Tính công suất trước khi mua ổn áp

Điện xoay chiều có đến 3 loại công suất:

công suất biểu kiến S=P/Cos φ=U.I đơn vị VA

công suất tiêu thụ P=U.I.Cos φ đơn vị W

công suất phản kháng Q= U.I.Sinφ đơn vị VAr

Mối quan hệ giữa 3 loại công suất |S| ² = P ² + Q ²

Do đó, S luôn lớn hơn P. Trong trường hợp lý tưởng Cos φ=1, Sinφ=0 thì Q=0 thì S=P

Người dùng điện gia đình chỉ quan tâm đến P để biết đồ dùng điện của mình sử dụng phải trả tiền điện nhiều hay ít. Sử dụng cùng thời gian như nhau thí bóng đèn 40W phải trả tiền điện gấp đôi bóng đèn 20W (không cần biết là sử dụng bóng đèn loại gì).

Ông điện lực, xí nghiệp tiêu thụ nhiều điện phải chú ý đến cả P và S. Nếu để Cos φ quá nhỏ thì S >> P, hiệu suất máy phát điện thấp (cung cấp điện nhiều nhưng tiêu thụ ít vì công suất phản kháng quá lớn). Khi đó ông điện lực buộc xí nghiệp phải gắn thêm tụ bù công suất để nâng Cos φ lên.

Không riêng http://www.onap.vn/Index.aspx?u=dn&g...rid=109&id=467 cho rằng 1000VA=1000W, nhiều hướng dẫn sử dụng máy biến áp khác cũng như thế. Có lẽ nếu giải thích 1000VA#1000W cũng chẳng ai thèm hiểu. Nhưng Hướng dẫn chọn mua ổn áp của trang web trên hướng dẫn cách tính như sau:

Khi bạn phải mua một ổn áp dùng cho cả nhà, thì tính toán công suất ổn áp như sau: với thiết bị không có động cơ như tivi, máy vi tính… nên lấy công suất các thiết bị đó nhân thêm 25%. Còn với các loại đồ điện có lắp động cơ bên trong như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí… bạn phải lấy công suất các thiết bị này nhân thêm 3 lần (do dòng khởi động các động cơ thường tăng rất cao). Ví dụ một gia đình sử dụng các thiết bị điện như sau: một tủ lạnh 200 lít (100 - 150 W), ti vi 21 inch (80 W), một máy giặt (500 W), một nồi cơm điện (1.000 W), lò vi ba (1.000 W), 2 máy điều hòa không khí (2.500 W), một máy nấu nước Ariston có hình dạng chữ nhật cỡ trung bình (1.500 W), bơm nước (khoảng 1.000 W), một bàn ủi (1.000 W). Sau khi tính toán, có thể dùng loại ổn áp có công suất khoảng 15 KVA (1 KVA = 1.000 W) chung cho cả nhà.

Tôi phân tích từng thiết bị theo cách trên cho bạn thấy:

Cộng công suất các thiết bị trong nhà là 11.230W. Nhưng tính toán để mua biết áp là 16.925VA (chứ không phải là W)

Nếu 1.00VA=1.000W thì mua máy biến áp 10KVA là đủ chứ cần gì đến 15KVA?

Còn tại sao phải nhân 1,25; nhân 3? đó là vì S=P/Cos φ nên S luôn lớn hơn P.

Đối với động cơ, Cos φ =0,5 nên S=P/0,5=P*2, nhưng hướng dẫn chọn nhân 3 cho an toàn

Còn với các loại đồ điện có lắp động cơ bên trong như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa không khí… bạn phải lấy công suất các thiết bị này nhân thêm 3 lần (do dòng khởi động các động cơ thường tăng rất cao)

Một ví dụ minh họa cách tính dòng điện của ổn áp và thiết bị tiêu thụ điện:

Một ổn áp 2,2KVA được sử dụng cho các thiết bị:

- 5 bóng đèn huỳnh quang 40W

- 4 bóng đèn sợi đốt 40W, 1 bàn ủi 600W

- 2 quạt 80W, 1 bơm nước 550W

Tính dòng điện thiết kế của ổn áp và tổng dòng điện của các thiết bị (điện áp sử dụng 220V). Ổn áp có đủ tải khi sử dụng đồng thời tất cả thiết bị ?

Dòng điện Io của ổn áp:

- Công suất biểu kiến S=U x I=220V x I=2,2KVA=2.200VA

- Dòng điện thiết kế của ổn áp Io=2.200VA / 220V=10A

Dòng điện Itb của thiết bị tiêu thụ điện:

Công suất tiêu thụ Ptb=U x Itb x cosφ => dòng điện Itb=Ptb/(U x cosφ)

+ 5 bóng đèn huỳnh quang 40W (cosφ=0,5 vì có chấn lưu là cuộn cảm, tải có cảm kháng)

___I1=5 x (40/(220x0,5))= 1,8A

+ 4 bóng đèn sợi đốt 40W (cosφ=1 vì là tải thuần trở)

___I2=4 x (40/(220x1))= 0,72A

+ 1 bàn ủi 600W (cosφ=1 vì là tải thuần trở)

___I3=1 x (600/(220x1))= 2,73A

+ 2 quạt 80W (cosφ=0,7 vì là có cảm kháng, dung kháng)

___I4=2 x (80/(220x0,7))= 2,73A

+ 1 bơm nước 550W (cosφ=0,7 vì là có cảm kháng, dung kháng)

___I5=2 x (80/(220x0,7))= 3,57A

___Itb= I1+I2+I3+I4+I5=9,86A

Io > Itb nên ổn áp có đủ tải khi sử dụng đồng thời tất cả thiết bị.