Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Không thể xem thường

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là một bệnh lý có thể gây https://massageishealthy.com/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-co-anh-huong-toi-su-phat-trien-cua-tre.html biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, Khoa Tiêu hóa, Học viện Quân y 103 so sánh cơn đau ở trẻ em có mức độ đau đớn gấp 10 lần so với cơn đau của người lớn vì trẻ em chưa có sức đề kháng.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Bé Nguyễn Xuân Đức, ngụ Biên Hòa (Đồng Nai) nhập viện Nhi đồng 2 TP.HCM trong tình trạng bị ói liên tục trong suốt 2 tháng kể từ khi mới sinh. Bé bị ói cả ngày lẫn đêm, hay quấy khóc, khó ngủ. Thậm chí khi bé đang nằm được mẹ bế lên cho bú cũng bị ói, vì vậy bé luôn luôn được cho nằm gối cao để hạn chế tình trạng trên. Trung bình mỗi ngày bé ói gần chục lần sau khi mới ăn xong, khi ho và kể cả khi khóc. Chính do bị ói quá nhiều nên bé không tăng cân. Khi sinh nặng 3,2kg nhưng khi được tròn 2 tháng bé chỉ nặng 3,5kg (tăng 300gram so với khi chào đời). Chị Nga, mẹ bé Đức cho biết, bé đã được điều trị ở Bệnh viện Nhi Đồng Nai với chẩn đoán trào ngược dạ dày sinh lý. Vì bệnh không thuyên giảm nên bé được chuyển đến Nhi đồng 2 TP.HCM. Ở đây, bé được phẫu thuật nội soi. Sau đúng một năm kể từ khi được phẫu thuật, theo đánh giá của BS điều trị thì tình trạng của bé Đức đã được cải thiện khoảng 80%, với cân nặng 10kg và thỉnh thoảng mới bị nôn ói một lần.

So với tình trạng của bé Đức, bé Trà Mi 2,5 tuổi, nặng 8kg, ngụ Tam Nông (Đồng Tháp) bị trào ngược dạ dày sinh lý nên mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, điều làm cho chị Hằng, mẹ bé Mi ân hận là “do thiếu hiểu biết nên tôi đã giáng cho con những trận đòn chí tử. Mỗi bữa ăn với nó như cực hình, lần nào cũng vừa ăn vừa khóc nên tôi phải vừa đánh vừa ép mới chịu ăn. Và cứ khi khóc là nó lại ói ra hết. Thỉnh thoảng khi chạy nhảy, khi ăn hoặc uống sữa quá no cũng bị nôn ói”. Từ một lời mách nước của người hàng xóm là BS, vợ chồng chị Hằng đã đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám mới biết được bệnh của con.

Nguyên nhân và cách điều trị

ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng giải thích nguyên lý bệnh như sau: “Khi trẻ bú sữa, sữa đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Tại tâm vị có cơ vòng thực quản dưới tạo nên van một chiều có tác dụng ngăn dòng trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và bị đẩy ra ngoài. Giữa dạ dày và ruột cũng có một van có chức năng giống như tâm vị, gọi là môn vị. Trong khi cơ tâm vị ở trẻ rất yếu thì cơ môn vị lại rất phát triển. Do đó, ở trẻ nhỏ, thức ăn rất dễ ứ đọng lâu trong dạ dày nên càng tạo điều kiện thuận lợi để xuất hiện trào ngược dạ dày thực quản. Một yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng là ở trẻ sơ sinh, dạ dày nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù nên trẻ rất dễ bị trào ngược.

Theo BS. Đằng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai loại: Trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị nôn ói vài lần nhưng vẫn chơi đùa, tăng cân, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… là trào ngược sinh lý. Ngược lại nếu tần suất thường xuyên, kéo dài kèm theo những triệu chứng nôn ói, chậm tăng cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn, khò khè kéo dài, viêm phổi tái phát nhiều lần… là trào ngược bệnh lý. Khi đó cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu là tình trạng trào ngược sinh lý thì không cần điều trị, chỉ là những biểu hiện nhất thời trong giai đoạn đầu đời của trẻ và sẽ tự khỏi. Việc chăm sóc đúng cách cũng sẽ giúp giảm triệu chứng, mang lại sự dễ chịu cho trẻ. Đối với trẻ bú mẹ, nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, nôn ói và không tâng bé lên xuống sau khi bú. Sau khi cho trẻ bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.n