Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

“Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại” cần được nắm bắt rõ giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại vì căn cứ theo vi phạm, thiệt hại trên thực tế mà từ đó có thể xác định mức BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI nhằm yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thương mại bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm một cách hợp lý theo quy định pháp luật.


khoản 1 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ theo khoản 2 Điều này, người, doanh nghiệp bị thiệt hại trong hợp đồng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Xem thêm: Tư vấn soạn thảo, giao kết hợp đồng thương mại

Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng đó là:

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Qua đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 294 Luật Thương mại 2005, để có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì bên vi phạm có nghĩa vụ phải chứng minh hành vi vi phạm hợp đồng thương mại của mình, hành vi dẫn đến tranh chấp làm thiệt hại cho bên ký kết còn lại là hoàn toàn có cơ sở.


Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Quy định pháp luật về mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 có quy định hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại sẽ giải quyết thông qua thỏa thuận hoặc dựa trên các điều khoản đã ký kết giữa các bên.

Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, tổn thất trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Từ những điều trên, có thể những hành vi vi phạm cam kết cụ thể được nêu trong hợp đồng nhưng lại chưa vi phạm pháp luật thì vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các chế tài thương mại khác áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại

Ngoài buộc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng thương mại thì tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 còn quy định các hình thức chế tài thương mại khác có thể áp dụng với chế tài bồi thường thiệt hại gồm:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng: căn cứ áp dụng khi có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm. Trong thời gian áp dụng chế tài này bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác;

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Là hình thức chế tài theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dựa trên những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trước đó.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ.

Hủy bỏ hợp đồng: là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

Xem thêm: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Các chế tài thương mại khác áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại

Luật sư hỗ trợ trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Dịch vụ tư vấn về mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại sẽ được đội ngũ luật sư tại Công ty Luật Long Phan PMT với nhiều năm kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hợp đồng lẫn lĩnh lĩnh vực thương mại thực hiện tư vấn, xác định cho quý khách hàng. Những công việc mà luật sư sẽ tiến hành nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng có thể kể đến như:

Tư vấn về vấn đề cụ thể mà khách hàng gặp phải để từ đó xác định đúng vấn đề pháp lý;

Tư vấn cho khách hàng biết về những hành vi vi phạm hợp đồng;

Tư vấn về quyền và lợi ích bị xâm phạm của khách hàng;

Thực hiện soạn thảo đơn từ cần thiết cho xuyên suốt vụ việc;

Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan chức năng và tiến hành tranh tụng tại Tòa án;

Các công việc liên quan khác.

Trên đây là bài viết tư vấn mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được cung cấp bởi Công ty Luật Long Phan PMT, nếu quý khách hàng còn bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực hợp đồng hay có nhu cầu tư vấn luật hợp đồng có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời.

Xem thêm:

Quy định về chuyển nhượng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai

Giấy ủy quyền sử dụng đất có thời hạn bao lâu?

Thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp