Cọp trên Lục Địa Úc Châu – Tasmanian Tiger - Tiền Lạc Quan

Lục Địa Úc Châu không có cọp (hay hổ), cũng như không có các loài “mèo lớn”, tức các loài thú ăn thịt thuộc Họ Mèo (Felidae) như hổ, báo, beo, sư tử, ...

Tuy nhiên về từ ngữ, ở Lục Dịa Úc Châu có một loài thú ăn thịt, tên thông thuờng tiếng Anh là “tiger” – Tasmanian tiger, vì trên lưng có vằn tương tự như những vằn của hổ, nhưng loài thú ăn thịt này không phải là cọp hay hổ.

Loài thú này có kích thước trung bình gần bằng loài chó, cân nặng khoảng 44 đến 66 pounds (khoảng 20 Kg đến 30 Kg).

Gọi “Tasmanian tiger” vì loài thú này chủ yếu sống ở đảo Tasmania phía Nam Lục Địa Úc Châu. Loài thú này còn có tên là Thylacine hay Tasmanian wolf (Chó sói Tasmania).

Tuy nhiên, người ta tìm thấy trên các vách núi vùng Arnhem Land thuộc Lãnh Thổ Bắc Úc những hình vẽ loài Thylacine này (Rock Art). Do đó loài thú này cũng đã hiện diện ở những vùng phía Bắc Lục Địa Úc Châu.

Nhiều vật hóa thạch được tìm thấy cũng đã chứng minh sự hiện diện của loài thylacine trên khắp Lục Địa Úc Châu khoảng hơn 4.000 năm trước.


Loài thú này được xem như đã bị tuyệt chủng (extinct) cách đây khoảng hơn 80 năm.

Cá thể cuối cùng được biết đến có tên là “Benjamin” (hình ở đầu trang) đã chết vào khoảng tháng 9 năm 1936 tại Sở Thú Hobart (Tiểu Bang Tasmania).

Tuy nhiên, theo ông Neil Waters, người sáng lập Nhóm Thylacine Awareness Group of Australia (TAGOA), thì trong vòng 100 năm qua có khoảng 5.000 lần loài thylacine đã được “nhìn thấy” ở nhiều nơi trên khắp nước Úc, nên có nhiều tài liệu và giả thuyết cho rằng loài này chưa hẳn đã bị tuyệt chủng.

(https://www.abc.net.au/news/2018-05-28/could-the-tasmanian-tiger-still-roam-the-top-end/9807296)

Người viết chưa tìm thấy tên tiếng Việt của loài thú này, nên tạm gọi là “Hổ Tasmania”.

Tên tiếng Hoa là 袋狼 hay 𤠸

Phiên âm Hán Việt: đại lang, nghĩa là “chó sói có túi”

(đại: cái đẫy, cái túi ; lang: chó sói

Phân thứ lớp (Infraclass): Marsupalia

Bộ (Order): Dasyuromorphia

Họ (Family): Thylacinidae

Tên Khoa Học: Thylacinus cynocephalus (Harris, 1808)

Đặc biệt hầu hết các loài thú thuộc Lớp hữu nhũ (Mammalia) trên Lục Địa Úc Châu thuộc Phân thứ lớp (Infraclass) Marsupalia: loài thú hữu nhũ có túi (như loài chuột túi Kangaroo, biểu tượng của nước Úc).

Loài Thylacine, Tasmanian Tiger hay Tasmanian Wolf thuộc loài thú ăn thịt có túi.


Phân biệt với các loài thú hữu nhũ thuộc Phân thứ lớp (Infraclass) Placentalia: loài thú hữu nhũ có nhau thai, như chúng ta thuờng biết (chó, mèo, hổ, ngựa, bò, heo, khỉ, v.v...).

Kính mời quý độc giả tham khảo thêm về loài thú ăn thịt có túi thylacine, hổ Tasmania hay chó sói Tasmania qua nhiều Trang Mạng như sau:

https://www.abc.net.au/news/2018-05-28/could-the-tasmanian-tiger-still-roam-the-top-end/9807296

tasmanian tiger extinction - Search (bing.com)

Once Thought Extinct, the Tasmanian Tiger May Still Be Prowling the Planet | HowStuffWorks

Why did the Tasmanian tiger go extinct? (theconversation.com)

Is the thylacine really extinct? (uq.edu.au)

Extinction of thylacine | National Museum of Australia (nma.gov.au)

tasmanian tiger found alive - Search (bing.com)

Tasmanian tiger sightings raise questions about extinct Australian predator - CNN

Tasmanian tiger Facts (softschools.com)

Tasmanian tiger sightings raise questions about extinct Australian predator - CNN

Is the thylacine really extinct? (uq.edu.au)

Extinction of thylacine | National Museum of Australia (nma.gov.au)

Once Thought Extinct, the Tasmanian Tiger May Still Be Prowling the Planet | HowStuffWorks

v.v…




Tháng Giêng Âm lịch đã qua, Trang Xuân Khoa Học Nhâm Dần đã hoàn thành, hẹn sẽ có nhiều bài viết cho năm Con Mèo Quý Mão 2013.

Tuy nhiên, chúng tôi vừa được thông tin nghiên cứu khoa học về kế hoạch hồi sinh hổ Tasmania.

Xin bổ túc thêm một số Links các Trang Mạng về sự việc này.

https://nhanquyen.co/ke-hoach-hoi-sinh-ho-tasmania-nho-buoc-dot-pha-khoa-hoc/

“Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Melbourne hy vọng có thể đưa hổ Tasmania trở lại thông qua sử dụng tế bào gốc sau khi cá thể cuối cùng chết gần 100 năm trước.”

https://www.9news.com.au/national/tasmanian-tiger-could-be-deextinct-through-major-scientific-breakthrough/268fbe6c-0990-4e9a-9d98-5a21bd8dabfe?ocid=Social-9NewsM

“Tasmanian tiger could be de-extinct through major scientific breakthrough” (By Chanel Zagon 9:20pm Mar 2, 2022)


https://twitter.com/UniMelb/status/1498790704914612224?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1498790704914612224%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fnhanquyen.co%2Fke-hoach-hoi-sinh-ho-tasmania-nho-buoc-dot-pha-khoa-hoc%2F

“The reality of bringing back the Tasmanian tiger from extinction using its genome is now a step closer.”

https://twitter.com/9NewsMelb/status/1498892008349487107?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1498892008349487107%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fnhanquyen.co%2Fke-hoach-hoi-sinh-ho-tasmania-nho-buoc-dot-pha-khoa-hoc%2F

“The extinct Tasmanian Tiger could be brought back to life within a decade, under a bold genome sequencing project from University of Melbourne.

Professor A.J.Pask breaks down the science behind the project, which will ultimately aim to reintroduce the Thylacine back into the wild.”


“Back to life: Melbourne University’s project to “de-extinct” Tasmanian tiger.

Blueprint to bring Tassie tiger back to life.”

“Melbourne scientists are attempting a Jurassic Park-style plot to revive the Tasmanian tiger through a multimillion dollar ‘de-extinction’ process.”