Thực phẩm cho người bị đột quỵ

  1. Những lưu ý trong thực đơn hằng ngày cho người bị tai biến mạch máu não

Nguyên tắc dinh dưỡng là một trong những điều rất quan trọng khi muốn xây dựng thực đơn cho người bị đột quỵ

Người bị tai biến mạch máu não thường gặp những ảnh hưởng về mọi mặt của sức khỏe. Thế nên, để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả sau đột quỵ, đòi hỏi người bệnh không chỉ là cần phác đồ điều trị, vật lý trị liệu, mà còn bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý và thư giãn về tinh thần. Theo các bác sĩ cho biết, chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh sau đột quỵ cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất để bảo đảm sức khỏe được phục hồi tốt. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần chú ý tránh một số vấn đề như: tăng cân hoặc ăn quá no. Bên cạnh đó, một số nguyên tắc ăn uống mà người bị tai biến mạch máu não cũng cần đảm bảo tuân thủ là:

  • Không ăn uống vô độ: Mức được các bác sĩ khuyến cáo là khoảng 30-35 calo/kg cân nặng/ngày.

  • Tách nhỏ bữa ăn: Nên có từ 3-5 bữa ăn mỗi ngày, với mỗi bữa chỉ nên nạp vừa đủ no.

  • Tiêu thụ đa dạng và cân bằng dinh dưỡng: Dùng đủ thực phẩm từ các nhóm chất như tinh bột, protein, chất xơ, chất béo tốt.

  • Nên chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Ưu tiên dùng các món ăn như cháo, soup, sữa,... nói chung là thức ăn dạng lỏng sẽ giúp hồi phục nhanh hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản với 5 bước

2/ Những thực phẩm cần sử dụng và kiêng sau khi bị tai biến mạch máu não

Những thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn

  • Nhóm tinh bột: Ưu tiên các thức ăn từ bột tốt như các loại khoai, yến mạch, các loại rau củ tươi sống, gạo lứt,... Số lượng nạp vào khoảng 45-60%/tổng lượng calo nạp mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng để cơ thể hoạt động.

  • Nhóm protein: Ưu tiên lựa chọn các nguồn đạm có chứa ít cholesterol hoặc có nguồn gốc từ thực vật như đạm trong đậu hũ, các loại đậu, các loài cá biển,... hạn chế chọn các loại thịt đỏ để tránh ảnh hưởng đến huyết áp. Lượng nạp vào chiếm khoảng 75-80g/kilogam cân nặng/ngày.

  • Nhóm chất xơ, vitamin và chất khoáng: Đây là những chất cực kì tốt cho người sau đột quỵ cần phục hồi sức khỏe, bởi chúng có chức năng ổn định đường huyết, lợi tiểu cùng nhiều lợi ích khác. Các nhóm chất này có trong hầu hết các loại rau củ quả, các loại trái cây,...

  • Nhóm chất béo: Ưu tiên lựa chọn các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu oliu, dầu đậu nành,... để tránh các cholesterol xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế sử dụng vì chất béo nhìn chung đều không tốt cho sức khỏe người bị tim mạch, huyết áp, đột quỵ,... Ngoài ra, với các loại chất béo từ thịt mỡ, phô mai,... cần tránh tiêu thụ tối đa. Đối với nhóm chất này chỉ nên dùng khoảng 25g/ngày để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

Thực đơn cho người bị đột quỵ tốt nhất vẫn là đảm bảo đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất cần thiết cho cơ thể.

Những thực phẩm người bị đột quỵ nên kiêng

  • Các gia vị mặn và gia vị mạnh: Chúng thường là muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, ớt,... Vì các loại gia vị này thường làm cao huyết áp hoặc tác động xấu đến tim mạch.

  • Trứng gà: Trứng là nguồn chất đạm tốt, tuy nhiên, chúng lại cần hạn chế sử dụng đối với người bị tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não,... để ngăn chặn các biến chứng.

  • Thức ăn lên men hoặc thức uống chứa cồn: bởi đây là những yếu tố có nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não thầm lặng.


3. Thực đơn cho người bị đột quỵ

Sau khi nắm rõ các nguyên tắc ăn uống, chúng ta cùng tìm hiểu thực đơn gợi ý cho người bị tai biến mạch máu não như sau:

Bữa sáng:

  • Bánh mì đen ăn với trứng khuấy Scrambled

Bữa trưa:

  • Cơm gạo lứt

  • Cá hồi sốt cam

  • Salad trái bơ

  • Canh rau cải xoong

Bữa phụ:

  • Sữa chua kết hợp với các loại trái cây như mâm xôi, đào, chuối, táo,...

Bữa tối:

  • Gà Cajun cuộn rau xà lách

  • Cháo yến mạch nấu rau củ


Dù là thực đơn cho người bị đột quỵ nhưng vẫn cần đảm bảo các món ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Trên đây là chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ. Cần chú ý, cần tránh nêm nếm quá mặn, có thể thay thế các gia vị cho phù hợp như dùng đường ăn kiêng, đường cỏ ngọt thay cho đường cát trắng ; dùng nước mắm giảm mặn thay cho nước mắm thông thường ; giảm lượng muối trong thức ăn,... để đảm bảo ngon miệng nhưng vẫn an toàn đối với người bị đột quỵ, tránh các trường hợp biến chứng hoặc đột quỵ lần 2. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!


>> Có thể bạn quan tâm

https://giavinuocmam.com/che-do-dinh-duong-va-thuc-pham-phong-chong-dot-quy.html

https://danhgianuocmam.com/top-nhung-thuc-don-cho-nguoi-bi-dot-quy-nhanh-phuc-hoi-suc-khoe.html