Mô hình toán kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Thông tin chung

- Tên học phần: Mô Hình Toán Kinh Tế

o Tên tiếng Anh: Mathematical Models of Economics

- Mã học phần: TTH454

- Ngày soạn: 18/11/2014 Phiên bản: 2.0

- Thuộc khối kiến thức: Cơ sở ngành

- Bộ môn – Khoa phụ trách: Bộ Môn Tối Ưu&Hệ Thống

- Giảng viên phụ trách: TS. Nguyễn Lê Hoàng Anh

- Giảng viên tham gia giảng dạy:

o TS. Nguyễn Lê Hoàng Anh

o ThS Trần Tuấn Anh

- Số tín chỉ: 4

o Số tiết lý thuyết: 3

o Số tiết thực hành: 1

- Học phần:

o Bắt buộc cho ngành Tối Ưu&Hệ Thống

- Điều kiện đăng ký học phần:

2. Mục tiêu của học phần

1-Mô tả chính xác các khái niệm về mô hình toán kinh tế

2-Phân tích và áp dụng đúng các mô hình bài toán

4-Phát huy khả năng sáng tạo

5-Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác

3. Tóm tắt nội dung học phần

Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về mô hình toán học trong kinh tế. Áp dụng của toán học đặc biệt là lĩnh vực tối ưu hóa để mô phỏng, giải quyết các vấn đề kinh tế thực tiễn.

This course provides:

- The Leontief closed and open models, direct and indirect requirements

- A labor theory of value, the substitution theorem

- Linear optimizing model, the production set, efficient production, constrained production, consumption

- Nonlinear optimizing models, neoclassical demand theory, the neoclassical transformation surface, generalized production theory

- Equilibrium in a market economy, the budget constraint, excess demand, Walras-Wald model, Arrow-Debreu-Mckenzie model

- Balanced growth in dynamic economic models, Leontief model, Von Neumann model, balanced growth model

4. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1. Các khái niệm về toán học và tối ưu

1.1 Ma trận đối xứng

1.2 Dạng toàn phương và dạng toàn phương ràng buộc

1.3 Ma trận đường chéo trội và xác định dương

1.4 Sơ lược về phương trình sai phân và vi phân cấp 1

1.5 Điều kiện tối ưu

Chương 2. Mô hình tối ưu tuyến tính

2.1 Phân tích sản xuất, định nghĩa mô hình, thiết lập mô hình

2.2 Tập sản xuất được

2.3 Sản xuất hiệu quả

2.4 Ràng buộc sản xuất

2.5 Hoạt động tiêu thụ

Chương 3. Mô hình tối ưu phi tuyến

3.1 Lý thuyết cận đại về nhu cầu

3.2 Mặt sản xuất hiệu quả

3.3 Lý thuyết mở rộng về sản xuất

3.4 Bài toán tối ưu trong sản xuất, kinh doanh (ràng buộc và không ràng buộc)

Chương 4. Mô hình cân bằng vi mô, hệ số co giãn, thặng dư sản xuất

4.1 Cân bằng trong kinh tế thị trường

4.2 Qui luật Walras và ràng buộc ngân sách

4.3 Nhu cầu thừa

4.4 Mô hình Walras-Ward

4.5 Mô hình Arrow-Deubreu-Mckenzie

4.6 Hệ số co giãn của cung và cầu

4.7 Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất

Chương 5. Cân bằng vĩ mô

5.1 Giới thiệu một số mô hình

5.2 Mô hình cân bằng tĩnh

5.3 Mô hình cân bằng động

B. Bài tập

· Phân tích, thiết lập mô hình toán để giải từ những vấn đề thực tế

· Phân tích mối quan hệ giữa các biến, ý nghĩa kinh tế trong mô hình

· Khảo sát giá trị tối ưu trong các mô hình tối ưu phi tuyến và tuyến tính

· Giải quyết bài toán mô hình tĩnh và động theo biến thời gian.

· Sử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ đề giải quyết những mô hình lớn và phức tạp

5. Phương pháp dạy và học

Phương pháp thuyết giảng, làm báo cáo và thuyết trình theo nhóm

6. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra cuối kỳ, tự luận: 70% số điểm

Bài tập: 30% số điểm

7. Giáo Trình: Sách Giáo Trình Lý Thuyết Mô Hình Toán Kinh Tế, PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

8. Tài liệu tham khảo

[1] W.J. Baumol, Economic Theory and Operations Analysis, Prentice-Hall, London, 1977.

[2] K. Lancaster, Mathematical Economics, MacMillan, New York, 1969.

[3] A. Takayama, Mathematical Economics, Dryden, Hinsdale, Illinois, 1974.

[4] Ian Jacques, Mathematics for Economics and Business, Prentice- Hall, London, 2006

9. Phần mềm hay công cụ hỗ trợ thực hành:

o MATLAB, MAPLE

o GAMS, www.gams.com