Chinh phục mọi thử thách gia công với máy tiện CNC: Hướng dẫn vận hành toàn

Hướng dẫn cách vận hành máy tiện CNC cơ bản là tài liệu hữu ích cho những người mới bắt đầu sử dụng máy tiện CNC. Bài viết cung cấp cho bạn các kiến thức và kỹ năng cơ bản để vận hành máy an toàn và hiệu quả. 

Quy trình gia công tiện CNC gồm mấy bước? 

Trước khi tìm hiểu cách vận hành máy tiện CNC, mời các bạn cùng điểm qua quy trình gia công tiện CNC gồm 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thiết kế mô hình CAD

Đầu tiên, sử dụng chương trình CAD tạo các tệp mô phỏng hình dạng sản phẩm cần sản xuất. Phần mềm CAD giúp mô phỏng sản phẩm từ nguyên liệu thô đến thành phẩm cuối cùng.

Bước 2: Chuyển tệp CAD thành chương trình tiện CNC

Bước này người lập trình tiện CNC chuyển tệp CAD thành các mã lệnh G-Code và M-Code để thiết lập chúng lên máy tính. Và máy tiện CNC sẽ tự động gia công nhờ vào các lệnh này.

Bước 3: Chuẩn bị máy tiện CNC

Quá trình chuẩn bị máy tiện gồm các hoạt động như sau:

Bước 4: Thực hiện hoạt động gia công

Máy tiện CNC hoạt động dựa vào sự hướng dẫn của chương trình CNC được thiết lập ở các bước trên.

Bước 5: Thực hiện giám sát các hoạt động gia công

Trong khi máy hoạt động, người vận hành tránh lại gần mà hãy đứng quan sát qua máy tính. Hãy quan sát thật kỹ để tránh các rủi ro cũng như kịp thời sửa chữa máy khi xảy ra sự cố.

Hướng dẫn cách vận hành máy tiện CNC 

Với những người mới vào nghề chắc chắn khó thể nào nắm rõ quy trình cũng như cách vận hành máy tiện CNC chính xác, hiệu quả. Sau đây ATC Machinery sẽ hướng dẫn các bạn cách vận hành máy tiện CNC với 7 bước cơ bản:

Bước 1: Bật máy

Ở bước bật máy này, người vận hành máy tiện CNC cần thực hiện các thao tác sau đây:

Từ trạng thái không hoạt động, hãy bật trục xoay theo một trong hai hướng để làm nóng máy để máy không xảy ra hư hỏng trong quá trình gia công.

Bước 2: Cài đặt máy tiện CNC

Sau khi bật máy, người vận hành máy tiện CNC tiến hành cài đặt các lệnh cần cho gia công tiện. Tiến hành xóa các chương trình không cần thiết, lưu ý là tránh gây lỗi cho mẫu trong khi cài đặt để đảm bảo tính chính xác của mẫu cần gia công.

– Để xóa cài đặt: Hãy chọn chế độ EDIT, nhấn PROGRAM rồi nhập tên chương trình, bấm mũi tên hướng xuống và bấm DELETE.

– Để cài đặt lệnh mới: Hãy chọn chế độ EDIT rồi bấm PROGRAM.

Nhập tên chương trình: Ví dụ O0002, bấm nút trên bàn phím O0002, bấm EOB, bấm INSERT thì tên chương trình O0002 sẽ hiện lên trên màn hình. Trường hợp tên chương trình đã tồn tại trong bộ nhớ thì máy sẽ mở ra, còn nếu chưa có thì tạo file mới.

Bước 3: Gắn dao cụ cần cho công việc vào kho dao

Bước này người vận hành máy tiện CNC gá lắp dao cụ trên máy vào các ổ tích dao là đầu rơvonve hoặc ổ chứa dụng cụ dao. Sau khi gá lắp hãy đo kích thước của hai dao theo phương X, Z từ mũi dao đến điểm thay dao rồi nhập vào bộ nhớ dao. Có thể dùng nhiều công cụ cắt trong một lần gia công, tuy nhiên cần chọn đúng và lắp công cụ vào máy.

Lưu ý: 

Bước 4: Tiến hành đặt phôi vào mâm cặp và siết chặt – Một trong những công đoạn không thể thiếu khi vận hành máy tiện CNC

Người vận hành máy tiện CNC tiến hành gá phôi vào mâm cặp và siết chặt chúng. Trong máy tiện CNC, hầu hết phôi đều được lắp trên mâm cặp 3 chấu thủy lực tự định tâm. Trong khi gia công cần chú ý đến độ đảo của phôi khi quay, trường hợp quá đảo thì nên chỉnh lại phôi. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến áp lực của mâm cặp xem có hợp lý với vật liệu chi tiết hay không. Nếu xảy ra biến dạng trong quá trình kẹp thì cần phải hiệu chỉnh lại.

Bước 5: Thao tác trên bảng điều khiển máy tiện CNC

Tất cả chương trình tiện CNC đều được lưu trữ trong bảng điều khiển và máy được điều khiển thông qua bộ điều khiển này. Để vận hành máy tiện CNC nhất định không thể nào bỏ qua thao tác này.

Bước 6: Thiết lập điểm gốc của phôi cho máy tiện CNC

Tiến hành xác lập điểm gốc của phôi như sau:

– Thực hiện đưa mâm dao về điểm chuẩn máy R (reference) bằng nút điều khiển của máy tiện CNC.

– Tiếp đến hãy chọn chế độ di chuyển bằng tay và cho trục chính mang phôi quay.

– Nếu bạn chọn điểm gốc phôi X0 và Z0 tại mặt đầu của phôi thì tiến hành xác định điểm 0 của X và Z như sau:

Xác định điểm 0 theo trục Z: Hãy dùng chế độ handle cho dao tiến chạm mặt đầu của chi tiết. Khi chạm mặt đầu thì ghi lại kết quả của trục Z và nhập trực tiếp vào máy.

Vào OFFSET/ OFFSETTING/ Chọn chế độ GEOMETRY, nhập Z0 xong nhấn MEASURE. Vậy là đã xác định xong điểm 0 của Z, nếu nhập trực tiếp kết quả của Z thì hãy nhấn input.

Xác định điểm 0 theo trục X: Hãy dùng chế độ handle cho dao tiến chạm vào mặt lưng của chi tiết. Tiếp tục đưa dao theo trục Z ra khỏi chi tiết cần gia công rồi ghi lại kết quả trên máy hiển thị. Ví dụ: X = -170/34, sau đó đo kích thước phôi ví dụ: D = 40m mm

Vào OFFSET/OFFSETTING/CHỌN chế độ GEOMETRY, nhập X40 rồi nhấn measure. Hoặc X nhập = (X hiển thị – D phôi)/ 2 nhân INPUT. Và ta đã thiết lập xong điểm 0 của chi tiết gia công.

Bước 7: Vận hành máy tiện CNC

Xem thêm nội dung tại đây: https://atcmachinery.com/huong-dan-cach-van-hanh-may-tien-cnc-co-ban/