Lập trình phay CNC - Cánh tay đắc lực cho ngành công nghiệp 4.0.

Nâng tầm kỹ năng lập trình phay CNC: Tổng quan về lập trình phay CNC cung cấp kiến thức chuyên sâu về các kỹ thuật lập trình nâng cao, mở ra khả năng gia công phức tạp và đa dạng.

Lập trình phay CNC là gì?

Để có thể gia công được một chi tiết bằng máy CNC, đòi hỏi người vận hành trước đó phải lập trình chương trình gia công. Như vậy, hiểu theo cách đơn giản, lập trình phay CNC là tạo ra một chương trình gia công phay bằng phương tiện lập trình.

Trong đó, chương trình gia công được chứa trên một phương tiện mang chương trình. Chẳng hạn: băng đột lỗ, đĩa từ, băng từ, bộ nhớ máy tính PC, bộ nhớ trong bộ điều khiển của máy phay CNC

Cấu trúc chương trình phay CNC

Cấu trúc chương trình phay CNC gồm nhiều khối lệnh (block). Đầu tiên là dấu hiệu bắt đầu chương trình đến số chương trình và cuối cùng là lệnh kết thúc chương trình.

Nội dung của chương trình phay CNC gồm 3 phần chính sau đây:

Các phương pháp lập trình phay CNC

Lập trình phay CNC bao gồm các phương pháp sau đây:

Lập trình trực tiếp

Lập trình trực tiếp thường sử dụng cho các trường hợp gia công đơn giản. Lập trình viên có thể tự biên soạn chương trình phay CNC trên cơ sở nhận dạng hoàn toàn chính xác các tọa độ chạy dao

Có thể truyền chương trình phay CNC vào bộ nhớ của hệ điều khiển máy bằng 2 phương pháp sau:

Lập trình tự động

Với phương pháp lập trình phay CNC này, lập trình viên sẽ sử dụng ngôn ngữ hỗ trợ lập trình hoặc phần mềm CAD/ CAM để chuyển đổi tự động dữ liệu hình học và dữ liệu công nghệ thành chương trình CNC.

Lập trình dựa theo công nghệ CAD/ CAM

Phương pháp lập trình phay CNC theo công nghệ CAD/ CAM cho phép tạo ra các chương trình gia công chi tiết phức tạp một cách dễ dàng và chính xác.

Các bước thực hiện gồm: 

Hệ thống các điểm chuẩn khi lập trình máy phay CNC

Với hệ thống các điểm chuẩn khi lập trình máy phay CNC gồm có:

Gốc tọa độ của máy – M

Đây là gốc của hệ thống đo hành trình của máy sau khi đã được định chuẩn. Điểm này đã được thiết lập sẵn và ấn định nên không thay đổi được. Nó được sử dụng để xác định vị trí và hướng của các trục tọa độ.

Điểm định chuẩn máy – R

Điểm định chuẩn máy – R là điểm mà tại đó hệ điều khiển của máy có thể nhận biết được gốc tọa độ của máy – M. Nó giúp hệ điều khiển định chuẩn được hệ thống đo hành trình cho các trục đồng thời với việc kiểm soát được chuyển động của bàn máy và dụng cụ cắt.

Điểm tham chiếu của dụng cụ cắt – T

Hệ điều khiển của máy CNC chỉ nhận biết được chuyển động của T. Do đó, khi viết chương trình CNC là việc hệ thống lại tọa độ của T trong W theo một biên dạng nào đó so với M.

Việc sử dụng chương trình CNC để gia công phải cần đến các giá trị hiệu chỉnh dụng cụ cắt như: giá trị bán kính dụng cụ cắt (hiệu chỉnh trong XY) và giá trị chiều dài từ mũi dao đến T (hiệu chỉnh trong Z).

Gốc tọa độ của chi tiết gia công – W

Gốc tọa độ của chi tiết gia công – W là điểm thường nằm trên chi tiết gia công do chính người dùng định nghĩa. Điểm có tọa độ tuyệt đối so với gốc tọa độ của máy M, thông thường trùng với gốc thảo chương CNC.

Xem thêm tại: https://atcmachinery.com/tong-quan-ve-lap-trinh-phay-cnc/