JEAN CLAUDE ELOY (Pháp, 1938)

Jean-Claude Éloy sinh ở Mont-Saint-Aignan gần Rouen, Pháp. Ông học soan nhạc vói Darius Milhaud tại Nhạc Viện Pa-ri, nơi đây ông được trao các giải thưởng về piano (1957), nhạc thính phòng (1958), counterpoint (1959), và Indes Martenot (1960). Cũng trong thời gian này, ông tham dự Darmstädter Ferienkurse (1957, 1960, và 1961) nghiên cứu âm nhạc với Henri Pousseur, Hermann Scherchen, Olivier Messiaen, Pierre Boulez, và Karlheinz Stockhausen. Năm 1961 ông cũng học với Boulez tại City of Basel Music Academy. Năm 1966-68 ông dạy ở Đại học California, Berkeley. Nhận lời mời của Stockhausen, ông làm việc ở Studio for Electronic Music (WDR) , Cologne trong các năm 1972-73, ở đây ông viết Shânti ( sửa đổi vào năm 1974), cho electronic với những âm thanh huyền bí, và đã khám phá âm sắc và các khía cạnh của thời gian âm nhạc

Năm 1977 và 1978 Éloy đã trải qua thời gian dài ở Nhật Bản, tại Electronic Music Studio of NHK, Tokyo, ông đã viết một trong những đỉnh cao về âm nhạc điện tử của mình, Gaku-no-Michi, tác phẩm dài gần bốn tiếng đồnghồ.

Vào cuối thập niên 1980, Éloy bắt đầu một loạt sáng tác có tiêu đề Libérations, tập trung vào nhân vật nữ và hợp tác cùng với các giọng ca đặc biệt như Junko Ueda, Fátima Miranda và Yumi Nara. Mỗi tác phẩm dành trọn cho một người nữ hoặc một nhân vật nữ tính khác từ huyền thoại, văn học, hoặc lịch sử văn hoá, và có các giọng nữ độc tấu với nhạc cụ và / hoặc âm thanh điện. Hai tác phẩm đầu tiên của loạt sáng tác này là Sappho HikètisButsumyôe (Lễ Phục Sinh) (1989). Erkos (Hymn of Praise) viết vào các năm1990-91, sau đó là Gaia Songs viết vào các năm1991-92. Và cuối cùng là Galaxies (Sigma là phiên bản năm 1996)

Năm 2011, nhà soạn nhạc đã quyết định trở lại chu trình Chants pour l’autre moitié du ciel [Songs for the Other Half of the Sky] những bài hát về sự cô đơn, về cầu xin, về sự phản kháng , về kỷ niệm, hay về cầu nguyện.

Santhi (1972-1973), một bức bích họa lớn có chiều dài khoảng hai giờ cho âm nhạc điện tử và âm thanh huyền bí, cảm hứng từ triết học Heraclitus (cuộc đấu tranh giữa các đối lập ) và các tác phẩm về yoga của Sri Aurobindo Ghose.

Gaku-no-Michi (1977-78) một bức bích họa âm thanh dài khoảng 4 giờ dựa trên biện chứng giữa vật chất cụ thể và ý tưởng trừu tượng trong đời sống Nhật Bản

Yo-In (1980) kịch bản, âm nhạc cho một nghi lễ tưởng tượng viết cho băng từ và nhạc cụ gõ.

Trong sự nghiệp sáng tạo của mình, âm nhạc và mỹ học châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Nhật bản, đã ảnh hưởng rất lớn đối với âm nhạc của Éloy.

Một nhà soạn nhạc đơn độc đã nắm giữ một trong những tổng hợp quan trọng của âm nhạc thế kỷ 20 (giữa âm nhạc điện tử và âm thanh, cũng như giữa các truyền thống châu Âu và không phải châu Âu), Eloy giải quyết và giải quyết một cách thuyết phục một số vấn đề thiết yếu của thời đại chúng ta: Mối quan hệ với người khác, đối với người lạ, với những gì là sự khác biệt, không phải là một đối tượng của sự tò mò, ngưỡng mộ hoặc trình bày, nhưng như một nguồn cảm hứng sáng tạo của sự sáng tạo

CÁC TÁC PHẨM CỦA JEAN CLAUDE ELOY