Mua trái phiếu “đỉnh” như dân chuyên với chiến lược Barbell, bạn đã thử chưa

Khi đầu tư chứng khoán, chọn mua trái phiếu tốt thôi chưa đủ, bạn cần có chiến lược xây dựng danh mục bài bản để có thể phân bổ tốt nguồn vốn ra nhiều đầu trái phiếu khác nhau. Một trong các chiến lược được nhiều “tay chơi” lão làng áp dụng nhất chính là chiến lược Barbell.

Mua trái phiếu theo chiến lược Barbell: Khái niệm, ưu/nhược điểm và lời khuyên cho người mới

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa của chiến lược trái phiếu Barbell, cũng như các lợi ích và rủi ro dành cho nhà đầu tư khi chọn phương án này. Cuối bài viết, chúng tôi sẽ đưa ra một số lưu ý hữu ích cho những ai mới lần đầu tiếp xúc với chiến lược này.

Mua trái phiếu theo chiến lược Barbell: Khái niệm, ưu/nhược điểm và lời khuyên cho người mới

Trong tiếng Anh, Barbell có nghĩa là thanh tạ, đây cũng là hình ảnh đại diện cho chiến lược mua trái phiếu này. Theo nhà thống kê Nassim Nicholas Taleb, chiến lược thanh tạ là một chiến lược phân bổ và đa dạng hóa trái phiếu ở hai thái cực rủi ro đối lập. Ở một đầu của thanh tạ sẽ là các trái phiếu có rủi ro thấp, đầu còn lại sẽ là các trái phiếu có rủi ro cao. Cả hai bên sẽ bù trừ cho nhau về độ rủi ro cũng như tiềm năng sinh lời.

Một điểm cần lưu ý rằng, trên “thanh tạ trái phiếu” này, chỉ có các sản phẩm rủi ro rất thấp và rất cao, không có mức độ rủi ro trung bình. Ngoài ra, không phải lúc nào 2 đầu thanh tạ cũng có tỷ lệ phân bổ ngang nhau, mà nó còn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

Mua trái phiếu theo kiểu thanh tạ mang lại những ích lợi và hạn chế nào cho nhà đầu tư?

Khi áp dụng chiến lược Barbell, nhà đầu tư kỳ vọng sẽ thu về 2 lợi ích sau đây:

  1. Khả năng tiếp cận các trái phiếu có lợi suất cao

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng tránh xa các trái phiếu có kỳ hạn kéo dài hoặc xếp hạng tín dụng kém do rủi ro của chúng thường khá cao. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ buộc phải từ bỏ tiềm năng thu lợi nhuận cao. Với chiến lược thanh tạ, họ có thể dễ dàng mua trái phiếu rủi ro cao này vì đã có các trái phiếu an toàn ở đầu bên kia thanh tạ hỗ trợ.

2. Giảm rủi ro

Khi được áp dụng vào đúng thời điểm, chiến lược này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro đáng kể. Bằng cách tạo sự cân bằng giữa các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao và thấp trên thị trường trái phiếu ngắn hạn, nhà đầu tư có thể thu nhỏ rủi ro tổng thể của mình.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng thành công chiến lược thanh tạ. Phương án này có hai khuyết điểm sau đây:

  1. Chịu ảnh hưởng bởi lãi suất

Các nhà đầu tư sử dụng chiến lược này sẽ chịu rủi ro cao hơn khi lãi suất xuống thấp. Trường hợp lãi suất thị trường đang tăng trong khi trái phiếu trả lãi suất thấp hơn ở thời điểm hiện tại với thời gian đáo hạn kéo dài sẽ nhanh chóng mất giá trong tương lai. Từ đó, có thể thấy được, việc chọn thời điểm thích hợp để áp dụng chiến lược sao cho không bị ảnh hưởng bởi lãi suất là điều khá quan trọng.

  1. Sự hạn chế trái phiếu trung hạn

Khi thực hiện chiến lược Barbell, các nhà đầu tư nên mua trái phiếu dài hạn và ngắn hạn và hoàn toàn bỏ qua trái phiếu trung hạn. Do đó, nếu áp dụng chiến lược này, nhà đầu tư phải bỏ qua các lợi ích hấp dẫn từ trái phiếu trung hạn như lợi suất cao hơn đáng kể so với trái phiếu ngắn hạn.

Nhà đầu tư mới bắt đầu mua trái phiếu theo mô hình Barbell cần chú ý những gì?

Như đã nói ở trên, chiến lược này phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm thực hiện. Vậy đâu là thời cơ thích hợp để ứng dụng phương án thanh tạ? Để xác định được khi nào nên mua trái phiếu gì, chúng ta sẽ dựa vào đường cong lợi suất.


Khi đường cong hướng lên, điều đó có nghĩa là trái phiếu dài hạn đang trả lãi cao hơn trái phiếu ngắn hạn. Ngược lại, khi đường cong lợi suất hướng xuống, còn được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược, biểu thị lợi suất của kỳ hạn ngắn đang cao hơn kỳ hạn dài.


Trong trường hợp đường cong lợi suất hướng lên nhưng lại khá bằng phẳng, thì lãi suất của trái phiếu ngắn hạn đang di chuyển cùng lúc với trái phiếu dài hạn và nó sẽ nhanh chóng vượt lên trên. Lúc này, các trái phiếu ngắn hạn sẽ giúp bạn sinh lời khá tốt.

Ngoài ra, các nhà đầu tư mới cũng nên “bỏ túi” thêm 3 mẹo sau đây:

Hãy đầu tư đa dạng trái phiếu.

Chúng có thể khác nhau về loại hình (trái phiếu chính phủ/doanh nghiệp), hoặc đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Bạn không nên mua quá nhiều trái phiếu của duy nhất 1 đơn vị phát hành, dù cho chúng có khác nhau về kỳ hạn đi chăng nữa.

Chú ý đến mức spread

Spread ở đây chính là số tiền chênh lệch mà bạn nhận được khi mua/bán trái phiếu. Mức spread càng thấp vì sẽ càng có lợi về mặt chi phí cho bạn.

Cẩn trọng trước trái phiếu nước ngoài

Những ai chưa có kinh nghiệm đầu tư vững chắc thì không nên thử sức với trái phiếu nước ngoài vì rủi ro của chúng rất khó kiểm soát.

Tóm lại, với thanh tạ trái phiếu, nhà đầu tư có thể thoải mái mua trái phiếu rủi ro cao, lợi nhuận lớn mà không phải chịu áp lực quá lớn vì đã có “khiên chắn” là các trái phiếu rủi ro thấp. Tuy nhiên, việc áp dụng có thành công hay không còn phụ thuộc vào việc chọn đúng thời điểm “vàng” để đầu tư. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong hành trình đầu tư sắp tới!