Y tưởng thiết kế lại bao bì của bạn

Làm việc trong ngành bao bì nhiều năm, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu cách chúng đóng góp vào quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Càng đi sâu vào tìm hiểu, tôi phải thừa nhận rằng, các chuyên gia marketing thật sự là những nhà thao túng thị giác đại tài.

Ví dụ, một chiếc túi có thể trông to hơn những sản phẩm khác cũng loại. Tuy nhiên, khối lượng của chúng lại chẳng khác nhau gì cả. Bạn hiểu ý tôi muốn nói chứ?

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm đang dùng mẹo tương tự. Chúng khiến người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm ấy có số lượng hoặc khối lượng nhiều hơn thật tế.

Đây thật sự là một hiệu ứng tuyệt vời giúp sản phẩm của bạn tăng lợi thế cạnh tranh. Đồng thời cũng là một trong những cách mà bao bì đang giúp bạn bán hàng.

Nếu bao bì của bạn vẫn chưa tạo được hiệu ứng như vậy, đây là bài viết dành cho bạn.

Cùng bắt đầu nhé!

1. Thay đổi kích thước bao bì + giữ nguyên khối lượng tịnh

Đây có thể là cách đơn giản và được nhiều nhà sản xuất thực phẩm áp dụng nhất. Và sau đây là cách áp dụng.

Bạn hãy tăng kích cỡ bao bì của mình lên theo chiều cao hoặc dài/rộng tuỳ theo sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên hãy giữ nguyên khối lượng sản phẩm bên trong.

Hầu hết người tiêu dùng không có thói quen kiểm tra khối lượng tịnh. Và cho dù có kiểm tra, họ thường không kiên trì so sánh tất cả các nhãn hiệu được lâu đâu. Hãy tin tôi, vì tôi đã thử và việc đó thật sự không dễ dàng.

Và khi bộ não của các khách hàng thân yêu bắt đầu mệt mỏi, họ chuyển sang phương án dễ dàng hơn: so sánh kích thước sản phẩm.

Khi bao bì của bạn to hơn đối thủ nhưng đều cùng giá bán, khách hàng thường nghĩ rằng sản phẩm của bạn là một món hời. Việc này không đảm bảo 100% sản phẩm của bạn sẽ được chọn. Vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng ít nhất mẹo này cũng giúp tăng khả năng sản phẩm của bạn được chú ý. Từ đó tăng khả năng bán hàng.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

2. Thứ tự trong bảng nguyên liệu sản phẩm

Nếu bạn đang hoạt động trong ngành thực phẩm, có thể bạn đã nắm rất rõ quy định về bảng nguyên liệu trên bao bì rồi.

Nhưng tôi vẫn sẽ giải thích ngắn gọn phòng trường hợp bạn vẫn còn mới mẻ với quy định này nhé. Hãy nhớ kỹ rằng, thành phần của sản phẩm luôn được liệt kê theo thứ tự tỷ lệ.

Các thành phần được sắp xếp theo tỷ lệ giảm dần. Do đó, các thành phần nằm ở hai hoặc ba vị trí đầu tiên mới là thứ người tiêu dùng thật sự ăn. Còn các thành phần còn lại, bạn có thể thêm vào cuối danh sách dù cho tỷ lệ trong sản phẩm rất rất nhỏ.

Thử nghĩ xem, bạn in một danh sách dài các thành phần phức tạp mà người tiêu dùng không thể hiểu được. Và kết thúc danh sách bằng các vitamin và khoáng chất. Kết thúc thật ấn tượng, đúng chứ?

Ông bà ta có câu: “Nhất đầu, nhì cuối”. Ý nói ấn tượng cuối cùng cũng rất quan trọng. Do đó bạn cũng nên dành sự chú ý đến khu vực cuối bảng thành phần của mình nhé.

3. Hình ảnh đẹp trên bao bì

Các công ty thực phẩm thường rất thích trang trí bao bì của họ bằng những hình ảnh trái cây xanh tươi, cánh đồng xanh ngát thật bắt mắt.

Nhiều người tiêu dùng mê đắm các hình ảnh này. Dù thật sự chức năng của chúng chỉ mang tính minh hoạ.

Ví dụ như, bạn có biết lượng đường chứa trong các chai nước ép có in hình trái cây tươi mát là bao nhiêu không? Chưa kể hương vị của chúng cũng được hương tổng hợp góp phần tạo thành.

(Hãy xem thử trong bảng thành phần nhé, có thể bạn sẽ ngạc nhiên đấy.)

Bạn có thể tham khảo một số bài viết trước của tôi để có gợi ý cho một thiết kế bao bì đẹp:

TRƯỜNG PHÁI THIẾT KẾ #1 – BAO BÌ TỐI GIẢN

TRƯỜNG PHÁI THIẾT KẾ #2 – HOẠ TIẾT LỚN VÀ NHỎ

4. Hình dạng bao bì

Có thể bạn không tin. Nhưng hình dạng bao bì cũng ảnh hưởng đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng, khách hàng thường nghĩ thực phẩm được đóng trong các bao bì cao và mỏng sẽ chứa ít calo hơn những món nằm trong bao bì rộng và thấp.

Ngoài ra, những thứ được gói trong bao bì mảnh mai và có hình dạng giống con người sẽ thường được nghĩ là thực phẩm lành mạnh. Đó là lý do tại sao các chai nước ép thường được đóng trong các chai nước thắt đáy lưng ong.

Bạn hãy tìm hiểu hình dạng phù hợp cho bao bì trong ngành của mình nhé. Tôi tin chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

5. Dùng chất liệu giấy Kraft

Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến liên quan đến chủ đề này. Khách hàng thường nghĩ rằng thực phẩm được gói trong bao bì giấy Kraft sẽ tươi ngon hơn bao bì nhựa.

Phương pháp này hiệu quả đến nỗi, người tiêu dùng có thể chấp nhận bỏ số tiền lớn hơn cho sản phẩm có bao gói bằng giấy Kraft.

Tuy vậy, bạn hãy chú ý đến khả năng bảo quản thực phẩm của giấy Kraft nhé. Nếu cần, hãy cán thêm lớp màng nhôm để bảo vệ thực phẩm tốt hơn.

Đồng thời, hãy tận dụng cụm từ “thân thiện môi trường”. Thật tế có thể không phải tất cả bao bì Kraft đều tái chế được, nhưng đây là điều khách hàng quan niệm, và bạn có thể sử dụng để tăng giá sản phẩm.

6. Bảng giá trị dinh dưỡng

Các nhà sản xuất có thói quen công bố lượng đường, chất béo và calo cho những khẩu phần rất nhỏ. Điều này có nghĩa là, bạn chỉ công bố 3 chỉ số trên cho một lượng nhỏ khẩu phần nằm trong bao bì của bạn.

Khách hàng nếu quan tâm đến các con số ấy thường dễ móc hầu bao mua sản phẩm.

7. Hộp cỡ đại và túi thực phẩm cỡ trung

Tôi không khuyến khích cách này lắm. Nhưng dù sao đây cũng là một bài viết how to nên tôi sẽ giữ lập trường trung lập.

Với cách này, bao bì của bạn gồm hai phẩn.

Một là hộp đựng bên ngoài. Hãy sử dụng một hộp cỡ đại. Lý tưởng nhất là làm sao để khách hàng ấn tượng với kích thước sản phẩm của bạn.

Phần thứ hai là một túi thực phẩm cỡ trung được đựng bên trong hộp. Túi này giúp bạn đựng thực phẩm cỡ trung vừa vặn trong hộp cỡ đại.

Bạn hình dung ra được cách làm chứ?

8. Chia nhỏ thành phần

Có một cách để mục thành phần trên bao bì của bạn trông lành mạnh hơn. Đó là phương án chia nhỏ thành phần.

Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn chứa rát nhiều đường. Và theo nguyên tắc thì bạn không muốn đường nằm trên cùng trong danh sách thành phần của mình. Giải pháp là hãy chia nhỏ lượng đường này thành nhiều loại đường khác nhau. Vậy là các loại đường này sẽ trôi xuống phía dưới của danh sách. Thật là một cách làm thông minh, đúng chứ?

9. Chơi chữ

Sẽ ra sao nếu trong sản phẩm của bạn có một chất nào đó được gán mác ‘không lành mạnh’?

Bạn sẽ giấu đi và không thể hiện trên bao bì?

Câu trả lời là không. Bạn hoàn toàn không cần làm vậy. Điều bạn cần làm là nghiên cứu và chơi chữ một chút.

Ví dụ, sản phẩm của ban chứa bột ngọt? Chà, chắc chắn khách hàng sẽ không thích mua thực phẩm chứa bột ngọt đâu. Vậy nếu bạn đổi ‘bột ngọt’ thành ‘phụ gia E621’?

Hầu hết khách hàng không dành thời gian tìm hiểu công thức này, và đây là tên hoàn toàn hợp pháp nhé. Nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Việc bạn cần làm là hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi áp dụng một tên thay thế nào nhé.

10. Màu sắc bao bì

Khách hàng thường quan niệm rằng, bao bì có màu sắc sáng sẽ lành mạnh hơn. Ví dụ viên kẹo cao su màu xanh lá sẽ tạo cảm giác lành mạnh hơn viên kẹo màu đỏ. Bạn đòng tình chứ?

Do đó, hãy lựa chọn màu sắc cho phù hợp với tiêu chí mà thực phẩm của bạn đại diện.