Tìm hiểu cách thức kiểm tra sức khỏe tài chính cho riêng bạn

Kiểm tra sức khỏe tài chính còn được gọi là financial health check là thuật ngữ biểu thị tình hình tài chính cá nhân của một cá thể. Thuật ngữ này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như tiền tiết kiệm, số tiền cho thể chi trả cho những chi phí cố định...

Kiểm tra sức khỏe tài chính có cần thiết hay không?

Cách thức kiểm tra sức khỏe tài chính cá nhân và sức khỏe tài chính doanh nghiệp

Kiểm tra sức khỏe tài chính để biết được khả năng tiền tệ hiện tại mà bạn đang nắm giữ. Tất nhiên, khoản tiền này không cố định, nó phụ thuộc vào cách thức chi tiêu hằng tháng, sự thay đổi về thời giá và mức thu nhập chênh lệch qua từng thời kỳ. Dưới đây là một số cách thức đơn giản giúp bạn xác định khả năng tài chính cá nhân.

Kiểm tra sức khỏe tài chính thông qua thu nhập hằng tháng

1.Kiểm tra sức khỏe tài chính được xác định bởi khả năng trang trải các chi tiêu dựa vào thu nhập hằng tháng

Kiểm tra sức khỏe tài chính bắt đầu bằng việc xác định được yếu tố trên. Nếu như thu nhập hằng tháng của bạn luôn luôn đạt được mức hoàn hảo, hoàn toàn có thể chi trả mọi chi phí cần thiết cho hằng tháng chứng tỏ tình hình tài chính của bạn đang rất khỏe mạnh. Ngược lại, nếu số tiền kiếm được hằng tháng không giúp bạn giải tỏa nỗi lo chi tiêu hằng tháng thì bạn cần điều chỉnh lại nhu cầu mua sắm thiết yếu của mình, lên kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn để cân bằng tài chính.

Tiết kiệm định kỳ để kiểm tra sức khỏe tài chính

2. Kiểm tra sức khỏe tài chính qua mức độ trích lập tiền tiết kiệm định kỳ

Việc bạn có thường xuyên trích lập tiền tiết kiệm định kỳ hay không sẽ giúp bạn xác định khả năng tài chính của mình. Khoản tiền tiết kiệm là khoản tiền trích ra sau khi đáp ứng đủ các chi tiêu trong sinh hoạt. Có thể hiểu rằng, sức khỏe tài chính của bạn sẽ ở mức ổn định nếu bạn đủ khả năng chăm chút cho quỹ tiết kiệm của riêng mình. Từ việc tiết kiệm, bạn cũng có thể nhìn nhận được khả năng giải quyết những rủi ro của cá nhân mình trong cuộc sống

Sức khỏe tài chính còn dựa vào mục tiêu định sẵn của bạn

3. Kiểm tra sức khỏe tài chính dựa vào các mục tiêu tài chính đã định sẵn để phấn đấu

Bạn có thường xuyên đặt ra mục tiêu tài chính cho cá nhân mình hay không? Câu hỏi này được đặt ra nhằm giúp bạn kiểm tra sức khỏe tài chính của bản thân. Sức mạnh tài chính càng mạnh, con người càng có những mục tiêu càng lớn cho chính mình. Ví dụ, nếu mức lương của bạn rơi vào khoảng trung bình, bạn sẽ tìm kiếm những món đồ phù hợp với mức lương ấy. Do đó, một khi bạn có thể chi trả cho những món hàng, dịch vụ cao cấp đồng nghĩa với việc khả năng tài chính của bạn đang dần được cải thiện.

Bạn cũng cần quan tâm đến sức khỏe tài chính doanh nghiệp

4. Kiểm tra sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp, yếu tố cần và đủ để thành công

Nhận biết được doanh nghiệp mình đang nắm giữ vị trí nào trong thị trường là một bước tất yếu để lập ra những chiến lược phù hợp. Để xác định tiềm lực tài chính, các doanh nghiệp cần kiểm soát tối ưu các khoản nợ và khả năng chi trả. Tránh được các rủi ro liên quan đến nợ chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang có nguồn tài chính vững vàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần theo dõi tình trạng hoạt động của cổ phiếu doanh nghiệp. Hãy đảm bảo rằng các khoản đầu tư đang trong trạng thái tăng trưởng.

Kiểm tra sức khỏe tài chính bằng cách trang bị kiến thức một cách vững vàng

Để kiểm tra sức khỏe tài chính chuẩn xác, điều cần thiết nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp chính là trang bị cho mình kiến thức tài chính vững vàng.

Đối với các cá nhân, kiến thức tài chính được thể hiện qua thói quen chi tiêu của bạn. Việc bạn bỏ ra một số tiền phù hợp với thu nhập phần nào phản ánh kiến thức tài chính của chính mình. Ngược lại, khi bạn luôn túng thiếu bởi những lần mua sắm quá đà thể hiện rằng bạn cần cân chỉnh lại cách thức chi tiêu của bản thân.

Đối với doanh nghiệp, sức khoẻ tài chính rất quan trọng. Do đó, các doanh nghiệp cần củng cố hơn nữa về kiến thức tài chính. Chủ doanh nghiệp nên quản lý tối đa nguồn chi tiêu trong nội bộ công ty từ chi phí chi tiêu cho sản xuất đến thành phẩm và quảng bá.

Tóm lại, kiểm tra sức khỏe tài chính là nền tảng để xây dựng mục tiêu tài chính vững chắc cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Chúng tôi mong bài viết này giúp bạn nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tài chính từ đó có các biện pháp quản lý nguồn lực tài chính kỹ lưỡng và hiệu quả hơn.