HỎI ĐÁP

Tại sao bạn nên học nghề nấu ăn?

Có thể bạn coi nhẹ việc nấu nướng, nhưng thật ra có rất nhiều lý do thú vị mà bạn nên học nấu ăn.

1. Cần một công việc:

Bạn đang băn khoăn và lo lắng về tương lai của bản thân mình? Trong khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng gắt gao và nhân lực đào tạo đang ngày càng nhiều, bạn không biết nên lựa chọn cho mình con đường nào? Nếu như vậy, thì Nghề đầu bếp sẽ là một ý tưởng không “tồi”.  Khi mà mọi người đang chạy đua theo những ngành “hot” trước đây như Kinh tế, kĩ thuật…, khiến nhân lực dư thừa thì Nghề bếp lại là một nghề được dự đoán sẽ lên ngôi trong tương lai. Lựa chọn Nghề bếp ngay bây giờ sẽ là một lựa chọn an toàn cho tương lai sau này của bạn.

2. Phục vụ cho chính nhu cầu của bản thân và gia đình:

Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người. Học nấu ăn một cách nghiêm túc sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn các món ăn cho bản thân và gia đình. Ngoài tăng chất lượng món ăn, bạn còn có thể lên lịch trình cho một chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe. Nếu bạn cho rằng việc này tốn kém về cả thời gian lẫn tiền bạc thì đó là một sai lầm. Chi phí cho những khóa học nấu ăn sẽ giúp bạn chăm lo cho sức khỏe của bản thân và gia đình, thay vì bạn phải bỏ tiền đi ăn bên ngoài hoặc trả tiền cho bác sĩ vì các vấn đề sức khỏe liên quan tới ăn uống.

3. Muốn kinh doanh nhà hàng, quán ăn:

Một khi đã có ý định kinh doanh thì bạn phải làm sao đó để mọi thứ bỏ ra phải đáng đồng tiền. Nấu ăn không khó, điều khó chính là nấu phải sao cho ngon, để thực khách nhớ mãi và quay lại lần sau. Bí quyết rất đơn giản là hãy tham gia học nấu ăn để nâng cao tay nghề, thường xuyên update các món mới vào menu của nhà hàng, quán ăn của bạn. Như vậy thực khách sẽ thích thú và thường xuyên ghé tới mà thôi.

4. Bí quyết giữ các mối quan hệ:

Người ta thường nói “Con đường ngắn nhất để đi tới trái tim chính là dạ dày”. Sẽ có rất nhiều cách khiến mọi người nhớ tới và yêu quý bạn, nhưng cách dễ dàng nhất chính là cho họ thưởng thức những món ăn ngon do chính tay bạn làm. Những bữa cơm với người yêu, gia đình, những buổi tiệc với bạn bè, đồng nghiệp là những dịp tốt để bạn củng cố và nâng cao mối quan hệ. Nấu một bữa ăn ngon hoặc những món ăn đặc biệt sẽ khiến mọi người dễ dàng nói chuyện và xích lại gần nhau hơn

5. Thể hiện chính bản thân mình:

Có rất nhiều cách để thể hiện cá tính của bản thân mình như âm nhạc, thời trang… Và có nhiều bạn cũng chọn học nấu ăn để thể hiện phong cách của bản thân. Được so sánh như các DJ làm chủ âm nhạc tại vũ trường, các bartender lại chính là những người làm chủ quầy rượu.  Họ chinh phục mọi người bằng sự nhanh nhẹn, hoạt bát và những động tác điêu luyện. Rất nhiều bartender thổ lộ rằng họ đến với nghề không chỉ vì thu nhập mà còn cả đam mê thể hiện mình.

Nếu bạn muốn một trong những điều trên, còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký ngay một lớp học nấu ăn cho chính bản thân mình. Trường Hướng Nghiệp Á Âu sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó. Với các khóa học ngắn hạn và dài hạn trên nhiều lĩnh vực khác nhau như Bếp trưởng điều hành, Bếp Á, Bếp Âu, Pha chế, Làm bánh… và học phí phù hợp, cơ sở vật chất hiện đại chắc chắn sẽ là nơi để bạn thỏa sức sáng tạo và thể hiện bản thân mình.

Địa chỉ ghi danh:

Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí học tại Phòng tuyển sinh Trung cấp nấu ăn Hà Nội: P104, Số 170, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện Thoại: 0462.601.456 - 0986.425.099 (Thầy Thái)

Những kỹ năng không thể thiếu của người đầu bếp giỏi

Đã qua rồi cái thời đầu bếp bị coi là nghề lao động chân tay, ngành nghề tăm tối không thấy tương lai. Ngày nay, đầu bếp là một ngành nghề phát triển hàng đầu, những người làm nghề này cũng được tôn vinh không kém gì các ngôi sao giải trí.

1. Đầu bếp là nghệ thuật gia

Trước kia, người ta vẫn nghĩ nấu nướng là việc của đàn bà, và coi đây là công việc tầm thường của những người hạ đẳng. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch, dịch vụ, với sự thay đổi trong nhận thức và tuy duy, vai trò của ẩm thực nói chung và của người đầu bếp nói riêng đã được nhìn nhận lại một cách chính xác và khách quan hơn.

Người đầu bếp của ngày hôm nay được tôn vinh như những nhà làm nghệ thuật. Những món ăn mà họ chế biến ra không chỉ ngon về hương vị, mà hình thức cũng rất bắt mắt, thể hiện sự sáng tạo và óc thẩm mỹ tuyệt vời. Không ít đầu bếp nổi tiếng thế giới với lượng fan không hề thua kém các ngôi sao nhạc Pop hay các minh tinh màn bạc.

Tất nhiên, để trở thành đầu bếp giỏi và đạt được thành công như vậy, người đầu bếp cũng cần phải hội tủ đầy đủ những kỹ năng, tố chất quan trọng.

2. Những kỹ năng không thể thiếu của người đầu bếp giỏi

– Kiến thức ẩm thực cơ bản: 

Người đầu bếp chuyên nghiệp không giống với những người nội trợ thông thường, chế biến món ăn hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm của bản thân và những lời chỉ dạy của bà, của mẹ… Người đầu bếp chuyên nghiệp phải nắm được những kiến thức ẩm thực cơ bản, các phương pháp chế biến món ăn, kết hợp hương vị theo đặc trưng từng miền, từng khu vực, từng quốc gia, tùy theo chuyên môn của mình.

– Kỹ năng làm việc tập thể: 

Cho dù là nhà hàng lớn hay nhà hàng nhỏ, sang trọng hay bình dân thì người đầu bếp cũng không thể hoạt động độc lập mà phải làm việc theo nhóm, có sự phối hợp với những người khác. Do đó, kỹ năng làm việc tập thể là một yếu tố cần phải có nếu bạn muốn phát triển bản thân theo hướng đầu bếp chuyên nghiệp.

– Kỹ năng sáng tạo:

Những kiến thức bạn học được từ trường lớp, từ thầy cô hay sách vở chỉ là nền tảng. Điều quan trọng là bạn phải biết vận dụng tất cả những điều đã học được vào công việc một cách sáng tạo. Tính sáng tạo làm nên điểm nhấn của bạn, giúp những món ăn mà bạn tạo ra có sự khác biệt tinh tế so với những đầu bếp khác. 

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất đối với một người đầu bếp chính là niềm say mê với nghề. Nếu không say mê với nghề, bạn sẽ không thể nào chuyên tâm tạo nên những món ăn khiến thực khách hài lòng, càng không thể biến món ăn của mình thành tác phẩm nghệ thuật./.