Tội làm giả giấy tờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Tội làm giả giấy tờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Làm giả giấy tờ là hình thức phổ biến hiện nay. Với trình độ công nghệ - khoa học tiến bộ thì việc làm giả giấy tờ không còn khó khăn. Hành vi làm giả giấy tờ được pháp luật điều chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm minh. Đối với loại tội phạm này được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến quý bạn đọc.

Các loại giấy tờ hiện nay bị làm giả rất nhiều và được sử dụng phổ biến

1. Làm giả giấy tờ được hiểu như thế nào?

Làm giả giấy tờ là hành vi của một người sử dụng các hình thức, công cụ để sao chép lại bằng cách vẽ, in viết hoặc kỹ thuật khác của các loại giấy tờ có bản gốc, bản chính thành một dạng văn bản mới có hình dạng, kiểu chữ giống hoàn toàn với giấy tờ gốc, bản chính.

Làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước, tổ chức là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ thật. Việc làm giả giấy tờ có thể là giả toàn bộ hoặc một phần (chữ ký, tiêu đề,…). Đây là hành vi trái pháp luật. Hậu quả của hành vi này có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

2. Các hành vi làm giả giấy tờ

Người làm giả giấy tờ sử dụng nhiều hình thức khác nhau như in ấn, vẽ, photo,…

Việc làm giả giấy tờ được thực hiện ở rất nhiều loại giấy tờ khác nhau

· Làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế giữa các bên.

· Làm giả các giấy tờ cá nhân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xe các loại.

· Làm giả các giấy tờ liên quan đến học tập: bằng đại học, chứng chỉ tiếng anh, tin học,bảng điểm, hộ chiếu để được đi du học, đi nước ngoài,…

· Làm giả các hợp đồng khi thực hiện giao kết hợp đồng giữa các bên: hợp đồng vay vốn, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ,…

3. Cấu thành tội làm giả giấy tờ

· Chủ thể

Là bất kỳ người nào có đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về loại tội này.

Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong tội làm giả giấy tờ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

· Khách thể

Đối tượng được tác động là giấy tờ, tài liệu giả.

Đối tượng bị xâm hại là cơ quan, tổ chức có giấy tờ, tài liệu bị người phạm tội sử dụng.

Các văn bản, giấy tờ của một cơ quan, tổ chức thể hiện tính pháp lý của đơn vị đó. Hành vi làm giả giấy tờ đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

· Chủ quan

Lỗi ở đây là lỗi cố ý. Vì người thực hiện hành vi làm giả giấy tờ mặc dù biết hành vi của mình là trái pháp luật, gây hại đến người khác nhưng họ vẫn để mặc hậu quả xảy ra.

Động cơ là vì lợi ích vật chất hoặc vì động cơ đê hèn. Nhằm lừa dối hoặc chiếm đoạt tài sản cơ quan, tổ chức.

· Khách quan

Hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức bằng nhiều hình thức như: vẽ, in, photo hoặc bằng kỹ thuật khác.

Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức nhằm để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng,…

4. Tội làm giả giấy tờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tội làm giả giấy tờ nên xem xét đủ cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Từ những cấu thành tội phạm những đã phân tích nói trên thì tội danh làm giả giấy tờ đã có đầy đủ căn cứ để xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tùy theo từng mức độ mà hành vi sử dụng giấy tờ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính và xử lý bằng các hình thức xử lý kỷ luật khác.

Căn cứ Điều 126 sửa đổi bổ sung Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung 2017) tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử phạt như sau:

· Người nào làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

· Phạt cải tạo không giảm giữ đến 03 năm

· Phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

· Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

· Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 của Điều Điều 126 sửa đổi bổ sung Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi,bổ sung 2017)

· Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Với những thông tin cung cấp ở trên, có thể thấy làm giả giấy tờ dù là sử dụng trong mục đích gì thì cũng bị xem là hành vi trái pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, mọi người cần chấp hành đúng quy định pháp luật, tôn trọng giá trị pháp lý của giấy tờ thật để không phải bị buộc vào tội làm giả giấy tờ.

Trên đây là bài viết liên quan vấn đề pháp lý làm giả giấy tờ. Nếu đang gặp phải vướng mắc trên, quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm:

Chuyentuvanluat.com - Website Tư Vấn Luật Miễn Phí

Văn phòng 81 Cách Mạng Tháng 8, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh

Email info@chuyentuvanluat.com

SĐT liên lạc 0908748368

Twitter https://twitter.com/chuyentuvanluat

Facebook https://www.facebook.com/chuyentuvanluat

Google Site: https://sites.google.com/view/chuyentuvanluat

Bản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1FmyFBMlVsAMYnirEL22tBpZqa0jVGDP0

Form đăng ký tư vấn: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfwLDyTziDXWF7B0z9SUIpCQ3UxjlPkI5urZ6gZtO3P7Fp_CA/viewform