Cách tính thuế xe ôtô 01/01/2016

Tại Điều 5, phần hướng dẫn cách tính thuế TTĐB của Thông tư này, Bộ Tài chính đã lấy 1 chiếc ô tô nhập khẩu, có giá CIF 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu 70%; thuế suất thuế TTĐB 45%; tỷ giá 22.500 VND/USD, làm ví dụ để tính thuế TTĐB như sau:

1.Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu: 20.000 USD x 22.500 VND = 450.000.000 VND.

2.Thuế nhập khẩu phải nộp : 450.000.000 x 70% =315.000.000 VND

3.Thuế TTĐB (nộp ở khâu nhập khẩu): 450.000.000 + 315.000.00 x 45%=

344.250.000 VND.

4.Giá vốn xe ô tô nhập khẩu: 450.000.000 + 315.000.000 +344.250.000 =

1.109.250.000 VND.

5.Giá bán buôn cho đại lý: 1.109.250.000 x 105% = 1.164.712.500 VND.

6.Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước: 1.164712.500 : 1,45 = 803.250.000 VND.

(Tỷ lệ 1,45 được hiểu là để loại trừ số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu, bởi theo quy định, thuế TTĐB đánh trên hàng hóa phải chưa có thuế TTĐB).

7.Thuế TTĐB khi bán ra trong nước: 803.250.000 VND x 45%=361.462.500VND.

8.Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: 361.462.500 - 344.250.000

= 17.212.500 VND.

Các mức thuế tính trên được cụ thể hóa trong bảng biểu sau: Như vậy từ 1/1/2016, chiếc xe ô tô nhập khẩu nêu trên sẽ phải nộp thêm 17.212.500 VND thuế TTĐB so với từ 31/12/2015 trở về trước.

ô tô, mẫu xe, nhập khẩu, nguyên chiếc, thuế suất, TTĐB, DN, tăng giá. Ô-tô, mẫu-xe, nhập-khẩu, nguyên-chiếc, thuế-suất, tăng-giá

Cũng theo chuyên gia của Bộ Tài chính, với cách tính này, phần lớn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc có mức tăng từ 1,2%-3% ( chỉ những xe có giá trị nhập cao mới tăng 4%-5%) trên giá bán buôn, của DN nhập khẩu bán cho đại lý, chưa có thuế GTGT. Còn nếu tính trên giá ô tô bán đến người tiêu dùng thì tỷ lệ này còn thấp hơn nữa.