[Grammar – Bài 26] Động từ nguyên mẫu (Infinitive) trong tiếng Anh

Tiếp tục với bài học trước là Danh động từ (Gerunds), hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Động từ nguyên mẫu (infinitive). Đây là chủ điểm ngữ pháp có lượng kiến thức xoay quanh không hề ít và không kém phần đa dạng, biến hóa.

Hôm nay, TalkFirst sẽ gửi đến bạn bài viết bao gồm định nghĩa, chức năng, cách dùng và bài tập về Infinitive trong tiếng Anh. Bài viết này sẽ có một số phần liên quan khá chặt chẽ đến Gerunds, điển hình là việc so sánh to-infinitives với Gerunds, các bạn lưu ý tham khảo kĩ cả hai khái niệm này nhé!

1. Động từ nguyên mẫu (Infinitive) là gì?

Giống như chính cái tên tiếng Việt “Động từ Nguyên mẫu”, Infinitive là những động từ ở thể nguyên bản, không chịu tác động của việc chia động từ theo bất kỳ thì hay chủ ngữ nào.

Ví dụ:

‘work’ là thể nguyên mẫu của động từ “làm việc”.

‘works’ là thể đã được chia theo chủ ngữ ngôi thứ ba số ít ở thì Hiện tại Đơn.

‘worked’ là thể được chia theo thì Quá khứ Đơn và ở đây chủ ngữ ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều đã không còn quan trọng.

Infinitive (Động từ Nguyên mẫu) được chia thành 2 loại: Bare Infinitive (Động từ Nguyên mẫu không có ‘to’ đi trước) và to-infinitive (Động từ Nguyễn mẫu với ‘to’ đi trước).

2. Chức năng của Bare Infinitive là gì?

2.1.Theo sau các Động từ Khiếm khuyết

Động từ Nguyên mẫu không có ‘to’ đi trước sẽ đứng sau các Modal Verbs (Động từ Khiếm khuyết) trong tiếng Anh và kết hợp với các động từ này để bổ sung thêm thông tin cho chủ ngữ.

Một số Modal Verbs thường gặp trong tiếng Anh

Ví dụ Bare Infinitive theo sau Modal Verbs:

That secretary can type documents very fast.

⟶ Thư ký đó có thể/có khả năng đánh máy văn bản rất nhanh.

⟶ Modal Verb: ‘can’ – Bare Infinitive: ‘type’.

I think you should move to a big city for more job opportunities.

⟶ Tôi nghĩ bạn nên chuyển tới một thành phố lớn để có nhiều cơ hội việc làm hơn.

⟶ Modal Verb: ‘should’ – Bare Infinitive: ‘move’.

We have to work overtime every Friday.

⟶ Chúng tôi phải làm việc thêm giờ mỗi thứ Sáu.

⟶ Modal Verb: ‘have to’ – Bare Infinitive: ‘work’.

2.2. Cấu trúc let/make/help có chứa Bare Infinitive

Bare Infivitive xuất hiện trong ba cấu trúc sau:

Cấu trúc 1: Cho phép/Để ai làm gì

Subject + let (chia động từ theo thì và chủ ngữ) + object (thường là người) + bare infinitive + …

Ví dụ:

Yesterday, my boss let me leave early because I was sick.

⟶ Hôm qua, sếp tôi đã cho phép tôi đi về sớm vì tôi bị bệnh.

⟶ Phân tích: Dù câu trên đang ở thì Quá khứ Đơn nhưng ta vẫn dùng bare infinitive ‘leave’ chứ không dùng thể quá khứ ‘left’.

Cấu trúc 2: Khiến/ Bắt/ Làm cho ai phải làm gì

Subject + make (chia động từ theo thì và chủ ngữ) + object (thường là người) + bare infinitive + …

Ví dụ:

His parents always make him study very hard.

⟶ Phụ huynh của cậu ấy luôn bắt cậu ấy phải học thật chăm.

⟶ Phân tích: bare infinitive ở đây là ‘study’.

Cấu trúc 3: Giúp ai làm gì

Subject + help (chia động từ theo thì và chủ ngữ) + object (thường là người) + to-infinitive/ bare infinitive + …

Lưu ý: Khác với hai cấu trúc trên, trong cấu trúc với ‘help’ này, sau object có thể là to-infinitive hoặc bare infinitive.

Ví dụ:

That co-worker sometimes helps me to solve/solve problems.

⟶ Đồng nghiệp đó đôi khi giúp tôi giải quyết vấn đề.

⟶ Phân tích: to-infinitive: ‘to solve’ – bare infinitive: ‘solve’.

2.3. Theo sau Object (túc từ)

Bare Infinitive theo sau Object (túc từ) của một Verb of Perception (Động từ Giác quan): Khi một người A dùng một giác quan nào đó để chứng kiến/nhìn thấy/nghe/… một người B làm một việc gì đó từ đầu đến cuối, ta sẽ dùng Bare Infinitive để diễn tả hành động của người B.

Ta có cấu trúc sau:

Subject (A) + Verb of Perception (chia động từ theo thì và chủ ngữ) + object (B) + bare infinitive + …

Các verbs of percerption thường gặp: ‘see’ – “nhìn thấy”, ‘notice’ – “để ý thấy”, ‘hear’ – “nghe thấy”, ‘smell’, v.v.

Ví dụ:

Last night, I saw a stranger come and stand in front of your house for a while.

⟶ Đêm qua, tôi đã nhìn thấy một người lạ mặt tới và đứng trước nhà bạn một lúc.

⟶ Phân tích: Dù hai hành động “tới” và “đứng” này thuộc về quá khứ nhưng vì đang ở trong cấu trúc chứa động từ chỉ giác quan nên ta thấy Bare Infinitive ‘stand’ đã được sử dụng thay vì ‘stood’.

Lưu ý: Nếu người A dùng giác quan nào đó chứng kiến/ nhìn thấy/ nghe thấy/… chỉ được một phần hành động của người B, ta sẽ dùng Gerunds (danh động từ) để diễn tả hành động của người B.

Ví dụ:

Last night, while I was walking home, I saw a stranger standing in front of your house.

⟶ Đêm qua, khi tôi đang đi bộ về nhà, tôi đã thấy một người lạ đang đứng trước nhà bạn.

⟶ Phân tích: Ở đây, người nói không chứng kiến từ đầu đến cuối hành động “đứng trước nhà bạn” mà là đang đi bộ về nhà thì mới bắt gặp và chứng kiến một phần của hành động “đứng trước nhà bạn” của “người lạ” kia.

2.4. Theo sau từ hỏi ‘why (not)’

Chúng ta sẽ sử dụng Bare Infinitive sau từ hỏi ‘why (not)’ trong các câu hỏi mang tính đề xuất/gợi ý/đưa ý kiến/ bàn bạc/…

Ví dụ:

Why wait until tomorrow when we can contact that customer now?

⟶ Tại sao lại đợi đến mai khi chúng ta có thể liên lạc với khách hàng đó bây giờ?

Why not contact that customer right now?

⟶ Sao không liên lạc với khách hàng đó ngay bây giờ?


Xem thêm: https://talkfirst.vn/dong-tu-nguyen-mau-infinitive/


Anh Ngữ TalkFirst

Địa chỉ: 778/19 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (028) 22 644 666

Email: learning@talkfirst.vn


Các mạng xã hội của TalkFirst:

Google: https://talkfirst.business.site/

Facebook: https://www.facebook.com/TalkFirst.vn/

Twitter: https://twitter.com/AnhnguTalkfirst

Blogger: https://anhngutalkfirst.blogspot.com/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCs5IJ1DjTN_ghoK2ORZuewQ

Google Site: https://sites.google.com/view/anhngutalkfirst/

Google Map: https://www.google.com/maps?cid=7220486722778223103

Mixcloud: https://www.mixcloud.com/talkfirst/

#infinitive

#to_infinitive

#infinitive_là_gì

#bare_infinitive

#bare_infinitive_là_gì

#verb_infinitive

#to_infinitive_là_gì

#infinitive_verb

#infinitives