Lê Thánh Tông

Thơ chữ Nho

An Bang phong thổ

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 01

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 02

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 03 

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 04

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 05

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 06

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 07

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 08 

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 09


Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 10

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 11

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 12

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 13

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 14

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 15

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 16 

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 20 

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 23

Đề đạo nhân vân thuỷ cư kỳ 24


Đối khách dạ ẩm

Lộng nguyệt thi

Kinh Điệp sơn

Tự thuật (bài thơ cuối)

Đề Dục Thuý sơn

Đề Hồ Công động

Đề Long Quang động

Ngự chế Thiên Nam động chủ đề / Vua Thiên Nam động chủ đề

Du hải môn lữ thứ / Nghỉ lại ở cửa biển Du

Giáp hải môn lữ thứ 


Hà Hoa hải môn lữ thứ

Thần Phù hải môn lữ thứ 

Ngự chế kỳ khí thi / khí tiết kỳ diệu (ngự chế: thơ vua làm)

Ngự chế mai hoa thi 

Ngự chế văn nhân thi

Quân minh thần lương / Vua sáng tôi hiền

Lỵ Nhân nữ sĩ 蒞仁土女 • Người con gái ở Lỵ Nhân

Nguyệt hạ tuý ẩm 月下醉飲 • Uống say dưới trăng

Vấn Hằng Nga thi 問姮娥詩 • Thơ hỏi chị Hằng

Trào nhân ẩm tửu 嘲人飲酒 • Cười người uống rượu


Vũ tễ tiểu chước 雨霽小酌 • Bữa tiệc nhỏ sau mưa tạnh

Điếu trạng nguyên Lương Thế Vinh

Lương sàng 涼床 • Chiếc gường nằm mát

Mặc 墨 • Mực

Quá Phù Tang độ 過扶桑渡 • Qua bến Phù Tang

Tam canh nguyệt 三更月 • Trăng canh ba

Lê Thánh Tông (hay Lê Thánh Tôn, chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là vị Hoàng đế thứ tư trên danh nghĩa và thứ năm trên thực tế của vương triều Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

Thời kỳ của ông đã đánh dấu sự hưng thịnh của triều Hậu Lê nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng Đức thịnh trị (洪德盛治).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương,[1]chia đất nước làm 13 thừa tuyên, nghiên cứu hình thế núi sông và tạo ra bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[

Lê Thánh Tông cũng rất chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc mở rộng quy chế các khoa thi. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho dựng văn bia ghi tên những người thi đỗ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: "Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Bản thân nhà vua cũng là người ưa chuộng học vấn, thích ngâm thơ, nghiên cứu và luận bàn kinh sử Nho gia. Ước tính ông có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[6]


Với kinh tế, Lê Thánh Tông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, về ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[7] Nhà vua còn chú trọng cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, cụ thể là xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định - cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp áp lực từ nhà Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[8] Ông cũng cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên nhà Minh.[9]


Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đưa Đại Việt trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á. Đại Việt sử ký toàn thư có lời bình của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được"

Ngày 3/10 âm lịch năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân, con trai cả của Lê Thái Tông tạo phản, ám sát Nhân Tông và Thái hậu rồi tự lập làm Hoàng đế, đặt niên hiệu Thiên Hưng. Lê Tư Thành được cải tước hiệu thành Gia vương.[16][17]Nghi Dân sau khi lên ngôi thì tin dùng nịnh thần, sát hại bề tôi cũ và thay đổi pháp chế nên không được lòng mọi người[16]. Các trọng thần gồm Lê Ngang, Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí muốn binh biến nhưng bị bại lộ, tất cả đều bị giết.[18]


Năm 1460, các huân hựu đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Yên, Lê Giải, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Khoái, Lê Vĩnh Trường, Trịnh Đạc, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Yên...cùng bàn nhau làm binh biến.[19] Ngày 6/6/1460 âm lịch, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đến Nghị sự đường tại cửa Sùng Vũ, sai đóng các cửa, đem cấm binh dẹp nội loạn, cùng các đại thần kéo vào bức tử Lê Nghi Dân, rồi bàn nhau rằng:

Ngôi trời khó khăn, thần khí rất trọng, nếu không phải là bậc đại đức, thì sao có thể kham nổi. Nay Gia vương thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược, hơn hẳn mọi người, các vương không ai so được, lòng người đều theo, đã biết ý trời đã quyết.

— Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ


Ngày 18 tháng 6 âm lịch năm Canh Thìn (1460), Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế tại điện Tường Quang, cải niên hiệu Quang Thuận, xưng hiệu Thiên Nam Động chủ, Đạo Am chủ nhân, Tao Đàn nguyên súy, dùng tên Lê Hạo trong văn bản ngoại giao với nhà Minh.