà cho biết trong hoàn cảnh của năm 75, lúc ông Kỳ toan tính chuyện đảo chánh, chuyện rút về miền tây cố thủ, và sau cùng vì sao đã ra đi giờ chót?
Bà Tuyết Mai: "Thì anh Kỳ có planning ở nhà là rút xuống vùng 4. Trong nhà tôi lúc đó thưa anh là có không biết bao nhiêu là sĩ quan trốn bỏ đơn vi.. Có thể nói lúc đó là những người đào ngũ trốn trong nhà tôị Để chờ đợi xem là nếu anh Kỳ có cần đến động dụng, nếu cần là làm một cú Etat. Một cú đảo chính để cướp lại chính quyền đồng thời phải có những biện pháp gấp rút lên ngăn chặn Ban Mê Thuột. Tại vì mấy lần anh Kỳ volunteer xin anh Thiệu quên hết những việc khác, những hận thù hay là những cái không đồng ý với nhau để cho anh Kỳ lên ngay Ban Mê Thuộc để ngăn chặn. Vì anh Kỳ tuy là lính không quân nhưng xuất thân từ trường võ bị cũng là bộ binh đó, thưa anh, nhưng mà ông Thiệu vẫn từ chốị Nhưng mà thưa anh thế này, lúc đó trước khi anh Kỳ ra đi, anh Kỳ có bay sang bộ Tổng tham mưu rôì gọi vùng 4, gọi tất cả các cơ quan mà anh Kỳ đã liên lạc trước đó để mà tính rằng sẽ cùng nhau rút xuống dưới kiạ Thì bấy giờ quân đội Việt nam hoàn toàn tan vỡ, không còn liên lạc được với ai nữa, không còn một người nào nữa thì thử hỏi rằng anh Kỳ một mình với hai khẩu súng lục sẽ có làm gì được không nếu anh ở lại lúc đó. Tất cả những cái lời hẹn hò cam kết với nhau là giờ đó thì sẽ rút xuống đó nhưng không gọi được ai nữạ Quân đội đã hoàn toàn, tan vỡ, không còn có cách nào để liên lạc gì nữa, thì thử hỏi là nếu anh Kỳ ở lại thì có làm gì được hay không".
10). Nói về chuyện ra đi, xin hỏi về những lời tuyên bố của ông Kỳ kêu gọi quân dân hãy ở lại chiến đấụ Sau đó ông lên máy bay di tản ra tàu Mỹ đậu sẵn ngoài biển đông. Bà nghĩ saỏ
Bà Tuyết Mai: "Cám ơn anh đã cho tôi được có cái cơ hội để nói cái chuyện đó. Thì cái hôm 28, trước khi lúc tôi ra đị Tuy vẫn âm thầm nghĩ rằng mình sẽ quay về đó nhưng mà cái linh tính của đàn bà thì vẫn cảm thấy rằng lỡ mà mất thì saọ Tôi có viết cho nhà tôi một cái thơ, trong đó tôi có nói rằng là nếu Sài gòn thất thủ mà cần phải chạy đị Xin anh hãy lấy cái tinh thần Câu Tiễn. Anh hãy cứ chạy ra ngoài đi để mà tìm cơ hội khác. Lỡ biết đâu mình có được cái cơ hội trở về, còn tôi, tôi đoán, tôi nghĩ thật tình, đến bây giờ tôi vẫn tin tưởng là anh Kỳ bị thất thủ lúc đó có thể là ảnh sẽ nghĩ đến tự vận. Tôi có viết cho ảnh rằng là nếu bây giờ anh chết thì cái chết của anh cũng là một cái dũng ghê gớm lắm. Mọi người cũng sẽ nhắc nhở, ngưỡng mô.. Nhưng mà để hỏi rằng ngay lúc bây giờ anh tự tử chết thì cái chết đó có giúp gì, thực tế có giúp gì được cho Việt nam không. Thì câu trả lời tôi nói rằng không. Nếu anh chịu nhẫn nhịn mà anh đi ra ngoại quốc và chờ đợi biết đâu mình có cơ hội để quay về. Hồi đó vẫn còn hy vọng rằng Mỹ vẫn có thể giúp đỡ mình để đi về, thì mấy người, ở cái thế của anh Kỳ có thể làm được chuyện đó thì anh Kỳ sẽ quay về. Thành ra trong lúc này xin anh hãy nhẫn nhịn. Hãy tạm thời đi ra ngoại quốc để mà mình mưu đồ chuyện gì khác. Anh nên nhớ rằng vợ con anh rất cần anh lúc này và anh đừng chết một cách vô lý như thế. Cái chết của anh sẽ không mang lại lợi ích gì cho đất nước, có thể ngày sau sử xanh sẽ khen anh là một vị anh hùng, anh tuẫn tiết theo đất nước, nhưng thực tế không giúp được gì cả. Thì cho đến ngày hôm nay tôi xin được chia xẻ với anh Kỳ cái chuyện đó là tôi xin một phần chịu trách nhiệm trong cái sự lung lạc anh Kỳ để anh Kỳ không ở lại như lời đã hứạ"
11). Bà có điều gì nói thêm về ông Kỳ?
Bà Tuyết Mai: "Anh Kỳ là một người có lòng, cái tài để mà làm chính trịgia thì tôi cũng không tin tưởng lắm, nhưng anh Kỳ là một người có lòng, có lý tưởng và rất thương yêu dân chúng và Việt nam. Anh Kỳ là một người, có thể giữa chuyện chúng tôi, vợ chồng đến phút này tan vỡ,nó có cái chuyện buồn riêng, chuyện gia đình riêng, tình cảm riêng nhưng nếu nói về anh Kỳ thì anh là một người lý tưởng, một leader. Ảnh không phải là một chính trị gia, ảnh không có thủ đoạn, ảnh không có cái khéo leó, mềm dẽo, của một người chính trị giạ Nhưng anh Kỳ là một người leader, anh Kỳ là một nhà binh, là một ông Tướng rất là chung thủy, rất là có tình với anh em quân đội, cho đến giờ phút này tôi khẳng định chuyện đó".
12). Về chuyện ông Kỳ đến tìm gặp Trung Tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Không Quân đầu đuôi ra saỏ
Bà Tuyết Mai: "Khi mà anh Kỳ chạy sang bên Bộ Tư Lệnh Không Quân, thì Trung Tướng Trần Văn Minh, là cái người mà nghĩ rằng là anh em rất là thân cận đặt anh Minh lên đó cũng như là một phần của anh Kỳ ở trong anh Minh và đồng chí hướng với nhaụ Và cho đến cái ngày động dụng đó thì anh Kỳ có chạy sang nói chuyện với anh Minh là bây giờ cần tất cảmọi người anh em góp sức lại làm một cái gì ngay để mà cứu Việt nam. Anh Trần Văn Minh có nói là: ông ơi, thôi bây giờ ông thông cảm dùm, là vì mấy thằng Mỹ nó đến nó nói là bây giờ tất cả mọi người đi sang bên Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ lo cho tất cả mọi người có nhà, có xe, có lương tháng, con cái sẽ được đi học và có một tương lai tốt đẹp vô cùng nếu anh không làm gì hết. Thì thôi, thông cảm dùm, bây giờ thế này, tôi bao giờ cũng quý ông, anh em chúng tôi người nào cũng quý ông. Ông là lãnh tụ nhưng là cha đẻ của không quân nàỵ Bây giờ chúng tôi xin đưa tayđây, tôi đưa dây cho ông, ông làm ơn ông trói chúng tôi và ông khoá chúng tôi vào cái phòng bên cạnh kia rồi ông muốn làm gì thì ông làm. Trước một thái độ như thế, thì anh nghĩ rằng trong quân đội thì nếu mà anh Kỳ không là xếp chính thức nữa, anh Kỳ không có quyền ra lệnh cho người dưới, mặc dù họ quý nhưng họ không dám nghe lệnh đó, phải là xếp trực tiếp của ho.. Vậy thì anh Kỳ vẫn không làm gì được nhưng mà anh Kỳcũng rất buồn khi mà quay về. Lúc bấy giờ, chắc có thể là cái người tin tưởng là sẽ không bao giờ bị lộ ra lúc bấy giờ có lẽ là tôi, thành ra anh Kỳ có tâm sự với tôi chuyện đó".
13). Rồi chuyện ông Kỳ tìm gặp Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, xin bà cho biết rõ.
Bà Tuyết Mai: "Khi mà lên nói chuyện với Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, again, tôi cũng nghĩ là rất thân nhau, lúc nào làm cái gì là cũng chí hướng chia sẻ với nhau thì anh Cao Văn Viên có trảlời là: Thôi ông ơi, ông thông cảm dùm, bây giờ tôi tu rôì, tôi không làm được những chuyện này nữạ Thử hỏi rằng là một đất nước trong cái giờ phút dầu sôi lửa bỏng, cộng sản ngay bên kia sắp sửa chiếm đất nước mà ông Tổng Tham Mưu Trưởng Việt Nam Cộng Hòa trả lời rằng ổng không làm gì được là vì ổng tu rôì".
14). Đại Sứ Mỹ, Xếp CIA đã đến gặp ông Kỳ và đề nghị những giải pháp gì, cũng xin bà cho biết.
Bà Tuyết Mai: "Chúng tôi bị, phải nói là bị Mỹ ru ngủ. Ông Đại sứvà lẫn ông xếp CIA lúc đó mỗi người đều vào và biết là anh Kỳ đang âm mưu những chuyện đó. Mỗi người vào đều nói với anh Kỳ là Thiếu Tướng biết rằng là lúc này chính chúng tôi nhìn thấy phải đưa ông lên và xin ông chờ cho chúng tôi một thời gian. Tại vì nếu mà lúc này nếu như ôngđịnh làm thí dụ như một cú đảo chính hay thả bom dinh Độc lập gì đó thì bao nhiêu dân chúng chung quanh sẽ bị chết. Nhất là cái quan trọng là kẻ thù ở ngay ngoài cửa rôì và nếu bây giờ nội bộ mình đánh nhau nữa thì chỉ có lợi cho kẻ thù thôị Thì trước một cái lập luận đó thì quáđúng phải không anh, thì như vậy chúng tôi cứ ngôì chờ, thì người Mỹ họbảo sẽ dàn xếp cho ông Thiệu đi và sẽ đưa lại chính quyền cho anh Kỳ".
15). Tại sao Bà đã biết rõ nội dung đối thoại giữa ông Kỳ và các giới chức khác?Bà Tuyết Mai: "Vâng, thì cũng là do anh Kỳ kể chuyện, đương nhiên chứtôi sao mà có được quyền ngồi ngay đó để mà nghẹ Đương nhiên là tôi không được trực tiếp nghe nhưng có một điều này xin thú thật cái biến cố, đối với mọi người dân đều cho là quan trọng lắm. Cho nên ở nhà tôi lúc đó là cái salon ở dưới này, ở trên có một cái salon khác sát thếnàỵ Chúng tôi cứ nằm áp tai xuống dưới này để nghe xem quý vị nói nhưthế nàọ Chúng tôi nghe được những cái lời đó, tôi không ngồi tại đó nhưng chính tai chúng tôi có nghe những cái lời đó và cái điều này có thể mình sẽ chắc là một ngày nào thì chắc là trong Pentagon họ sẽ phải nói lên những tài liệu đó, vâng, khi mà họ bật mí lên đó".
20). Vào thời điểm thập niên 80, phong trào vượt biên với số đồng bào tỵ nạn dâng cao, có các tin tức về việc cứu người vượt biển và đồng thời có tin đồn bà Nguyễn Cao Kỳ tự tử ở Phi Luật Tân. Xin bà cho biết về việc nàỵThật đó là hoàn toàn sai với những lời đồn đó. Hồi đó anh Kỳ có nhờtôi đem một cái phong thơ sang cho bà Marcos để muốn mua một cái đảo nào đó tại vì có một số người Nhật rất là Anti-Communist. Họ sẵn sàng họ đưa tiền cho mình để mà mua cái hòn đảo đó và rồi mình đem tất cảdân tỵ nạn Boat People sang bên đó. Nói là sẽ dậy cho họ lập nghiệp. Nhưng mà sự thật ở bên trong thì mình huấn luyện quân sự để mà chờ thời cơ rồi bỗng một ngày nào đó về để chiếm lại đất nước. Khi tôi ra đi với cái lý tưởng là trông đợi là làm được cái chuyện đó, nhưng mà sang đến nơi thì sự thật là bà Marcos không làm được cái chuyện đó vì bà nói rằng là ở bên Phi Luật Tân có cái đạo luật là không bao giờ bán đất cho bất cứ người dân nào hết. Thành ra lúc đó tôi quá thất vọng, tôi buồn và tôi cũng đau đớn cho cái thân phận những người Boat people hồi đó. Tôi có, trong một phút đó, bây giờ nói thì cũng hơi ngường ngượng vì chỉ có một phút đó can đảm mà làm được việc đó để muốn nói lên cho cảthế giới thấy rằng hãy ra tay mà cứu giúp những người Boat people và cứu giúp dân tộc Việt Nam của chúng tôị Chứ còn lúc tôi sang đó, thì bà Marcos cho mấy người bodyguard, cho cả một nữ y tá lúc nào cũng đi theo tôi và cho cả một phái đoàn trong đó có cả ông bộ trưởng du lịch luôn luôn đi theo tôi, anh còn lạ gì, bên đó họ, cái sự lễ nghi của họ quan trọng lắm. Lúc nào đi đâu cũng cả một phái đoàn, thì làm sao tôi có một cơ hội để có một mối tình nào cái lúc đó, thời điểm đó làm gì có cái chuyện tự tử vì tình đó anh.
21. Bà có ghen tương với ông Kỳ không?
Ghen chứ anh, ghen lắm nhưng mà tôi thuộc cái loại ghen nhưng mà đểngầm trong bu.ng. Có lẽ cái điều đó không nên tại vì mình không bao giờtỏ ra cho địch thủ biết là mình hay để cho chính anh Kỳ thấy là tôi ghen và những cái điều đó nó đâm ra nó lậm trong người mình thành rađâm ra nó cũng càng ngày càng làm cái tình yêu nó nhạt nhẽo đi, và một trong những cái lý do đổ vỡ cũng là tất cả những lần đó nó cứaccumulatẹ Vâng nó dồn lại, rốt cục mình vẫn cảm thấy lạnh đị
22. Từ những đổ vỡ với tướng Kỳ bà tiết lộ cuộc sống hiện nay với bạn đời là ông Bùi Xuân Hiến như sau:
Sự thật ra anh dùng cái chữ bạn đời là rất đúng đó anh. Đến cái tuổi này đó thì tôi thấy là tôi đã trưởng thành, tôi thấy là tôi đã tìm thấy chính mình thành ra tôi không cần phải tìm kiếm một người chồng hay một người đàn ông để mà tôi phải look up to, ngưỡng mộ hay là học hỏi gì về cái người đó nữạ Tôi có một cái sự tự tin ghê gớm. Thành rađối với anh Hiến là một người bạn, thật tình là một người bạn mà tôi cần thiết lúc nàỵ Anh Hiến là một người rất là dễ thương ở cái chuyện là anh có những thì giờ để nghe tôi nói hay là hai đứa cùng tâm đầu ý hiệp những cái chuyện văn nghệ lẩm cẩm, thơ văn này kia đó anh thì đó là một người bạn rất cần thiết cho tôi lúc nàỵ
23. Trong dịp họp mặt tại San Jose vừa qua bà cũng nói rằng, nếu biết chuyện gia đình giang dỡ như hôm nay thì năm xưa bà đã không nhận lời kết hôn với tướng Kỳ. Sau đó suy nghĩ thêm bà nói rằng: Cuộc tình trải qua bao nhiêu năm không thể quên hết được. Bằng bài ca "Người Đi Qua Đời Tôi" bà đã gián tiếp trả lờị
Tại vì đã hơn một lần mình làm vợ chồng với nhau rồi, thì nếu bây giờ duyên hết nợ hết thì mình cũng nên có một thái độ như là bạn bè quý hóa nhau chứ, và tôi cũng cầu chúc cho anh Kỳ được hạnh phúc.
24. Xin hỏi bà về vấn đề giữ sắc đẹp được bà trả lời như sau:
Sự thật là cái sự giữ được như bây giờ và không để cho mập ra tôi cũng có workout và tôi có tập khí công. Và cũng sữa sắc đẹp, một chútđỉnh thôị Nhưng mà tôi rất tin tưởng chuyện sửa sắc đẹp ngày hôm nay trong cả nam giới cũng rất cần.
25. Đặc biệt hỏi chuyện bà Kỳ như là một nhân vật hiện nay rất vui thích để đóng vai nghệ sĩ. Trước hết bà nói về giấc mộng ca sĩ.
Thật ra cái chuyện mà nói là giấc mơ đó, là giấc mơ từ hồi mới lớn lên.
Nếu mà tôi được làm lại thì thay vì phải làm một phu nhân thì tôi chắc chắn tôi sẽ làm ca sĩ. Chứ còn như bây giờ thì vốn dĩ là con người có máu văn nghệ nên tôi cũng rất thích đến nói chuyện hay là góp mặt trong một buổi có tính cách văn học nghệ thuật nhiều hơn là hát hò. Nhưng mà đến chỗ nào thì bạn bè cũng biết là tôi thích hát cũng hay kéo tôi lên hát. Thành ra nếu nói về chính thức để trở thành ca sĩ thì nó cũng buồn cười lắm. Nhưng mà thí dụ như một cái hội đoàn nào đó hôm nay họ muốn nghe nói về một cái subject gì chẳng hạn như là cái chuyện ởHouston tuần trước đó thì họ muốn tôi nói về tình yêu trong âm nhạc thì tôi đến tôi nói chuyện rồi thì trong cái không khí vui như vậy họ yêu cầu tôi hát thì tôi hát, vâng, chứ không hẳn bây giờ còn làm ca sĩ thì nghe nó cũng hơi buồn cườị
26. Một câu chuyện tình cờ lý thú đưa người ca sĩ Tuyết Mai lần đầu lên sân khấu với thù lao ngang với nghệ sĩ hàng đầu ở hải ngoại đã diễn ra trong hoàn cảnh nàọ
Cái chuyện này buồn cười lắm, đó là một cái sự hoàn toàn ngẫu nhiên, có một hôm có một cậu bầu show gọi tới để mời tôi nói về cuộc sống mới của người tỵ nạn hội nhập vào cái thế hệ mớị Sau khi nói chuyện xong xuôi rồi đề cập gì đến tiền bạc gì cả. Cậu ta nói: Nghe nói là cô có hát nữa phải không. Tôi hoàn toàn là nói đùa "ờ cô có hát những nếu cô hát phải trả cô giá cao bằng Khánh Hà cô mới hát đó, thếlà cậu nói thật không cô, vậy thì con trả tiền cô như vậy nha cô ra cô hát cho con vài bài nhạ Từ hôm đó trở đi nó mới trở thành cái chuyện, chứ thật ra nói về chuyện tiền bạc tôi vẫn ngượng lắm.
27. Rất nhiều khán giả văn nghệ đã nhìn thấy bà Tuyết Mai giống cô con gái Kỳ Duyên. Còn chuyện tình cả bên trong thì ra saỏ
Hai mẹ con chúng tôi bây giờ trở thành như là hai người bạn, vâng hai mẹ con rất là thân với nhaụ Mẹ cũng chiều con và con cũng chiều me.. Ngày xưa mình cấm đoán cổ những cái gì thì bây giờ cổ nói là "ôi giời ơi, em có một bà mẹ teenager", thành ra em phải cẩn thận, mẹ đi rồi 12 giờ curfew me về nhé. Chẳng hạn như là bây giờ có những chuyện hơi xích mích giữa tôi với anh Hiến đó thì Kỳ Duyên lên mặt bắt chước giọng mẹ tôi bảo "Cậu Hiến ạ, nếu mà cậu không thương em Mai nữa thì xin cậu viết cho mấy chữ để đưa trả về cho tôi" nó bẻo mép lắm, ở nhà mẹ con vẫn đùa như thế.
28. Bà Tuyết Mai tiếp tục cho biết về đời sống hiện nay giữa hai mẹ con.Tôi có một cái điều giao ước với cháu Duyên ngày xưa lúc mà cổ đang học luật đó và học luật thì rất là khó khăn. Tôi có giao hẹn cháu là khi mà con đậu và đem cái bằng luật sư về cho mẹ rồi thì cho con muốn làm gì con làm. Tới bây giờ tôi nghĩ là tuổi đời và cái sự hiểu biết trên đời cháu đã đủ trưởng thành để biết cháu muốn cái gì. Vâng tôi vẫn cam kết giữ cái điều đó thì cô có đem về đưa cho tôi mảnh bằng để trong phòng mẹ thôị Bây giờ cháu nó muốn làm gì nó làm, nhưng mà nó vẫn có cái văn phòng riêng của cháu và có vài người cộng tác.
29. Từ một thiếu nữ học trường Yersin ở Đà Lạt trở thành hoa khôi tiếp viên hàng không rồi thành hôn với vị tư lệnh quân nhân, trưởng thành trong chiến tranh người đẹp Tuyết Mai đã từng mặt quân phục bay trực thăng thăm tiền đồn nhìn hỏa châu nghe đại bát. Xin hãy nghe bà nói vềngười lính Việt Nam Cộng Hòạ
Trong những cuộc chiến đó, người anh hùng tên tuổi chết đi đó thì cái giá trị cũng ngang với cái người lính unknown vô danh chết đị Cái giá trị sự chết cũng ngang nhau thôị Cuộc chiến của mình rất đáng buồn là mình đã chiến bạị Đôi khi mình có cảm tưởng như tất cả các sự hy sinh chết chốc đó không có nghĩa lý gì và đáng quên đị Nhưng mà sự thật tất cả các đóng góp hy sinh cho đất nước cũng đừng quên những cái vai trò của người vợ lính. Những người đó cũng đáng được nhắc đến và vinh danh. Tôi nghĩ rằng đáng lắm, nên lắm và mình cũng phải có một cái sựbiết ơn ghê gớm ngang với những người Mỹ đã chết cho một cuộc chiến thắng.
30. Và sau cùng đây là tâm sự một thiếu phụ đã một thời là phu nhân muốn nói chuyện với khán giả và thân hữu của mình.
Thật ra sống được gần hết cuộc đời rồi đó thì tôi mới nghĩ rằng ởtrên đời này có lẽ quan trọng nhất là được mọi người thương mến. Thành ra tôi mong rằng quý vị khán giả thương mến tôi, và nếu có ai đã ghét tôi trong dĩ vãng thì xin bớt ghét đi một tí.
*
Quý vị vừa nghe xong một chương trình phỏng vấn đặc biệt về một nữlưu Việt Nam sinh ra tại Hà Nội, thi học tại Đà Lạt, trưởng thành tại Sàigòn. Cuộc đời đi từ mối liên quan của hàng không dân sự qua hàng không quân sư.. Sống bên cạnh các diễn biến chính tri.. Tự nhận là cái bóng bên cạnh vị thiếu tướng Việt Nam Cộng Hòa trong một giai đoạn đầy sống gió. Tuy là một cái bóng nhưng thật sự là một cái bóng một thời đã sáng ngời rực rỡ. Con người đó bẩm sinh vẫn ước mơ đứng ca hát dưới ánhđèn sân khấu và mong được hát bằng trái tim, bây giờ chúng tôi xin chúc bà thành công và mong trong quý vị có ai vẫn ghét bà cựu thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ hay tân ca sĩ Đặng Tuyết Mai thì sau khi nghe bà tâm sựvui lòng xin bớt ghét bà một chút. Chương trình phát thanh Dân Sinh xin kính chào quý vi..
Hoang Lan
Bà ĐẶNG TUYẾT MAI: mối tình mới ... Trải qua nhiều sóng gió, giờ đây bà Đặng Tuyết Mai hạnh phúc với cuộc sống riêng. Đây là lần thứ năm tôi về Việt Nam . Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên trở về quê hương năm 1998 cùng một nhóm bạn. Lúc máy bay sắp đáp xuống đường băng, tôi thấy sống mũi cay cay và nước mắt cứ thếrơi ướt đẫm gò má. Khi ấy, tôi nhận ra đây chính là quê hương của mình. Niềm tự hào vềmột quê hương yêu dấu, dẫu có ngủ yên sau hai mươi mấy năm ở nước ngoài, vẫn nằm trọn một góc trong trái tim bé nhỏ. Trái tim vẫn ngóng về quê hương
Lần ấy, tôi trở về Hà Nội để xây lại mộ bố, ông bà ngoại và đi du lịch cùng bạn bè. Những lần sau, lần sau và lần sau nữa, tôi chọn điểmđến là Sài Gòn, thành phố gắn với rất nhiều biến cố của cuộc đời tôi.
Nhiều phóng viên rất hay hỏi về những chuyện cũ. Có gì đâu nhỉ,chuyện tôi từng là bà lớn của ông Nguyên Cao Kỳ ư? Tôi thừa nhận mình là người có phước có phần. Trước đây được nổi tiếng nhờ chồng và bây giờ được nối tiếng nhờ con. Tôi lấy chồng khi còn trẻ, còn đầy tình yêu nồng nàn. Tôi tin hôn nhân là duyên số trời định, không một ai có thểsắp đặt trước.
Bố mẹ tôi là người gốc Bắc nên dạy dỗ con gái rất cẩn thận. Ngày tôi trúng tuyển trở thành một trong bốn tiếp viên đầu tiên của hãng Air Vietnam là chuyện rất đình đám. Tôi phải thuyết phục mãi, bố mẹ mớiđồng ý cho cô con gái cưng theo nghề.
Tôi còn nhớ mình lúng túng như thế nào trong lần thi tuyển vì họchọn rất kỹ. Có bốn cô đều cao dong dỏng như nhau. Ai cũng phải biết hai ngoại ngữ và kiến thức xã hội phải thật phong phú. May=2 0mắn thay, tôi vốn thích đọc sách vở tìm hiểu nhiều thứ nên trải qua cuộc phỏng vấn khá dễ dàng.
Tình yêu say đắm với Nguyễn Cao Kỳ
Báo chí ngày ấy hay gọi tôi là hoa khôi Sài Gòn. Tôi nghĩ cũng do mọi người yêu mến nên mới ưu ái mình như vậy. Thật lòng, tôi rất cảm ơn bố mẹ đã cho mình ngoại hình dễ nhìn.
(Mẹ hay bảo tôi: "Con nhớ ăn học cho đàng hoàng, kiếm t=E 1m chồngđể bõ công tôi chăm lo cho cô nhé". Nói vậy thôi nhưng lúc tôi và anh Kỳ yêu nhau, anh Kỳ ngỏ ý cưới, mẹ tôi là người phản đối nhiều nhất.
Có lẽ mẹ ngại anh Kỳ đã có mấy đời vợ, lại nuôi mấy người con riêng. Tôi khi ấy chỉ mới hai mươi mấy tuổi, đã biết đời là gì đâu mà quản được con chồng. Mẹ phản đối quá dữ dội nhưng không hiểu sao lòng tôi lại yêu anh Kỳ say đắm đến như vậy.
Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ cóđôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy. Tôi cũng từng ngụp lặn trong ánh mắt ấy. Ở anh Kỳ có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ.
Chúng tôi biết nhau từ trước, vẫn=2 0nói chuyện với nhau ra khách sáo. Tình cờ làm sao mọi người lại gọi anh ấy là Vô Kỵ. Còn tôi từtrước khi gặp anh Kỳ đã lấy nick Triệu Minh. Những chuyện tình cờ nhưthể kéo chúng tôi lại gần nhau rồi yêu khi nào chẳng hay.
Nhiều người hỏi tôi lấy anh Kỳ vì yêu hay vì mê quyền lực. Thật ra, lúc chúng tôi yêu nhau, anh ấy chỉ mới phụ trách lực lượng không quân chứ chưa lên chức tướng và phó tổng thống như sau này. Tôi cũng chỉ là cô gái mới lớn, còn nhiều ngơ ngác, biết gì đến chính trị hay quyền lực mà ham. Tình yêu là nguyên nhân duy nhất đưa tôi bước chân lên xe hoa. Vì yêu tôi phải cố công thuyết phục mẹ ưng thuận.
Cũng bởi lấy chồng vì tình yêu nên tôi chưa bao giờ chuẩn bị tâm thế để làm bà hoàng. Từ một cô gA 1i trẻ và nhí nhảnh, bỗng dưng tôi điđâu cũng có người bẩm bà xưng em, ngại ngùng không sao kể xiết. Nhiều chị lớn tuổi hơn tôi nhưng vì chồng họ là cấp dưới của anh Kỳ nên khi gặp, họ đều xưng hô theo lối "một bà, hai bà". Hoàn cảnh ấy khiến tôi phải tự điều chỉnh cách nói năng, cư xử cho phù hợp với vị trí mới.
Tôi vẫn nhớ như in lời mẹ dặn trước khi xuất giá: "Phụ nữ phải đặt gia đình lên hàng đầu. Con không chỉ là vợ mà phải đóng nhiều vai trò bên cạnh chồng. Sẽ có khi con là vợ, có khi l0 tình nhân, khi là đồng nghiệp, khi là bạn tâm giao... Thậm chí cũng có những lúc, con phải chăm sóc và an ủi chồng như một bà mẹ".
Tôi thuộc nằm lòng lời mẹ dặn và cố gắng làm hết bằng cả tấm lòng và trái tim. Thế nhưng, vì chồng tôi là người có vai vế tôi phải hoàn thành thêm vai trò phu nhân, phải làm sao để tự tin sánh bước bên chồng, làm rạng danh cho chồng. Nhiều người hỏi tôi có cảm thấy áp lực và nặng nề không. Nếu nói là không thì nghe có vẻ thiếu thành thật nhưng tôi chỉ tâm niệm một điều: "Cuộc sống đưa mình đến vị trí ấy, mình phải có gắng thôi". Và tôi cố gắng thu thập kiến thức bằng cáchđọc sách. Sách tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh tôi đều không từ loại nào cả.
Nhà tôi ở khi ấy có đến20bốn đầu bếp. Người chuyên nấu món Tây, người chuyên nếu món Bắc, người nấu món Nam , người chuyên làm món nhắm.
Không phải động tay vào việc nhưng tôi luôn để ý và quán xuyến trong ngoài. Tôi quan sát cách họ nấu ăn và học theo. Tôi làm tất cảchỉ để những khi mời bạn bè đến nhà, chồng tôi có thể tự hào khoe: "Món này do vợ tôi làm đấy". Những dịp chu du khắp nơi và thưởng thức các món ngon vật lạ tôi cũng chịu khó quan sát và tự mình thử nghiệm tại nhà. Cứ thế bao nhiêu năm, tôi dần thích nấu ăn lúc nào không biết. Khi nấu một món mới, hình dung gương mặt rạng ngời và hài lòng của chồng con, tôi lại thấy lâng lâng niềm hanh phúc khó tả.
Tiếc thay, niềm hạnh phúc ấy không kéo dài được bao lâu. Anh Kỳ đào hoa quá,20tôi có sức mấy cũng không giữ trọn vẹn trái tim anh ấy cho riêng mình được. Qua Mỹ vài năm, chúng tôi quyết định ly dị. Tình yêuđâu thể nào chia đôi xẻ ba được.
Cũng từ đó, tôi bắt đầu hành trình nuôi con một mình. Lúc cả nhà qua Mỹ, Kỳ Duyên mới sáu tuổi. Con trẻ ở tuổi ấy đã nhảy cảm với cuộc sống nên tôi ra chăm chút cho Kỳ Duyên. Tôi dạy con xem tranh Van Gogh, nghe nhạc cổ điển, đọc truyện Hemingway, Victor Hugo...
Hành trình nuôi con một mình
Tôi muốn Kỳ Duyên cảm nhận được các giá trị tinh hoa của thế giới để làm phong phú tâm hồn của cháu.
Ớ Mỹ không có người giúp việc, tôi tự làm việc nhà, nấu ăn cho giađình, lái xe đưa con đi học... Cuộc sống tự lập nhiều vA 5t vả nhưng rất hạnh phúc. Tôi bằng lòng với sự lựa chọn của mình.
Khi Kỳ Duyên lớn hơn cháu có ý định hàn gắn tình cảm của bố mẹ.Thương con và cũng muốn con có một gia đình trọn vẹn nhưng tôi hiểu duyên số giữa tôi và anh Kỳ chỉ đến thế thôi, có níu kéo cũng khôngđược.
Cuộc sống của tôi những năm sau này gắn liền với hai cháu ngoại là Nguyễn Kỳ Maili, 13 tuổi và Nguyên Kỳ Yênli, 9 tuổi. Tôi chăm sóc hai cháu ngoại của mình cũng theo cách như với Kỳ Duyên, cẩn thận và chăm chút. Các cháu tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng mang dòng máu Việt. Vì vậy, tôi đặt tên Việ t Nam cho các cháu. Ở nhà, chúng tôi nói chuyện tiếng Việt để các cháu không quên quê hương, nguồn gốc của mình. Chăm sóc cháu, giúp tôi thấy mình như trẻ ra. Có lẽ có chút gien văn nghệcủa tôi nên cả Kỳ Duyên và hai cháu ngoại đều yêu thơ và thuộc thơ rất nhanh.
Tôi nhớ lúc bốn tuổi, Yênli đã thuộc cả một bài thơ dài. Một lần nhân dịp Tết tôi gọi điện cho tác giả bài thơ và bảo: "Ông giữ máy đểnghe cháu ngoại của tôi đọc thơ của ông nhé". Ông ấy không tin Yênli mới bốn tuổi mà đã thuộc lòng cả bài thơ dài và đọc diễn cảm thế. Sau khi nghe giọng Yênli, ông ấy xúc động lắm.
Kỳ Duyên cũng vậy, từ khi năm, sáu tuổi đã bộc lộ tâm hồn yêu thơ,thông minh và nhạy cảm của mình. Lúc trước, tôi dạy Kỳ Duyên=2 0mọi thứ. Giờ đây, Duyên với tôi như hai người bạn, có thể chia sẻ với nhau mọi chuyện. Có những chuyện Duyên giỏi hơn và còn dạy lại tôi nữa đấy.
Được nhìn con mình lớn lên và trưởng thành, với tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Càng vui hơn nữa khi Kỳ Duyên xem mẹ như bạn tâm giao, luôn cho mẹ cơ hội đồng hành trên mọi nẻo đường.
Hạnh phúc với tình yêu thầm lặng
Bất ngờ nhất là ở tuổi này, trái tim tôi lại nhảy điệu tình yêu thêm một lần nữa. Tôi rất tôn trọng người hiện tại của mình và tình yêu anh ấy dành cho tôi trong những ngày tháng qua.
Tuy nhiên, tôi không muốn nói nhiều về cuộc tình này với bất cứ ai. Tôi muốn giữ lại chút gì cho riêng mình và êm đềm tận hưởng ngày tháng sắp đến.
Nhiều người vào trang web www kyduyenhouse của con gái tôi và đọcđược hai phần trích trong hồi ký của tôi. Họ thích lắm, gửi e-mail khen ngợi và khuyến khích tôi viết tiếp.
Tôi vẫn giữ ý định sẽ xuất bản hồi ký nhưng chưa phải lúc này. Có lẽ tôi sẽ đợi thêm một thời gian nữa khi đã làm được điều gì đó cho riêng mình, một dự án kinh doanh chẳng hạn, biết đâu... Các bạn có chờ được không?
(Ghi theo lời kể của bà Đặng Tuyết Mai, mẹ của MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên).