Đáp lời kêu gọi của Ban Biên Tập báo Xuân Khoa Học Sài Gòn, tôi xin phép được tái nạm, xin lỗi tái xuất hiện (ảnh hưởng nghề ngỗng chăng?) trên trang báo Xuân Khoa Học Sài Gòn năm Nhâm Dần 2022.


“Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận,

Xuân đi, xuân lại, mãi còn xuân”


Trước tiên, xin được kính chúc quý Thầy Cô cùng các anh chị đồng môn trong gia đình Khoa Học Sài Gòn “XUÂN HY VỌNG” : Sức khỏe - Bình an - Vạn sự kiết tường - Tùy tâm mãn nguyện và Sở cầu như ý trong suốt năm Nhâm Dần 2022.


Đã hai năm rồi, “Thánh rắc … cúm Cô-Tập …” đã, đang gieo rắc, hoành hành trên khắp lục địa năm châu, và đã trở thành đề tài “hot” nhất trong lịch sử hiện đại.


Kinh tế các nước vốn đã xấc bất xang bang vừa qua, mới gượng dậy thì bị đánh bồi tiếp không nương tay! Thôi thì đành phải sống chung với nó vậy, nhưng cho đến … bao giờ? (mũi 2, mũi 3 và ... 6 tháng lại tiêm một lần, hơn cả cúm mùa?).


Cứ y như rằng cả thế giới ngày nay đang cải sang đạo ... Hồi hết ráo! Từ tổng thống, tướng tá, cha cố, sư thầy, học sinh, ... cho đến bàng quan thiên hạ sự muốn hội họp, ra đường, vào quán, vô chợ, coi xi-nê, ... đều phải bịt mặt như Zorro! Thoạt đầu, đa số đều phản đối, cự nự và xuống đường biểu tình rần rần việc đeo khẩu trang, cho rằng nó vi phạm thô bạo vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyến, giờ thì im re và khẩu trang đã trở thành một “nhu yếu phẩm” không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày: trong xe, trong bóp, áo khoác, túi quần,... đều “có em đây”! Vậy mà nhiều khi sơ sẩy có chút xíu, có thề nằm liệt giường chiếu và mất mạng như chơi vì ... dính chấu “Cô-Tập”!


Ở thời điểm bài viết này đã có 305 triệu người bị nhiễm và hơn 5 triệu rưỡi mạng người đã mãi rời cõi tạm. Một con số chết chóc chưa từng thấy ở Thể Kỷ thứ 21! Xin được chia buồn cùng các tang quyến và gia đình Khoa Học Sài Gòn chẳng may có thân nhân đã khuất trong trận đại dịch ác liệt này.


Vaccines các loại tuy dã ra đời, nhưng hiện chúng ta lại đang phải đối đầu với biến thể Omicron (mẩu tự chót của Hy Lạp xưa cổ đại mà WHO đặt tên cho các biến thể). Với sức siêu lây lan hiện giờ, hơn 2 triệu ca nhiễm toàn cầu trong vòng một ngày! Chưa hết, một biển thể mới “IHU” vừa được phát hiện, đang chờ ngày bùng phát!


Vaccines các loại tuy đã ra đời, nhưng hiện nhân loại lại đang đối đầu với biến thể Omicron, không biết còn biến thể mới nào sắp tới nữa không và phải đặt tên biến thể mới là gì? (Các mẫu tự cái Hy Lạp xưa đã dùng hết). Chỉ hy vọng biến thể Omicron sẽ chấm dứt … “mắc dịch” này trong năm Nhâm Dần do tính siêu lây lan (nhưng không ác tính bằng Delta) đối với những người đã chich ngừa và cả những người vẫn luôn cự tuyệt …


Một chuyên gia dịch tể Đan Mạch (Tyra Grove Krause) dự đoán biến thể Omicron (không ác tính bằng Delta) ... Cô- “mắc dịch” này sẽ chấm dứt vào cuối tháng hai năm nay do khả năng nó có thể gây được “miễn dịch cộng đồng" toàn cầu (ánh sáng ở cuối đường hẩm chăng?). Chờ xem phim dài chưa có hồi kết sẽ kết thúc ra sao và khi nào?


Xin mượn đối dưới đây để kết thúc phần ... mào đầu của mục “Sưu tầm, lượm lặt” năm nay:


“ Cạn ly, mừng Xuân qua còn sức khỏe,

Nâng cốc, chúc năm mới được bình yên”



I. Tem


Năm Con Cọp thì trước tiên phải có vài hình ảnh về Ngài, được nhận dạng qua các bưu chính trên thế giới.


II. Bao thư (Phong bì) – FDC : First Day Cover


III. Bloc tem 12 Con Giáp


IV. Một số bộ tem thời Việt Nam Cộng Hòa


Chắc mọi người còn nhớ, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), Lệnh Tổng động viên được ban hành. Tôi có người anh thứ ba đang học Đại Học Luật năm thứ Ba phải xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ.


Để kỷ niệm sự kiện này, năm 1969 Bưu Chính Việt Nam có phát hành bộ tem “Tổng động viên”. Để có được bộ tem chính thức sau cùng Bưu Chính Việt Nam đã phát động một cuộc thi trong trường Cao Đẳng Mỹ Thuật (còn được gọi dưới cái tên “Trường Vẽ Gia Định”) kế Lăng Ông Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, Bà Chiều, Gia Định.


Bản thân có nhạc phụ là giảng viên của trường, ngoài ra tôi còn có chị vợ, anh em cột chèo và em gái ruột cũng theo học và xuất thân từ trường này.


Sau đây xin được cống hiến quý thầy cô và các bạn hữu “Bảng vẽ tem Việt Nam Cộng Hòa tham dự xét duyệt”.



Tôi có số may mắn sở hữu được một số các bảng vẽ “ô-ri-gin kẹp chì” cỏn gìn giữ được trong tay. Cũng xin được trân trọng cám ơn một người đã giúp đỡ và hết lòng động viên người chơi để có được những tài liệu vô cùng quý hiếm về thời Việt Nam Cộng Hòa.

I. Tổng động viên (1969)

(kích thước 30 cm x 40 cm)\

TEM TRÚNG GIẢI :

Là bộ tem gồm 4 con tem (1,50đ, 3đ , 5đ , 10đ)


II. Dân Chủ và Pháp Trị (?)


(kích thước 30 cm x 40 cm)


Tôi chỉ có được 6 bản vẽ tham dự cho bộ tem “Dân Chủ và Pháp Trị”



TEM TRÚNG GIẢI :


Là bộ tem gồm 2 con tem (1đ. và 20đ.)

Tôi không sưu tầm được bao thơ ngày phát hành đầu tiên (First Day Cover) “Dân Chủ và Pháp Trị”


Những ai sưu tập tem Việt Nam Cộng Hòa thì đây là một tài liệu quý giá và bổ ích để bố sung cho bộ sưu tập mình có.




V. Tiền giấy



VI. Giấy cắt (Paper cut)


Dưới đây là một số các hình cắt giấy truyền thống của Trung Quốc nói về “Ông ba mươi”.


Không thề hiểu nổi với một tờ giấy mỏng te như “pơ-lua” (pelure paper, papier pelure) mà phần lớn các nghệ nhân là … bà già có thể hoàn thành các tác phẩm nghệ thuật rất tinh xảo và đẹp mắt như vậy, đó là chưa nói tới phần chấm màu ... thần sầu trên tác phẩm.


Có dịp, sẽ trở lại “Chinese paper cut” cùng quý Thầy Cô cùng các bạn hữu.


Kích thước: 10 cm x 18 cm


Để ý các đường cắt (lá tre, vằn lưng, râu ...) và ngay mộc ký tên, y chang như trên tranh thật.


Kích thước: 16 cm x 24 cm


Đây là hai “giấy cắt” xưa của Thuỵ Sĩ mà tôi có được. Thường được cắt trên giấy màu đen, tả phong cảnh, đời sống, tập quán, ... Tuy không chi tiết và sống động như của “anh Ba” nhưng giá trị của nó hơn gấp chục lẩn.


Hai hình này sỉu sỉu cũng 4-5 chục quan Thụy Sĩ / tấm (30 cm x 40cm) và chưa chắc có để mà thỉnh được nó.



VII. Tranh Cọp của Hoạ sĩ Wu Cho-Bun


薄斌 bo bin Bạc Bân (Họ Bạc; Bân: lịch thiệp)


Ông chuyên vẽ tranh cọp và nổi tiếng về những tranh này.


Và tranh cọp của một họa sĩ Trung Quốc khác.



VIII. Kỳ Lân



Xin được nói ké vào năm con cọp, đó là “con Lân” (không có trong “Thập nhị Con Giáp”).


Con Lân có họ hàng với “Ông Ba Mươi” (hổ hoặc cọp) là một trong “Tứ Linh” hay “Tứ Thụy”, gồm có : Long - Lân – Quy - Phụng hay Rồng - Kỳ Lân (Nghê) - Rùa - Phuợng Hoàng.


Lân rất thịnh hành trong dân gian Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ...


Trong truyền thuyết thì Kỳ Lân được xem như một loài giống Hổ. Riêng ở Việt Nam Kỳ Lân có đầu nửa rồng nửa sư tử, có mắt và mũi to, mõm ngắn và đặc biệt có đuôi rẽ quạt, có vẻ bên ngoài thân thiện (chớ không chễm chệ, dọa nạt như Kỳ Lân Trung Quốc).


Những hình minh họa trong bài là những Kỳ Lân mà tôi “thỉnh” được do may mắn và có duyên, xin cống hiến quý Thầy Cô và bạn hữu khắp mọi phương được tường lãm.


Lân Việt Nam


(1)

Con này nặng khoảng trên 3 ký (10,5 cm x 13,5 cm x 22 cm) được chạm khắc từ đá Ninh Bình. Đặc biệt ở con Lân này là cả hai chân đều “bận”: một chân đạp quả cầu và một chân vịn Lân “baby”.


Các tượng Lân chưng ở các đền, chùa, gia trang thường là một cặp được để hai bên, trong đó một con đạp cầu và một con vịn bé Lân.


Được nhập kho từ một cuộc triển lãm “Hội Chợ Việt Nam” tổ chức tại Genève cách đây hơn hai chục năm.


(2)

Tiếp theo là hình một vị thánh cỡi Lân bằng gỗ (4 cm x 10 cm x 12 cm) thường được thấy trong các chùa chiềng ở miền Bắc Việt Nam.

Có được từ một tiệm bán đồ xưa ở Thụy Sĩ.


(3)(4)(5)

Lân Hồng Kông


Tôi “thỉnh” được trong một kỳ nghỉ dài ngày, 5 tuần năm 1989. Năm này tôi dự định viếng luôn Trung Quốc, nhưng vì xảy ra sự kiện “Thiên An Môn” nên Hồng Kông tẩy chay các tours đi qua “anh Ba”, nên đành dậm chân tại chỗ.


Con này cũng khá đặc biệt, bằng men đất sét trắng được tô màu sặc sỡ (9 cm x 13 cm x 10,5 cm).


Lân có 4 chân là chân của 4 con vật khác nhau, thoạt đầu cứ tưởng là của “Tứ Linh”, nhưng coi kỹ thì thấy giống từa tựa 2 con : hổ và Phượng hoàng. Còn hai chân còn lại thuộc bộ chân móng đề.


Vì chưa biết ý nghĩ thực sự của tác giả về sản phẩm này, chỉ thấy đẹp, lạ nên thỉnh đại. Không dám nói bừa nên xin nhường lại cho các bạn đọc “uyên thâm bác vật” đoán ... mò thử dùm.


Lân Trung Hoa Lục Địa


(6)

- Con này bằng đất sét trắng phủ men xanh lam, ngồi trên một bệ (10 cm x 15 cm x 32 cm), khá nặng : khoảng hơn 2 ký.


Tuổi đời chưa đoán được (Chưa đủ $tiền để mua được máy ... đo “đồng vị phóng xạ”.


(7)

- Con tiếp theo, bằng đất sứ cũng ngồi trên bệ, có con đeo bên chân phải, tráng men nhiều màu. Tuổi ước chừng hơn trăm ngoài (cuối Thế Kỷ thứ 19?). Của gia bảo.


(8)

- Con Lân này hơn nửa ký (10 cm x 18 cm x 18 cm), mặt mày trông rất bặm trợn, hai tai to và dài, bờm lông đầu - mình nhiều, chồm đuôi dựng đứng và toàn người phủ màu men “lu” nâu, đang ngồi chồm hổm , hai chân trước chụm lại (không vịn con và cũng không đạp cầu), trông rất oai.

Nguồn: chợ trời (hiếm lắm mới thấy được một vật như con Lân này).


(9)

- Đây là một cặp Lân (4,5 cm x 10 cm x 12 cm), gốm sứ, bệ đen, toàn thân xanh lam, môi son đỏ. Truyền thống với một con đạp cầu và một con vịn bé Lân. Trên trăm tuổi.


(10)

- Tương đối có tuổi đời, dạng đứng (9 cm x 13 cm x 10,5 cm), nặng 150 grams, đầu có 2 sừng nhỏ (rất hiếm thấy), bằng đất nung, một màu nâu điểm chấm trắng trên bờm đầu. Không đoán được của nước nào và độ tuổi (có lẽ không dưới 1 thế kỷ).


(11)

- Dạng nằm (4 cm x 7 cm x 4,5 cm), mắt to mũi bự, môi trề và đuôi ... cụp, nhưng trông rất dữ dằn nên bù trất, không đoán được là của nước nào (không lẽ của Viêt Nam?)


(12)

- Con này, có râu, mắt lộ, miệng móm, phủ men trắng “Blanc de chine” (4,5 cm x 3,5 cm x 7 cm)


(13)

- Đây là một con triện đuơng thời (4,5 cm x 3,5 cm x 7 cm)


Phần trên có hình con Lân đạp cầu được khắc chạm trên đá đen tuyền.

Phần dưới là bệ có đáy là phần được khắc tên dùng để đóng trên tranh, sách vở, giấy tờ, ... thay chữ ký.


Còn ba bốn con khác nữa, nhưng tôi thấy không có gì đặc biệt nên miễn đưa vào.




IX. Huy Chương, Huân Chương, Bội Tinh Việt Nam Cộng Hòa


Đến thời điểm hiện tại tôi chưa tìm được một cuốn sách nào nói về các huy chương và bằng tưởng thưởng thời Việt Nam Cộng Hòa (Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa)


Dưới đây là một số huy chương Quân-Cán-Chánh Việt Nam Cộng Hòa mà tôi gom góp được, làm thành một bảng treo trong nhà.


Nghe qua không bằng tận mắt thấy được các Huân chương ngoài đời thật.


Xin cáo lỗi quý Thầy Cô và bằng hữu vì hiện nay một số các Huân chương không được giữ nguyên trạng và đầy đủ qua thời gian và bể dâu của thời cuộc.


1/ Quốc Gia Lão Tướng


2/ Danh Dự Bội Tinh


3/ Théâtres D’Operation Éxterieur (Một huy chương thời Pháp thuộc)


4/ Văn Hóa Giáo Dục


5/ Danh Dự Bội Tinh


6/ Quân Công Bội Tinh


7/ Không Lực Huân Chương


8/ Chỉ Đạo Bội Tinh


9/ Hải Vụ Bội Tinh


10/ Kỹ Thuật Bội Tinh


11/ Hải Quân Vinh Công


12/ Phát Triển Sắc Tộc


13/ Chiến Trường Ngoại Biên Bội Tinh


14/ Lục Quân Vinh Công


15/ Cộng Hòa Vệ Binh


16/ Đệ Nhị Chu Niên VBD - 26/8/1950


Riêng về huy chương có chữ VBD này:


Có thể đây là một huy chương của quân đội “Phật Giáo Hòa Hảo"

Lực lượng này được thành lâp năm 1948, sau năm Đức thấy Huỳnh Phú Sổ “đi xa" (thực tế là bị Việt Minh ám toán) và đến năm 1950 là kỷ niệm 2 năm. VBD vẫn chưa biết viết tắt từ chữ gì.


17/ Nhân Dũng Bội Tinh


18/ Huấn Vụ Bội Tinh


19/ Nông Nghiệp Bội Tinh


20/ Chiến Thương Bội Tinh


21/ Lục Quân Công Xưởng


22/ Lục Quân Huân Chương


23/ Nhân Dân Tự Vệ


24/ Tham Mưu Bội Tinh


25/ Thanh Niên Thể Thao Bội Tinh


26/ Tiểu Đoàn 55 Việt Nam


27/ Chiến Dịch Bội Tinh (1960)


28/ Republic of Viet-Nam Service:

(Mặt trước)


29/ Tem kỷ niệm Ngày Cựu Chiến Binh Mỹ


Phát hành 11/11/1979 tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (USA)

(mặt sau)

30/ United States of America


31/ - 35/ Một số phù hiệu không tên


#33 Chữ khắc trên phù hiệu: 三項 Tam Hạng (Hạng thứ ba)


Nhằm giúp cho quý Thầy Cô và bạn hữu hiểu rõ, tôi có vào tìm trên mạng và sau đây xin được đính kèm một số hình ảnh và tài liệu về huy chương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


36. Huy hiệu Quân Đội Phật Giáo Hoà Hảo


37. Trường Cán Bộ Cái Vồn (Phật Giáo Hoà Hảo)


Huy chương “Vietnam Service”

Huy chương “Vietnam Service” là huy chương của Bộ Quốc Phòng Mỹ dành cho các quân nhân Quân Đội Mỹ có công trang phục vụ tại Việt Nam (1965-1974).


Bảng huy chương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Hình minh họa huy chương “Anh Dũng Bội Tinh” với bằng tưởng lục


Các loại “Bảo Quốc Huân Chương”


Xin coi lại (phần minh họa):

- Không Lực Huân Chương

Bộ Huy chương “Bội Tinh” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Từ cao tới thấp


Xin Coi lại (phần minh họa):

- Chỉ Đạo Bội Tinh

- Chiến Dịch Bội Tinh

- Chiến Thương Bội Tinh

- Chiến Trường Ngoại Biên Bội Tinh

- Danh Dự Hạng I Bội Tinh


Xin coi lại (phần minh họa):

- Hải Vụ Bội Tinh (có điều hơi lạ là khác với hình trên, mặc dầu chữ khắc sau huy chương đúng là “Hải Vụ Bội Tinh”)

- Huấn Vụ Bội Tinh

- Kỹ Thuật Bội Tinh

- Nhân Dũng Bội Tinh


Xin coi lại (phần minh họa):

- Quân Công Bội Tinh

- Phi Dũng Bội Tinh

- Tham Mưu Bội Tinh




Bảng “huy chương cuộn” (Ribbon) Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Nhìn qua tư liệu, đối chiếu các loại huy chương mà tôi đã gom góp được, mừng là thấy có được khá nhiều, nhưng xét về thực tiển là thì như... một trời một vực !


Ngày nay ở Mỹ có cơ sở chuyên sao chép lại các huân chương của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhằm phục vụ cho các cựu quân nhân, sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong các buổi lể tưởng niệm hằng năm.


Nhưng mà dù nó ... có trơ gan cùng tuế nguyệt và xuống sắc cách mấy do thời cuộc bể dâu đi chăng nữa, đối với tôi nó luôn có hồn, vô cùng đẹp đẽ và tự hào vì nó là nhân chứng sống của lịch sử Việt Nam hào hùng, luôn sống mãi với thời gian.


X. Hộp quẹt máy ZIPPO - Việt Nam 1967-1974


Trong thời gian Quân Đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam (1965-1974), đã xuất hiện những Zippos có khắc tên về những địa danh, những khẩu hiệu về cuộc chiến được các binh sĩ Mỹ ưa chuộng mua dùng và được giữ như một kỷ vật bên mình (Lính nào mà không hút thuốc trong quân đội?).


Xuất phát từ cách khắc tên trên bút máy theo phương pháp vị tự (dĩ nhiên có nhiều chi tiết phải khắc bằng tay), các nghệ nhân đã theo xu hướng thời thể, chuyển qua khắc trên các quẹt máy Zippo, rất thịnh hành trong quân đội Mỹ và ngay cả trong một số sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa. “Đơ dèm cùi bắp” (binh nhì) khó lòng mà sở hữu được quẹt máy “xịn” này trong túi.


Bản thân, trong một lần đi nghỉ hè ở Hàn Quốc cách đây 6-7 năm, thấy họ bày bán trong một gian hàng đồ xưa một “Zippo thời chiến Việt Nam” duy nhất, để giá 500 $US!


Sau đây là hình chi tiết 7 cái Zippos mà tôi tích cốp được (phải rán chụp rõ rõ cho mọi người coi ... cho đã!):


1.a. Mặt trước : Việt Nam Huế 1967-1968

1.b. Mặt sau

2.a. Mặt trước: Việt Nam Đà Nẵng 1966-1967

2.b. Mặt sau :

3.a. Mặt trước : Việt Nam 1969-1970 Cần Thơ

3.b. Mặt sau

4.a. Mặt trước : Việt Nam Kon-Tum 1969-1970

4.b. Mặt sau

5.a Mặt trước: Việt Nam Chu Lai 1971-1972

5.b. Mặt sau

6.a. Mặt trước : Việt Nam 1973-1974 An Khê

6.b. Mặt sau

7.a. Mặt trước : Việt Nam 1974-1974 Pleiku

7.b. Mặt sau

Hình mặt trước 7 Zippos


Hình mặt sau 7 Zippos


Ngày nay Zippo được sản xuất với chất liệu “típ-tóp” với nhiều chủ đề, nhìn là mê … tít thò lò! Giá cả cũng thay đổi tùy theo túi tiền người mua, từ 49 cho đến

... khoảng 200 USD/cái.


Nhưng bảo họ làm lại những Zippos 50-60 năm về trước như trên, chưa chắc gì họ làm nổi!


XI. Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia


Để chấm dứt mục “Sưu Tẩm, Lượm Lặt” năm Nhâm Dần 2022, xin được trở lại với mục “Vé số” đã có lần nói trong những năm … (quên mất tiêu rồi!) trước đây.


Không ai trong chúng ta mà quên được bài hát của quái kiệt Trần Văn Trạch trước khi mở màn Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia phát sóng trên radio và trực tiếp trên màn ảnh nhỏ TV thời Việt Nam Cộng Hòa.


  • Xổ số tại Paris tháng 2 năm 1879

  • 6 lồng cầu quay số từ hàng đơn vị đến hàng triệu

  • Ban hợp ca Thăng Long giúp vui trước giờ xổ số

  • Ban Thanh Tra kiểm soát các vòng cầu quay

  • Khán giả tham dự trực tiếp ngày xổ số

Một số tờ giấy số Châu Âu năm xưa

- Thụy Sĩ


- Pháp

Loterie Nationale

Tombola du Soldat 1969


-Tây Ban Nha

Loteria Nacional



XII. Xổ Số Tombola (các tổ chức từ thiện)


Trở về Việt Nam, như đã có lần nói về đề tài này, nên nay xin được trích lượt các Tombola (các quỹ được gây của các tỉnh thành, hội đoàn, tôn giáo, … dưới hình thức xổ số như vé số “Kiến Thiết Quốc Gia”) hoặc sổ trúng thưởng ở Hội Chợ, Công Ty, ... thời Indochine và Việt Nam Cộng Hòa.


Indochine


Tombola 15 février 1936

Les Coloniaux - Loterie Nationale


Việt Nam, Đệ Nhất Cộng Hòa



- Grande Tombola Sœurs de Saint Vincent de Paul de Dalat

- Tombola 25 février 1953

- Cuộc xổ số của Hội Phước Thiện Gia Định

- Cuộc xổ số giúp Hội Chẩn Tế Bình Dương (2)

- Xổ số phước thiện


Công Giáo


Phật Giáo


Quân Đội


Phụ Nữ


Kiến Thiết


Công Ty


PHẦN KẾT


Tài liệu minh hoạ thì còn nhiều, chỉ sợ bạn đọc coi nhiều quá ... phát ngán! Vả lại năm nay là Trang Xuân Khoa Học Sài Gòn (“mỏng” hơn báo Xuân) nên tôi xin được tốp lại, nhường chỗ cho các ... đại sư ca, sư tỷ và các sư huynh khác với nhiều tiết mục, bài vở đặc sắc đang đứng chào hàng ...


Do ôm đồm nhiều thứ quá, chơi mà không giải thích được cặn kẽ nguồn cơn, lai lịch các món. Chỉ xin được làm một người gìn giữ “a-ma-tơ” (amateure = nghiệp dư) những sách hay, vật lạ, đồ xưa, ... có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử các nước (hạn chế trong tầm ngắm của ... “anh hai” [ $ ]).


Dĩ nhiên, được chú trọng nhiều nhất vẫn luôn là Việt Nam quê hương tôi, và ... có còn hơn không.


Với ước mong rằng mục “Sưu tầm, lượm lặt” vừa kể trên, ít nhất cũng đã đem đến cho quý Thầy Cô và bạn hữu những giây phút giải trí ... “sương sương” bổ ích, một món ăn tinh thần, nhân dịp đầu Xuân.


Cũng không quên cám ơn Ban Biên Tập, nhất là Tiền đại ca, đã không quản ngại thời giờ, công sức, thức hôm dậy sớm để bắt sâu, tỉa sửa và upload sao cho Trang Xuân Khoa Học Sài Gòn Xuân Nhâm Dần kịp thời đến với quý Thầy Cô, bạn hữu khắp năm châu bốn bể trong những ngày sát nút ấm áp của Tết Âm lịch.


Xin tạm dừng với câu “Đến hẹn lại lên” ... sang năm.


Người lượm lặt,

Huy-kha-Ti