Lãi suất trái phiếu chính phủ lên xuống thấp thỏm những tháng cuối năm

Tình hình lãi suất trái phiếu chính phủ

Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng tại kỳ hạn 10, 15 năm. Sau phiên giảm mạnh tuần trước, tỷ lệ trúng thầu trái phiếu chính phủ đã tăng trở lại trong tuần này. Theo đó, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 5.407 tỷ đồng/8.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ gọi thầu. Lãi suất trúng thầu phân hóa nhưng đang chịu áp lực tăng lớn hơn.



Lãi suất trái phiếu tăng làm tỷ lệ huy động trái phiếu chính phủ khởi sắc

Nói riêng tình hình lãi suất trái phiếu chính phủ năm 2019, tính đến 30/12/2019, HNX đã tổ chức 11 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 11.258 tỷ đồng trái phiếu, giảm 56,9% so với tháng 11.Tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 12 đạt 66,6%. Khối lượng đặt thầu tháng 12 gấp 2,5 lần khối lượng gọi thầu. Về lãi suất, so với tháng 11, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 12 giảm trên tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,03-0,37%/năm. Trong đó lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 5 năm giảm mạnh nhất, ở mức giảm 0,37%/năm. Quay về thời điểm hiện tại những tháng cuối năm 2020, tình hình trái suất chính phủ như sau.

Lãi suất trái phiếu chính phủ đang khởi sắc
Lãi suất trái phiếu tăng một vài ngày

Lãi suất trái phiếu tăng một vài ngày trước khi có dấu hiệu chịu áp lực

Như đã đề cập ở đầu bài, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng tại kỳ hạn 10, 15 năm nhưng lại giảm tại kỳ hạn 30 năm. Kết quả phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành có tổng khối lượng gọi thầu 8.000 tỷ đồng tại các kỳ hạn 5, 10, 15 và 30 năm thực tế đã huy động được 5.407 tỷ đồng. Cụ thể phân bổ từng “thị phần” trái phiếu theo kỳ hạn như sau:

  • Trái phiếu kỳ hạn 5 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng, huy động được 90 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 1,22%/năm, bằng lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 21/10/2020).

  • Trái phiếu kỳ hạn 10 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng, huy động được 1.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 2,55%/năm, tăng 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 14/10/2020). Phiên thầu phụ kỳ hạn 10 năm huy động được thêm 201 tỷ đồng.

  • Đối với loại trái phiếu có kỳ hạn lãi suất trái phiếu thời hạn 15 năm gọi thầu 3.000 tỷ đồng, huy động được 3.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 2,78%/năm, tăng 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 28/10/2020). Phiên thầu phụ kỳ hạn 15 năm huy động được thêm 116 tỷ đồng.

  • Cuối cùng là kỳ hạn 30 năm gọi thầu 1.000 tỷ đồng, huy động được 1.000 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3.24%/năm, giảm 0.01%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 28/10/2020).


>> Có mấy loại trái phiếu? Phân loại trái phiếu hiện nay

Tình hình hiện tại của trái phiếu chính phủ

Lãi suất trái phiếu chính phủ phải chịu áp lực tăng sau vài ngày tổ chức đấu thầu và đạt 5.407 tỷ đồng

Nguyên nhân lãi suất trái phiếu chính phủ phải chịu áp lực xuất phát từ việc Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng bội chi ngân sách trung ương năm 2020, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải tăng huy động trong các tháng cuối năm, tạo thêm áp lực tăng cho cả hoạt động phát hành và tỷ lệ lãi suất. Theo số liệu của SSI Research thống kê, ngoài Kho bạc Nhà nước gọi thầu 8 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ ra thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng có phiên đấu thầu đầu tiên trong năm 2020 với tổng lượng gọi thầu 16 nghìn tỷ đồng, nhưng chỉ có 10 nghìn tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm được phát hành, trái phiếu 5 năm và 7 năm gọi thầu không thành công.


Nói riêng về lãi trái phiếu VDB trúng thầu cao hơn lãi suất của Kho bạc Nhà nước từ 53 - 57 bps, thấp hơn mức chênh lệch từ 64 - 84 bps thường thấy ở các phiên đấu thầu năm 2019 do tác động từ mặt bằng lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào của các ngân hàng thương mại giai đoạn hiện tại. Nhận định từ phía chuyên gia của SSI Research, hành động Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng bội chi ngân sách trung ương năm 2020 để đảm bảo dự toán chi đầu tư phát triển, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải tăng huy động vay bù đắp bội chi trong các tháng cuối năm. Điều này tạo thêm áp lực cho hoạt động phát hành và lãi suất trái phiếu chính phủ có thể tăng trong các tháng cuối năm.

Năng lực tài chính hiện tại của trái phiếu chính phủ

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vô cùng sôi nổi, bất chấp năng lực tài chính yếu

Thực chất, lãi suất trái phiếu đang lệch pha với năng lực tài chính doanh nghiệp. Theo dữ liệu từ FiinRating (Bộ phận xếp hạng tín nhiệm thuộc FiinGroup) về 71 công ty bất động sản phát hành trái phiếu trong 9 tháng của năm 2020 cho thấy chỉ tiêu Debt/EBITDA đã tăng lên 7,11 lần so với mức 4,68 lần thời điểm cuối năm 2019.


Nhìn tổng quát, tình hình tài chính của các doanh nghiệp phát hành đang có xu hướng xấu đi trong 9 tháng 2020 trong khi đòn bẩy tài chính tăng lên. Thống kê kết quả các đợt phát hành, FiinRating cho rằng đang có sự mất cân xứng giữa năng lực tín dụng của nhà phát hành và lãi suất trái phiếu trên thị trường. Vậy nên đây cũng là điều đáng lo ngại về mặt khả năng thanh toán nợ của các công ty phát hành trái phiếu.

>> Tìm hiểu thêm về đầu tư trái phiếu

Nhìn chung, tình hình lãi suất trái phiếu lên xuống là chuyện thường tình và không phải trái phiếu nào cũng rơi vào tình trạng rủi ro. Nếu bạn đang nắm giữ trái phiếu “xấu” thì đừng hoang mang, hãy tập trung xem xét và cân nhắc kĩ các yếu tố để cắt lỗ khi cần thiết. Hãy lập cho mình kế hoạch vững vàng từ chính kinh nghiệm của bản thân.

>> Bài viết liên quan đến trái phiếu