Phòng ngừa nguy cơ dị ứng thực phẩm trong thực đơn mầm non cho trẻ

Thực đơn mầm non luôn là một trong những yếu tố quan trọng được các trường mầm non chất lượng cao quan tâm hàng đầu. Những bữa ăn hàng ngày tác động trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nên ngoài việc phải thiết kế một thực đơn mầm non đạt chuẩn, Nhà trường và gia đình luôn quan tâm đến những nguy cơ có thể gây hại cho trẻ như dị ứng để hạn chế các rủi ro không đáng có. Khi nói về dị ứng thực phẩm, bố mẹ đã biết gì về mối nguy hiểm này?

Dị ứng thực phẩm trong thực đơn mầm non - nghe đơn giản nhưng lại khá nghiêm trọng

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng không còn xa lạ đối với phần lớn trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, hiện tượng này tác động nghiêm trọng đến trẻ nhỏ hơn vì sức khỏe các con vẫn chưa thực sự tốt. Mời Quý phụ huynh xem hết những bài viết này để hiểu về nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ cũng như cách xử lý và cách thiết kế thực đơn hạn chế dị ứng cho trẻ nhé.

4 loại đồ ăn trong thực đơn mầm non gây dị ứng cho trẻ

Dị ứng thực phẩm là trạng thái cơ thể trẻ phản ứng lại sau khi tiếp nhận một vài loại thức ăn nhất định. Một số triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể kể ra đó là xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, nổi mề đay hay khó thở. Những triệu chứng này nghe qua thì không có vấn đề gì nhưng nếu bố mẹ không quan tâm, xử lý kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Có những loại thực phẩm thường được thêm vào thực đơn mầm non vì chúng được xem là các loại thực phẩm “vàng” giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với một số đứa trẻ thì những món ăn này lại khá nguy hiểm vì chúng có thể khiến các con dị ứng. Dưới đây là 4 loại đồ ăn bố mẹ nên lưu ý để hạn chế sự cố dị ứng ở trẻ.

Hải sản: Hải sản vẫn luôn được xem là nguồn đạm tốt rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Không những vậy, các loại hải sản như tôm, cua còn bổ sung canxi để trẻ phát triển chiều cao. Tuy nhiên, hải sản lại là nhóm thức ăn có nguy cơ gây dị ứng hàng đầu nên gia đình cần cẩn thận để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Các loại hạt: Dị ứng với các loại hạt có vỏ cứng như hạnh nhân, hạt điều cũng là loại dị ứng thường gặp ở trẻ. Loại dị ứng này cực nguy hiểm, có thể gây sưng phù đường thở. Do đó, khi thiết kế thực đơn mầm non cho con, gia đình và Nhà trường cần xem xét vấn đề này để không xảy ra những tình huống đáng tiếc.

Ngũ cốc chứa gluten: Gluten là loại đạm có trong phần lớn những loại hạt dinh dưỡng như lúa mì, yến mạch. Nghe qua thì khá dinh dưỡng nhưng có những đứa trẻ không chịu được gluten nên các con rất dễ mắc phải những triệu chứng dị ứng phản vệ. Bố mẹ nên cân nhắc cho con ăn các loại yến mạch này, đặc biệt là khi con còn trong 6 tháng đầu nhé.

Các chất bảo quản thường sử dụng trong một số thức ăn và đồ uống: Dioxide lưu huỳnh và sulphite được xem là những chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng cho người lớn nhưng đối với trẻ thì bố mẹ phải xem xét kỹ lưỡng. Cơ thể và hệ tiêu hóa trẻ vẫn còn khá yếu nên các chất bảo quản có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe các con. Để đảm bảo an toàn cho trẻ thì tốt nhất bố mẹ không nên cho con ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế nguy cơ dị ứng cho con.

Cách xử trí khi trẻ bị dị ứng thực phẩm trong thực đơn mầm non bố mẹ nên biết

Vẫn có nhiều bố mẹ mắc sai lầm trong việc cho con ăn phải những thực phẩm trẻ dị ứng và không biết xử lý bằng cách nào. Điều này khá nguy hiểm vì dị ứng nếu không được xử lý kịp thời rất dễ khiến tình hình sức khỏe trẻ trở nên nghiêm trọng.

Khi trẻ vừa ăn một món ăn trong thực đơn mầm non và xuất hiện những triệu chứng nhẹ như nổi mề đay, ngứa đỏ, bố mẹ cần ngừng ngay việc cho trẻ ăn món ăn đó. Tuy nhiên, gia đình lưu ý không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trường hợp trẻ bị dị ứng nặng hơn (thường là dị ứng các loại hạt hay gluten) và gặp những triệu chứng như sốc phản vệ hay khó thở, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Thiết kế thực đơn mầm non cho trẻ hay bị dị ứng như thế nào để an toàn cho các con

Vẫn có nhiều cách thay thế những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng kể trên mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng cho trẻ. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ được bú sữa mẹ đủ trong những năm đầu đời thì nguy cơ dị ứng sẽ thấp hơn do hệ miễn dịch của con tốt hơn các em bé không được bú sữa mẹ đủ. Mặc khác, một số thực phẩm trong thực đơn mầm non có thể sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ được kể đến là

  1. Bổ sung nguồn đạm bằng những thực phẩm khác: Thay vì cho con ăn hải sản thì bố mẹ có thể bổ sung đạm cho con bằng những loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò hoặc nguồn đạm thực vật như nấm hay đậu phụ.

  2. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ: Lợi khuẩn là một phần không thể thiếu trong thực đơn mầm non để hạn chế được nhiều triệu chứng dị ứng cho các con. Và khi nhắc đến lợi khuẩn, chúng ta không thể không nhắc đến sữa chua. Do được lên men, vi khuẩn có lợi sẽ tiêu hóa phần nào lượng đường sữa (lactose) nên bố mẹ không phải lo ngại nếu như cơ thể trẻ không dung nạp lactose trong sữa.

  3. Bổ sung chất béo tốt qua dầu ăn: Hiện nay trên thị trường tồn tại đa dạng các loại dầu ăn từ dầu oliu, dầu hướng dương đến các loại dầu cá. Do đó, thay vì cho con ăn những loại hạt tiềm ẩn nguy cơ dị ứng thì bố mẹ có thể chế biến món ăn cho con bằng các loại dầu chưa bão hòa này để cung cấp chất béo cho quá trình hấp thụ thức ăn được diễn ra hiệu quả.

Trên đây là những điều trường mầm non quốc tế tại Hà Nội cần quan tâm khi nói về vấn đề dị ứng thực đơn mầm non của trẻ. Hiểu được các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cũng như cách xử lý sẽ giúp bố mẹ bảo vệ trẻ an toàn hơn. Hy vọng bài viết đã giúp ích được cho Quý phụ huynh trong khía cạnh chăm sóc sức khỏe của con trẻ.