Hội họa - phần quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non và cuộc sống

Hội họa cũng như âm nhạc, là một phần không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non và cuộc sống mỗi đứa trẻ. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hội họa góp phần làm trí tuệ các con phát triển tốt hơn, đồng thời hình thành những cảm xúc đẹp đẽ trong con. Chính vì vậy mà tại nhiều trường học hiện nay, chương trình giáo dục mầm non luôn đẩy mạnh yếu tố hội họa trong các buổi học.

Chương trình giáo dục mầm non có những tiết hội hoạ phát huy tiềm năng sáng tạo trong trẻ

Vẽ, tô màu, xem tranh hay nghe kể những câu chuyện về các họa sĩ thiên tài trên thế giới chính là hoạt động thuộc chương trình giáo dục mầm non nhằm vun đắp tình yêu hội họa trong mỗi đứa trẻ. Mời Quý phụ huynh xem hết bài viết để hiểu hơn về lợi ích cũng như cách giúp trẻ thêm hứng thú với loại hình nghệ thuật này nhé.

4 lợi ích của hội họa trong chương trình giáo dục mầm non tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ

Bất kỳ một môn năng khiếu nào cũng mang lại đa dạng lợi ích cho sự lớn lên và phát triển của trẻ. Các con không chỉ có cơ hội được bộc lộ năng khiếu thiên bẩm mà còn thông minh hơn, sáng tạo hơn khi đến với hội họa. Dưới đây là 4 lợi ích trẻ sẽ nhận được khi con tiếp xúc với hội họa từ sớm qua chương trình giáo dục mầm non.

  • Rèn luyện trí nhớ: Hội họa ở giai đoạn mầm non, hay nói chính xác hơn là vẽ tranh, tô màu, là một hình thức tái hiện lại những suy nghĩ, ký ức của trẻ về một điều gì đó trong cuộc sống. Hoạt động này sẽ giúp con nuôi dưỡng trí nhớ một cách hiệu quả.

  • Phát triển trí tưởng tượng: Thế giới quan và cảm nhận của trẻ luôn khác so với người lớn nên các con luôn nhìn nhận và tái hiện mọi thứ theo một cách rất riêng. Ví dụ khi con vẽ quả táo, hình thù và màu sắc của quả táo có thể khác xa thực tế. Tuy nhiên, trong hội họa điều này luôn được khuyến khích vì đây sẽ là sự sáng tạo rất cá tính của con.

  • Cải thiện tâm lý: Theo Diest Wehbe - nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh, hoạt động liên quan đến hội họa như vẽ tranh, tô màu có tác dụng tích cực đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non. Các con sẽ được thể hiện mọi tâm tư của con qua từng nét vẽ, từng màu sắc con chọn, ví dụ như khi con đang vui thì tranh vẽ sẽ mang đường nét nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng hơn.

  • Hình thành tư duy đa chiều: Hội họa nói chung hay vẽ tranh nói riêng thực chất hỗ trợ tư duy của trẻ khá hiệu quả. Việc sử dụng màu sắc hay hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng logic cho con từ bé.

6 lưu ý cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non để dạy trẻ vẽ tranh đơn giản

Vẽ tranh là hoạt động không thể thiếu tại trường mầm non Hà Nội vì những lợi ích vượt trội chúng tôi đã nêu ở phần trước. Tuy nhiên, đối với nhiều Quý phụ huynh, vẽ tranh không thực sự được ưa chuộng thì họ vẫn thường nghĩ hội họa phải có năng khiếu thì mới làm được. Điều này là không đúng vì mỗi đứa trẻ sẽ có những sự tưởng tượng và cách thể hiện trí tưởng tượng khác nhau nên chỉ cần con hứng thú thì mọi tác phẩm con tạo ra đều mang nét đặc biệt. Sau đây là 6 lưu ý cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non bố mẹ nên biết để khuyến khích trẻ bộc lộ năng khiếu.

  • Động viên, khen ngợi con mỗi khi con khoe bố mẹ một bức tranh con vừa hoàn thành.

  • Để con tự do sáng tạo. Có thể cách thể hiện ý tưởng qua tranh của con còn hạn chế hoặc phi thực tế nhưng đừng vì thế mà tạo áp lực cho con phải làm theo lời bố mẹ.

  • Đặt những câu hỏi gợi mở để con nói về bức tranh của mình. Điều này không những giúp bố mẹ hiểu con mà còn hỗ trợ ngôn ngữ con phát triển.

  • Chuẩn bị cho con dụng cụ phù hợp như bút sáp màu, bút chì màu, giấy,... để con thỏa niềm đam mê hội họa.

  • Hướng dẫn con vẽ những nét cơ bản nhất và tăng độ khó lên dần dần.

  • Bố mẹ nên đóng khung bức tranh con vẽ tặng bố mẹ. Đây được xem là cách tạo động lực và giúp con cảm thấy mọi thành quả con tạo ra đều đáng được trân trọng.

Bí kíp giúp trẻ yêu thích hội họa trong chương trình giáo dục mầm non

Đối với những em bé đam mê vẽ tranh, tô màu từ nhỏ, việc con yêu hội họa là điều khá bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ không thực sự hứng thú hoặc không tập trung hoàn thành bức tranh dang dở thì phải làm cách nào? Tất nhiên là việc bắt ép con phải học vẽ hay tô màu sẽ không phải là cách trường mầm non Hà Nội áp dụng vì nó sẽ làm trẻ thêm chán. Cùng xem 3 bí kíp dưới đây để khơi gợi cảm hứng hội họa trong con nhé.

  1. Cho trẻ tiếp xúc với cuộc sống nhiều hơn: Trong chương trình giáo dục mầm non, các con luôn có những buổi học ngoài trời để có thể hiểu hơn về thế giới. Buổi học ấy khi thì ở trong khuôn viên trường, khi lại ở công viên gần trường,... và trẻ sẽ được nhìn tận mắt, sờ tận tay hoa lá, cây cỏ. Chính điều này sẽ là nền tảng để năng khiếu hội họa phát triển, giúp trẻ nhận biết, sử dụng màu sắc cũng như thể hiện hình ảnh sinh động hơn.

  2. Tham quan bảo tàng: Hội họa không chỉ bao gồm vẽ tranh hay tô màu mà nó còn bao quát cả những tác phẩm để đời của nhiều họa sỹ trên thế giới. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở viện bảo tàng sẽ phát triển sự cảm nhận và quan sát của con, góp phần hình thành tình yêu hội họa.

  3. Luôn hỗ trợ con khi con cần: Trẻ con luôn có trí tưởng tượng vượt qua khỏi thực tế nhưng cũng có nhiều lúc con cần đến sự giúp đỡ của người lớn, ví dụ như con không biết vẽ con voi chẳng hạn. Những lúc như vậy, bố mẹ nên dành thời gian để vẽ cùng con, hướng dẫn con tạo hình con voi như thế nào là đơn giản nhất và sau đó để con tự tô màu theo ý thích. Qua đó, tình cảm gia đình giữa bố mẹ - con cái sẽ thêm gắn kết hơn.

Có thể thấy, hội họa mang lại nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống và giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn. Qua bài viết này, hy vọng Quý phụ huynh đã có thể hiểu thêm về chương trình giáo dục mầm non hiện đại và từ đó, bố mẹ sẽ là người đồng hành giúp các con phát triển toàn diện những tiềm năng của bản thân.