Cù Lao Chàm

Nghe tiếng Cù lao Chàm từ lâu, từ thủa đọc cuốn tiểu thuyết khá nổi tiếng của Nguyễn Mạnh Tuấn, tôi cứ nghĩ nó ở đâu đó tận phía nam, ai dè nó cách thành phố Hội An có khoảng 20km. Trước khi đi, tôi đã chịu khó ngồi với anh bạn gúc và được biết quần đảo này mới được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tự nhủ phải sớm đi thăm nơi này trước khi nó bị du khách tàn phá.

Chúng tôi có cả một ngày chủ nhật để thăm Cù Lao Chàm. Sáng sớm đi ra bến tàu cao tốc, cả đoàn lên tàu rẽ sóng ra khơi. Tàu chạy khá nhanh, lượn vòng qua mấy đảo trước khi cập bến vào Hòn Lao, đảo lớn nhất trong quần đảo và là nơi có khoảng 3000 cư dân sinh sống.

Lên đảo, chúng tôi dạo bộ một vòng, thăm cảnh Hòn Lao, thăm chùa trên đảo.

Sau đó chúng tôi lại lên tàu đến Bãi Hương, là bãi tắm nguyên sơ đẹp nhất của Cù Lao Chàm. Cát vàng, nước xanh trong, ấm áp gọi mời. Ai muốn tắm biển thì tắm, ai muốn lặn xem san hô thì lên tàu, mặc áo phao, đeo kính lặn, bình dưỡng khí và ngụp xuống ngắm san hô đủ sắc màu.

Bữa trưa của tour du lịch khá ngon, nhất là món rau rừng luộc và món thịt rừng. Ăn xong du khách có thể chọn cho mình một cánh võng nằm nghỉ dưới vòm cây xanh rất lãng mạn.

Chiều khoảng 3h chúng tôi tăng bo từ tàu nhỏ lên tàu lớn để ra về. Đúng là tour du lịch mạo hiểm, nhất là khi leo trèo sang mạn các con tàu. Thêm khoảng nửa giờ lênh đênh trên tàu, chúng tôi về lại Hội An, cháy nắng, no gió và say sưa với cảm giác du lịch biển miền trung.

Nếu Đà nẵng xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức dịch vụ tốt hơn cho các tour du lịch đến quần đảo hoang sơ này, đây sẽ là một tour du lịch đáng nhớ.

Cầu tàu tại Hòn Lao

Phong cảnh Hòn Lao

Giếng cổ người Chăm

Trái thiên tuế, theo anh Khoa VN thì gặp trái này sẽ gặp hên cả đời.

Lần đầu thấy trái nhàu, trông thật kỳ thú.

Thảm hoa muống biển tím ngắt dễ thương

Lên Tàu đi lặn biển xem san hô

Bãi đá chồng với hình thù thật ngộ.

Ca nô cặp bến bãi Hương

Hình ảnh bãi tắm đẹp nhất Cù Lao Chàm

NƯớc xanh trong như ngọc gọi mời cả du khách khó tính nhất

Nằm nghỉ trên cánh võng trong rừng cây.

Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.[1][2]

Cù Lao Chàm - nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa

Một vịnh nhỏ nơi các thuyền đánh cá của người dân Cù Lao Chàm tránh gió (Ảnh: Việt Hưng)

Theo thông tin giới thiệu được UNESCO đăng tải sau khi Cù Lao Chàm và Mũi Cà Mau cùng 20 địa danh thuộc 16 quốc gia khác được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm đã đáp ứng về cả tiêu chí lịch sử - văn hóa cũng như sự phong phú của các loài sinh vật.

“Cù Lao Chàm là vùng quần đảo ven biển nằm ở miền Trung Việt Nam, nổi tiếng với các loài sinh vật biển như rặng san hô, động vật thân mềm, giáp xác và tảo biển. Khu dự trữ sinh quyển này bao bọc lấy Hội An - một di sản văn hóa thế giới - xưa vốn là một thương cảng chứng kiến sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và châu Âu” - UNESCO giới thiệu.

Cù Lao Chàm là một quần gồm 8 đảo lớn nhỏ nằm trên khu vực biển có diện tích 15 km2 thuộc xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An - Quảng Nam), phân bổ theo hình cánh cung cách Hội An 19 km. Cù Lao Chàm có trên 1.500ha rừng tự nhiên và 6.700ha mặt nước, được đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học hiếm có trên thế giới. Trong đó, đảo lớn nhất là Hòn Lao, với khoảng 3.000 ngư dân sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản.

Cù Lao Chàm có rất nhiều bãi đá ngay sát rừng cây với nhiều hình thù đặc biệt (Ảnh: Việt Hưng)

Cù Lao Chàm sở hữu rặng san hô rộng 165 ha, gồm 188 loài, 61 giống thuộc 13 họ khác nhau. Khu vực này có hơn 200 loài cá, xuất hiện trong 500 ha rong biển, tảo, cỏ biển… Ngoài ra, sự phong phú của rặng san hô, các thảm cỏ biển, rong biển là môi trường sinh sống, phát triển lý tưởng của các sinh vật đáy như thân mềm, giáp xác, da gai, giun… với mật độ dày đặc.

Không chỉ “giàu có” về các sinh vật biển, quần thể động, thực vật trên cạn của Cù Lao Chàm cũng rất có giá trị. Xã đảo này có nhiều loài cây quý hàng trăm năm như tuế, vông nem và là nơi có độ bao phủ của thảm thực vật lớn. Điều kiện này cũng giúp các loài động vật phát triển, trong đó có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài lưỡng cư. Hai trong số đó có tên trong Sách đỏ Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài.

Cù Lao Chàm - Hội An còn là một quần thể văn hóa, nơi còn nhiều di tích của các nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa và Đại Việt. Từ hơn 3.000 năm trước, nơi đây đã có người sinh sống và trong lịch sử, đay đã từng là một thương cảng nức tiếng, là nơi neo đậu của các thuyền buôn quốc tế trong hành trình giao thương trên biển.

Bãi Hương - bãi tắm tuyệt đẹp của Cù Lao Chàm - ẩn hiện trong những cánh rừng xanh ngắt (Ảnh: Việt Hưng)

UNESCO đánh giá: với sự hội tụ những giá trị văn hóa và thiên nhiên, sự đa dạng sinh học vốn có, Cù Lao Chàm - Hội An là địa chỉ lý tưởng để xúc tiến phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Cù Lao Chàm trong vắt

(Dân trí) - Từ Hội An, sau gần một giờ đồng hồ ngồi tàu, hít thở không khí trong lành, tận hưởng cái nắng miền Trung trong vắt, bạn sẽ đặt chân lên Cù Lao Chàm với bao niềm hứng thú khám phá khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây.

Đảo Cù Lao Chàm, một điểm du lịch tại Hội An - Quảng Nam đặc biệt hấp dẫn du khách nước ngoài. Từ Hội An, du khách có thể đi tàu ra Cù Lao Chàm bằng tàu từ ngay bến thuyền trong phố cổ với giá 20.000đ hoặc đi bằng tàu cao tốc.

Chiếc cầu tàu đơn giản nhưng rộng lòng đón du khách đến nơi đây

Một vịnh nhỏ nơi các thuyền đánh cá của người dân Cù Lao Chàm tránh gió

Cù Lao Chàm có rất nhiều bãi đá ngay sát rừng cây với nhiều hình thù đặc biệt

Bãi Hương ẩn hiện trong những cánh rừng xanh ngắt

Những du khách nước ngoài rất thích thú với khung cảnh thiên nhiên trên hòn đảo này

Bình dưỡng khí được vận chuyển tới Cù Lao Chàm cho những du khách ưa thích khám phá…

… những rặng san hô trên những bãi biển chạy dài.

Cù Lao Chàm phù hợp với những chuyến đi du lịch nghỉ ngơi, rời xa nhưng ồn ào của phố thị

Những khung cảnh bình dị…

… cũng là một "đặc sản" nơi đây.

Khách du lịch có thể lựa chọn các khách sạn nhỏ hoặc những căn nhà nghỉ thoáng mát ngay gần bờ biển

Hầu hết nhưng người dân Cù Lao Chàm sống ở bãi Làng và bãi Hương với nghề truyền thống là đánh cá

Nhưng họ cũng trồng lúa nước, dù không nhiều, nhưng cũng đủ ăn trong gia đình

Một du khách tận hưởng không khí trong lành trên bãi Hương

Cua đá, một loài cua sống trong các hốc núi chỉ có ở Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú. Cù Lao Chàm hiện có 135 loài san hô trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể.

Việt Hưng

Cù Lao Chàm

Không đi không biết Cù Lao

Chàm xong mới thấm chỗ nào cũng thương...

(c) Nguyễn Thu Phương

Âu Thuyền ở Cù Lao Chàm, nơi tàu thuyền tránh bão.

Bờ rìa đảo khuyết cong như một dấu móc, mở rộng lòng ra đón những con tàu sau tháng ngày lênh đênh trên biển, mải mê sóng vùi gió dập, yên bình ghé lại, êm ả nghỉ ngơi.

Chỉ với diện tích hơn 16 cây số vuông nhưng có cả núi cao, suối ngọt, rừng rậm, biển xanh, Cù Lao Chàm mệnh danh là miền đất cổ quyến rũ, là pháo đài xanh che chắn Cửa Đại, bảo vệ cho thương cảng Hội An.

Rời Vũng Âu Thuyền, chúng tôi tiếp tục giong thuyền qua Bãi Chồng, là bãi tắm đẹp nhất của Cù Lao Chàm.

Bãi biển nguyên sơ không một dấu chân ai. Lộng lẫy cát ngà và sóng thong thả ngân nga, như một khúc rong ca gợi mời, thanh thoát.

Phía xa kia, dăm ba phiến đá chất chồng lên nhau nhuốm màu chiêm ngẫm, như dáng vẻ của một ngư ông tư lự đang ngồi câu.

Uốn một cung tròn trên đại dương, con tàu lãng du ôm siết vòng eo Cù Lao, vòng thong thả ra phía sau của Hòn...

Sang tàu lớn qua thuyền nhỏ để có thể cập vô bờ, chúng tôi khám phá thêm một góc duyên thầm khác của đảo xanh bình yên.

Màu nhiệt đới sao da diết, hoang hoải, nồng nàn, đắm say.

Vẫn bờ, vẫn bến, vẫn thuyền…

Vẫn biển xanh, dừa nghiêng, cát vàng…

Vẫn làn da nâu muối mặn biển đong, vẫn những đôi mắt trong veo dõi nhìn theo khách lạ…

Như khi vẽ lại chân dung của một vùng đất nào đó, người ta hay bắt đầu từ những chi tiết giản dị nhất. Một ngày bình thường, với những khoảnh khắc bình thường. Công việc bình thường của người đàn ông bình thường, hẳn đã từng là trụ cột vững chãi trong gia đình.

Ghé thăm tổ đình nghề yến, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, để thờ tổ nghề của nghề khai thác yến sào, các vị thần bảo hộ nghề và khắc ghi công đức của các chư phái tộc, những bậc tiền bối khai sáng nghề, đồng thời ca tụng núi non hùng vĩ của Cù Lao Chàm.

Nơi sóng xô vào đá dữ dội, biển biếc gam phổ quang thăm thẳm, nơi vách núi nứt ra thành những khe dọc, nghiêng thành hay cắt kéo, nơi địa thế cheo leo hiểm trở, nơi vắng bóng con người, chính là nơi chim yến thường hay ưa kéo về kết tổ.

Hang Yến

Biển chiều

Rất cảm ơn nhà văn Nguyễn Thu Phương chia sẻ bài viết này