*Carmina Burana (cantata)

Carmina Burana là bản cantata của nhà soạn nhạc người Đức Carl Orff. Ông viết bản cantata này trong khoảng thời gian 1935-1936. Orff đã dựa vào 24 bài thơ Carmina Burana được viết băng tiếng Latin. Tác phẩm được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1937. Sau lần trình diễn đó, Orff đã từ bỏ những sáng tác trước đó của mình[1]. Đoạn nhạc trong tác phẩm được biết tới nhiều nhất là O Fortuna.

Carmina Burana (/ k ɑr m ɨ n ə b ʊ r ɑ ː n ə /), Latin cho "bài hát từ Beuern" (viết tắt: Benediktbeuern), là tên gọi cho một bản thảo tuyển tập 254 bài thơ[1], đa phần được5 viết vào thế kỷ 11 và 12, một số ít được viết vào thế kỷ 13. Các tác phẩm chủ yếu mang tính trào phúng, báng bổ. Do là một tuyển tập được tập hợp qua hơn 200 năm nên ngôn ngữ sử dụng trong tuyển tập cũng rất hỗn loạn, phần lớn được viết bằng tiếng Latin trung cổ, một số viết bằng tiếng Đức Thượng kỳ và tiếng Pháp cổ, thậm chí viết trộn lẫn giữa cả ba ngôn ngữ trên Tuyển tập bao gồm những bài thơ do Goliards, một nhóm sinh viên và giáo sĩ trẻ theo học tại các trường đại học khắp Tây Âu khoảng giữa thế kỷ 11 và 12, viết nhầm châm biếm thực tại của Giáo hội Công giáo đương thời. Tuyển tậo gìn giữ tác phẩm của một số tác gia danh tiếng như Peter xứ Blois, Walter xứ Châtillon, và một nhà thơ vô danh, được nhắc tới với cái tên Archipoeta, Đại Thi hào. Tuyển tập được tìm thấy năm 1803 ở Tu viện Benediktbeuern, Bavaria, sau được chuyển về Thư viện Bang Bavaria ở Munich. Cùng với tuyển tập Carmina Cantabrigiensia ở Cambrigde, Carmina Burana được công nhận như một trong các thành tựu quan trọng nhất của phong trào Golliard. Tuyển tập đại diện cho một nền văn hóa quốc gia ở Châu Âu Trung cổ, với thơ văn tập hợp từ Occitania, Pháp, Anh, Scotland, Aragon, Castile và Đế chế La Mã thần thánh.[2] Hai mươi bốn bài thơ trong tuyển tập được Carl Orff chọn ra để phổ thành bản cantata cùng tên năm 1936. Bản cantata này nhanh chóng được phổ biến khắp thế giới, nhất là phần mở đầu phổ nhạc bài thơ "O Fortuna" (Fortuna là nữ thần may mắn trong tôn giáo La Mã) được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh đến tận ngày nay [theo wikipedia.org]